Nhằm xóa bỏ tận gốc mọi ảnh hưởng của nhà Mạc đối với đương thời cũng như hậu thế, các sử gia “vua Lê-chúa Trịnh” tuân theo ý đồ của những kẻ cầm quyền đã không ngần ngại xuyên tạc sự thật để bôi nhọ và hạ nhục cha con Mạc Đăng Dung đến thậm tệ.
Theo sử sách thì Mạc Đăng Dung (1483-1541)- Thái tổ nhà Mạc (1527-1592), vốn xuất thân từ một gia đình ngư dân nghèo ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay là xã Ngũ Đoan, Kiến Thụy, Hải Phòng). Về dòng dõi huyết thống, theo Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn thì Mạc Đăng Dung là hậu duệ đời thứ 7 của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1280-1350) ở Lũng Động, Hải Dương, đến đời tổ phụ là Mạc Đăng Bình lại từ Thanh Hà chuyển cư xuống Cổ Trai. Do hoàn cảnh bẩn bách, nên vừa lớn lên, Đăng Dung đã phải dở dang nghiệp thi thư để lo kế sinh nhai bằng nghề đánh cá và chèo đò thuê. Nhưng sức khỏe và chí lớn hơn người đã giúp ông về sau làm nên nghiệp đế vương. Từ một chàng trai nổi tiếng khắp vùng về môn đánh vật giật giải, ông đã thi đỗ Đệ nhất Đô lực sĩ (Trạng nguyên võ) dưới triều vua Lê Uy Mục (1505-1509) và được sung vào đội quân túc vệ, giữ việc cầm tán đi theo xe vua.
Ít lâu sau, Mạc Đăng Dung được đặc cách thăng bổ Đô chỉ huy sứ Vệ Thiên Vũ là chức quan đứng đầu quân Cấm Vệ. Năm Hồng Thuận thứ 3 (1511), ông được tấn phong tươcs Vũ Xuyên Bá và đến năm Quang Thiệu nguyên niên (1516) triều Lê Chiêu Tông, ông được cử làm Trấn thủ Sơn Nam và gia phong chức Phó tướng Tả đô đốc. Niên hiệu Quang Thiệu thứ 3 (1518), Mạc Đăng Dung được thăng chức Vũ Xuyên hầu và chuyển ra trấn thủ Hải Dương. Tiếp theo quan năm sau (1519) do có công lớn dẹp yên bọn phản loạn Lê Do và dụ hàng được phe đảng chống lại triều đình là bọn Nguyễn Kính, Hoàng Duy Nhạc… lấy được Kinh đô nên Mạc Đăng Dung được thăng thưởng tước phong Minh quận công. Và đầu năm Quang Thiệu thứ 5 (1520), theo đề nghị của Thượng thư bộ Lễ Phạm Gia Mô (1476-?) và nhiều trọng thần khác, Lê Chiêu Tông đã ưng thuận giao chức Tiết chế các doanh Thủy lục quân 13 đạo (tức Tổng tư lệnh quân đội) cho Mạc Đăng Dung.
Liền năm sau (1521), ông được thăng Thái phó, tước Nhân quốc công. Sang thời vua Lê Cung Hoàng (1522-1527), vào năm Thống Nguyên thứ 3 (1524), ông được thăng tước Bình chương quân quốc trọng sự Thái phó Nhân quốc công. Đầu năm Thống Nguyên thứ 6 (1527), bằng sự ân sủng đăch biệt, vua Cung Hoàng đã thăng cho Mạc Đăng Dung tước Thái sư An Hưng Vương, gia Cửu tích- mặc dù lúc này ông đã lui về quê Cổ Trai nhằm tránh tai tiếng quyền hành. Vậy là từ một người lính túc vệ vác tán theo hầu xe vua, sau hơn 20 năm tham chiến và tham chính giữa thời tao loạn, Mạc Đăng Dung đã lên tới đỉnh điểm của danh vọng.
Tuy nhiên, bước vào giai đoạn lịch sử này, cục diện tình hình đất nước đang lâm vào bối cảnh khủng hoảng chính trị vốn đã kéo dài hàng chục năm lại càng bi đát hơn. Nhà Lê-do Lê Lợi khai sáng, qua thời thịnh trị dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) thì tiếp đến các đời vua sau ngày một trượt dài vào con đường suy vi không sao cưỡng nổi. Hết “Vua lợn” (Lê Uy Mục) đến “Vua quỷ” (Lê Tương Dực) chỉ biết ăn chơi trác táng đã đấy muôn dân bách tính vào cảnh lầm than khốn cùng thì sang thời Lê Chiêu Tông (1516-1522) tình hình đất nước càng rối loạn hơn do sự xâu xé quyền lực giữa các phe phái quý tộc gây nên.
Lê Chiêu Tông bị phế truất, Lê Cung Hoàng mới 15 tuổi lên thay chẳng khác gì “sào gậy chống bè lim” lại càng không thể xoay chuyển được tình thế. Trước bối cảnh đó, lịch sử không còn sự lựa chọn nào khác là phó thác quyền trị vì đất nước vào tay Mạc Đăng Dung để khởi dựng lên triều đại mới- nhà Mạc- vào đúng ngày 15 tháng 6 năm Đinh Hợi (1527) mà như Lê Quý Đôn đã viết trong Đại Việt thông sử rằng: “Lúc này thần dân phần nhiều xu hướng về Mạc Đăng Dung ..”
Tiếng rằng tiếp nhận ngôi báu từ nhà Lê chuyển sang nhưng thực chất là tiếp nhận một cơ đồ trống không và vì thế Mạc Thái tổ Đăng Dung đã phải gây dựng lại tất cả. Nhưng nhờ biết tập hợp xung quanh mình nhiều người tài trí, lại được đồng thuận nhân tâm của thần dân nên chỉ vài năm sau đó, nhà Mạc dần dần từng bước đưa đất nước vào thế ổn định vững vàng. Trên đà khởi sắc đó, tháng 3 năm Minh Đức thứ 3 (1529), vương triều Mạc non trẻ đã mở khoa thi Hội đầu tiên và lấy đỗ 27 tiến sĩ (kể từ đó, đều đặn 3 năm một khoa, nhà Mạc đã tổ chức được 22 khoa thi lấy đỗ 499 tiến sĩ và 13 Trạng nguyên-số lượng khoa thì và số nhân tài được đào tạo này có thể so sánh tương đương với thời Lê Thánh Tông).
Tiếng rằng tiếp nhận ngôi báu từ nhà Lê chuyển sang nhưng thực chất là tiếp nhận một cơ đồ trống không và vì thế Mạc Thái tổ Đăng Dung đã phải gây dựng lại tất cả. Nhưng nhờ biết tập hợp xung quanh mình nhiều người tài trí, lại được đồng thuận nhân tâm của thần dân nên chỉ vài năm sau đó, nhà Mạc dần dần từng bước đưa đất nước vào thế ổn định vững vàng. Trên đà khởi sắc đó, tháng 3 năm Minh Đức thứ 3 (1529), vương triều Mạc non trẻ đã mở khoa thi Hội đầu tiên và lấy đỗ 27 tiến sĩ (kể từ đó, đều đặn 3 năm một khoa, nhà Mạc đã tổ chức được 22 khoa thi lấy đỗ 499 tiến sĩ và 13 Trạng nguyên-số lượng khoa thì và số nhân tài được đào tạo này có thể so sánh tương đương với thời Lê Thánh Tông).
Cũng cuối năm đó, xét thấy công việc triều chính đã vận hành nhịp nhàng, quy củ đúng theo sở nguyện nên Mạc Đăng Dung quyết định truyền ngôi cho con trưởng là Mạc Đăng Doanh rồi lui về Cổ Trai với chức trách Thái Thượng Hoàng. Ở cương vị Thái Thượng Hoàng, suốt mười năm trời, Mạc Đăng Dung làm cố vấn cho con điều hành công việc triều chính và đã đưa đất nước vào thời thịnh trị với những thành tựu phát triển rực rỡ trên nhiều lĩnh vực kinh tế, tư tưởng, văn hóa… Chính sử thần Lê-Trịnh là Lê Quý Đôn tuy vẫn gọi Mạc Đăng Dung và các vua Mạc kế tiếp là “nghịch thần” nhưng cũng phải thừa nhận trong Đại Việt thông sử rằng: “Đăng Doanh thấy trong nước còn nhiều trộm cướp, bèn ra lệnh cấm nhân dân các xứ không được mang gươm giáo, dao nhọn và các đồ binh khí đi ngoài đường. Từ đấy, những người đi buôn bán chỉ đi tay không, không phải đem khí giới tự vệ, trong khoảng mấy năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật chăn nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm thôi.
Mấy năm liên tiếp được mùa, nhân dân bốn trấn đều được yên ổn” (Sđd, NXB KHXH-Hà Nội, 1978-Tập I, trang 276). Có thể nói từ cơ đồ hoang tàn do những “vua lợn”, “vua quỷ” để lại mà đã nhanh chóng khôi phục và lập được nền an ninh trên toàn cõi như thế thì thử hỏi đã có triều đại kim cổ nào làm được như nhà Mạc dưới thời cha con Mạc Đăng Dung? Một học giả người Mỹ là John Whit More- tác giả cuốn “The Birth of Viet Nam” (sự hình thành của Việt Nam) rất nổi tiếng, đã nêu một luận điểm mà ngay giáo sư sử học Trần Quốc Vượng cũng cho là thú vị rằng: Cái gì cải cách Hồ Quý Ly thất bại thì Mạc Đăng Dung và con cháu đã làm được. Nhưng rồi phải chăng vì quá lo nghĩ đến việc nước, việc dân mà một người có sức khỏe phi thường- từng sử dụng một thanh long đao dài 2,5m, nặng hơn 25,5kg (hiện còn lưu giữ tại từ đường họ Phạm gốc Mạc ở thôn Ngọc Tỉnh, Xuân Hùng, Xuân Thủy, Nam Định) như Mạc Đăng Dung lại sớm băng hà khi chưa đầy 60 tuổi. Ấy là ngày 22 thánh 8 năm Quảng Hòa thứ nhất đời vua Mạc Phúc Hải (1541).
Tương truyền, khi lâm bệnh, vua cháu là Phúc Hải từ Thăng Long về thăm, biết khó qua khỏi nên Mạc Đăng Dung đã căn dặn mọi việc và dục cháu nhanh chóng hồi kinh “để trấn an nhân tâm và coi xã tắc là trọng”. Vốn sinh thời rất ghét những chuyện mê tín dị đoan, nên trong di chúc ông nhắc nhở: không làm chay đàn cúng Phật. Sau khi Mạc Đăng Dung qua đời, nhà Mạc với 3 đời vua kế tiếp còn làm chủ đất nước được hơn nửa thế kỷ thì mới bị thất thế vào năm 1592 và sau đó tại vùng non nước Cao Bằng còn tồn tại kéo dài thêm 4 đời vua nữa, cho đến năm 1677, tính ra vừa tròn 150 năm mới mất hẳn.
Nhà Mạc mất bởi ngọn cờ “Phù Lê diệt Mạc” do Nguyễn Kim (1467-1545) khởi dựng trên đất Lào (Sầm Châu) từ năm 1530. Sau khi Nguyễn Kim bị một tướng nhà Mạc giết chết thì người kế thừa là Trịnh Kiểm (?-1570) vốn là con rể của Nguyễn Kim mới tạo được cục diện Nam-Bắc triều chống đối quyết liệt với nhà Mạc để giành quyền bính về tay họ Trịnh. Nhưng cục diện phân tranh này kéo dài cho đến đời con Trịnh Kiểm là Trịnh Tùng (?- 1623) thì họ Trịnh mới thắng thế. Bước ngoặt lịch sử “đoạt bá đồ vương” này không chỉ đẩy thân tộc họ Mạc vào thảm tru di khốc liệt kéo dài mà công tích và sự nghiệp suốt 65 năm tồn tại của vương triều Mạc cũng bị phủ nhận sạch trơn trước chính sách thù hận của tập đoàn Lê-Trịnh.
Nhà Mạc mất bởi ngọn cờ “Phù Lê diệt Mạc” do Nguyễn Kim (1467-1545) khởi dựng trên đất Lào (Sầm Châu) từ năm 1530. Sau khi Nguyễn Kim bị một tướng nhà Mạc giết chết thì người kế thừa là Trịnh Kiểm (?-1570) vốn là con rể của Nguyễn Kim mới tạo được cục diện Nam-Bắc triều chống đối quyết liệt với nhà Mạc để giành quyền bính về tay họ Trịnh. Nhưng cục diện phân tranh này kéo dài cho đến đời con Trịnh Kiểm là Trịnh Tùng (?- 1623) thì họ Trịnh mới thắng thế. Bước ngoặt lịch sử “đoạt bá đồ vương” này không chỉ đẩy thân tộc họ Mạc vào thảm tru di khốc liệt kéo dài mà công tích và sự nghiệp suốt 65 năm tồn tại của vương triều Mạc cũng bị phủ nhận sạch trơn trước chính sách thù hận của tập đoàn Lê-Trịnh.
Nhằm xóa bỏ tận gốc mọi ảnh hưởng của nhà Mạc đối với đương thời cũng như hậu thế, các sử gia “vua Lê-chúa Trịnh” tuân theo ý đồ của những kẻ cầm quyền đã không ngần ngại xuyên tạc sự thật để bôi nhọ và hạ nhục cha con Mạc Đăng Dung đến thậm tệ.
Ngoài tội “thoán nghịch”, Đại Viết Sử ký toàn thư do Phạm Công Trứ (1600-1675) chủ biên phần kỷ nhà Lê còn gán cho cha con Mạc Đăng Dung thêm cái tội tày đình là “dâng đất đầu hàng nhà Minh” Sự thật thì thế nào? Do khuôn khổ bài viết không cho phép dẫn giải cặn kẽ, nên ở đây, trong việc nhà Mạc bị coi là ngụy triều, chỉ xin được trích dẫn ý kiến của giáo sư Trần Quốc Vượng tại cuộc hội thảo khoa học về vương triều Mạc ngày 18/7/1994 ở Hải Phòng rằng: “Không nên chỉ nhìn nhận và đánh giá công nghiệp nà Mạc qua những gì sử thần nhà Lê viết. Triều đình Lê-Trịnh đối nghịch với nhà Mạc từ đầu đến cuối thế kỷ XVI và còn tiếp tục đối nghịch với triều Mạc thu nhỏ ở Cao Bằng ba đời nữa cho đến hết nửa đầu thế kỷ XVII; do vậy sử thần Lê-Trịnh bôi xấu triều Mạc là chuyện tất nhiên, “yêu nên tốt, ghét nên xấu” là chuyện thường tình. Mạc Đăng Dung lấy ngôi nhà Lê không phải từ tay một vua Lê anh hùng như Lê Lợi, một vua Lê có học vấn và tài năng như Lê Thánh tông, mà là những vua lợn, vua quỷ. Sự thay thế dó là hợp lẽ Đời và Đạo”.
Còn việc “dâng đất đầu hàng nhà Minh”? Vấn đề này, sách Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn (1802-1945) và Phương Đình dư địa chí của Nguyễn Văn Siêu (1799-1872) đều khẳng định rằng nhà Mạc trả đất chứ không phải là dâng đất. Nhưng thế nào gọi là trả đất? Trong bài “Mạc Đăng Dung có dâng đất cho nhà Minh hay không?” của tác giả Huệ Thiên đăng trên Bán nguyệt san Kiến thức ngày nay- số ra ngày 15/10/1991 đã lý giải hết sức cụ thể về việc này vốn có căn nguyen từ thời Lý ở thế kỷ XI. Gần đây hơn, trên tạp chí Cửa biển (Hải Phòng) số 75/2004, trong bài “Sách lược ngoại giaos của nhà Mạc” của tác giả Ngô Đăng Lợi đã trích dẫn sách Khâm Châu chí của Trung Quốc rằng: “Bảy động Chiêm Lăng, Thi La, Tư Lặc, Liêu Cát, Cổ Lâm, Tư Sẫm, La Phù (tức là những xứ đất dọc biên giới Việt –Trung mà nhà Minh đòi nhà Mạc phải trả lại-NPT) nguyên là đất quận Thi La, Chiêm Lãng, Như Tích đời Tuyên Đức nhà Minh, bọn Hoàng Kim Quảng, trưởng động Tư Lẫm làm phản chiếm cứ Tư Lẫm, La Phù, Cổ Sâm, Liêu Cát, nhân đó uy hiếp cả động Tư Lặc cùng tuần ty kênh Phật Đào gồm 9 thôn, đăng dài hơn 200 dặm phụ về nước An Nam…”
Còn như sự kiện Mạc Đăng Dung cùng vua cháu là Phúc Hải tự trói mình và buộc dây thừng vào cổ rồi đi chân không đến bò rạp trước Mạc Phủ quân Minh ở Nam Quan để dang biểu đầu hàng vào tháng 11 năm Canh Tý (1540) như sử nhà lê chép và về sau là Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim thêu dệt thêm nhiều chi tiết thì lại càng khó tin.
Một con người dũng lược như Mạc Đăng Dung, lại có những bề tôi trung thành nổi tiếng hiền tài như các Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Ngô Miễn Thiệu… chẳng lẽ lại chịu nhục đến thế sao? Việc này theo sách Thù vực chu tư lục của Nghiêm Tòng Giản đời Minh mà tác giả Ngô Đăng Lợi trong bài viết đã nêu trên có dẫn lại là: Mạc Đăng Dung cùng đoàn tùy tùng chỉ không mặc phẩm phục, cổ buộc dây lụa tượng trưng cho sự đầu hàng, đến lạy và cúi đầu trước long đình che lọng vàng-tượng trưng cho Hoàng đế nhà Minh. Phải hiểu được cái thế của nhà Mạc trong bối cảnh “thù trong giặc ngoài” o ép lúc bấy giờ mới thấy rằng “khổ nhục kế” buộc vương triều Mạc phải chấp nhận như nêu trên là không có sự lựa chọn nào hơn nhằm tránh cho đất nước một cuộc chiến tranh xâm lược khi mà nhà Minh đã đưa đại quân áp sát biên giới. Mặc dù vậy nhà Mạc vẫn không ngừng cảnh giác và chủ động đối phó ngay từ thời kỳ đầu lập quốc.
Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn cũng đã viết: “Năm Giáp Ngọ niên hiệu Nguyên Hòa thứ 2 (1534) vua Minh sai Hàm Ninh hầu Cửu Loan và Binh bộ thượng thư Mao Bá Ôn dẫn quân đến biên giới nước ta, tuyên bố là sang đánh họ Mạc. Đăng Doanh lo sợ, liền tu sửa trại sách, luyện tập thủy quân; trưng cầu hết thảy các cựu thần lão tướng để cùng bàn việc nước…” (Sđd-Tập I, trang 277). Sách Thù vực chu tư lục của Nghiêm Tòng Giản còn cho biết rõ thêm: Triều đình nhà Minh bàn luận khá căng thẳng về việc có nên đánh nhà Mạc hay không. Khi bọn Mao Bá Ôn đến Nam Ninh thì hay tin quân dân nhà Mạc đã ráo riết chuẩn bị đề kháng quyết liệt (nguyên văn: giao nhân đại cảnh bị), lấy thuốc độc, bả đậu bỏ vào suối nước, đào hố, cắm chông cản vó ngựa, lại phao tin sẽ theo đường biển tấn công vào Quảng Đông…(Ngô Đăng Lợi- Bđd). Như vậy là nhà Mạc chỉ cầu hòa với nhà Minh chứ không đầu hàng- đúng như nhận định của giáo sư Trần Quốc Vượng là “thần phục giả, độc lập thực”.
Thay lời kết: Trong bài “Một chút cơ duyên với họ Mạc” (Hợp biên thế phả họ Mạc-NXB Văn hóa dân tộc, 2001) giáo sư Trần Quốc Vượng đã nêu một nhận xét rất đáng suy ngẫm trong việc nhìn nhận, đánh giá nhà Mạc: “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm(đỗ Trạng đầu thời Mạc 1533, thời cuối Lê không chịu đi thi) cũng như người bạn vong niên thân thiết của ông Trạng nguyên Giáp Hải-với bài thơ “Vịnh bèo” nổi tiếng của ông đối đáp với tướng Mao Bá Ôn nhà Minh-là hai vị Trạng nguyên sáng giá nhất của triều Mạc và của mọi thời đại Việt Nam. Không lẽ một ngụy triều tồi tệ lại sản sinh ra những hiền tài-nguyên khí quốc gia? Không lẽ thời Mạc “tồi tệ” ấy lại để lại cho đến nay những cái đình (Tây Đằng, Thụy Phiêu, Thanh Lũng, Thổ Hà, Tường Phiêu, Đinh Là…), các chùa quán (Hội Linh, Bối Khê, Trăm Gian…) với các điêu khắc gỗ tinh tế đầy bản sắc dân tộc-dân gian, các tượng chân dung hiện thực vào loại đầu tiên của nền mĩ thuật dân gian, không lẽ dưới một vương triều, đế triều “bán đất”, “đầu hàng” mà lại phát triển công thương dường ấy?..”
Thiết nghĩ, tên tuổi và hành trạng của Mạc Thái tổ Đăng Dung không thể tách rời những thành tựu mà nhà Mạc đã đạt được xuyên suốt 65 năm tồn tại trong lịch sử đất nước.
Theo THÔNG TIN KHCN NGHỆ AN
Thay lời kết: Trong bài “Một chút cơ duyên với họ Mạc” (Hợp biên thế phả họ Mạc-NXB Văn hóa dân tộc, 2001) giáo sư Trần Quốc Vượng đã nêu một nhận xét rất đáng suy ngẫm trong việc nhìn nhận, đánh giá nhà Mạc: “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm(đỗ Trạng đầu thời Mạc 1533, thời cuối Lê không chịu đi thi) cũng như người bạn vong niên thân thiết của ông Trạng nguyên Giáp Hải-với bài thơ “Vịnh bèo” nổi tiếng của ông đối đáp với tướng Mao Bá Ôn nhà Minh-là hai vị Trạng nguyên sáng giá nhất của triều Mạc và của mọi thời đại Việt Nam. Không lẽ một ngụy triều tồi tệ lại sản sinh ra những hiền tài-nguyên khí quốc gia? Không lẽ thời Mạc “tồi tệ” ấy lại để lại cho đến nay những cái đình (Tây Đằng, Thụy Phiêu, Thanh Lũng, Thổ Hà, Tường Phiêu, Đinh Là…), các chùa quán (Hội Linh, Bối Khê, Trăm Gian…) với các điêu khắc gỗ tinh tế đầy bản sắc dân tộc-dân gian, các tượng chân dung hiện thực vào loại đầu tiên của nền mĩ thuật dân gian, không lẽ dưới một vương triều, đế triều “bán đất”, “đầu hàng” mà lại phát triển công thương dường ấy?..”
Thiết nghĩ, tên tuổi và hành trạng của Mạc Thái tổ Đăng Dung không thể tách rời những thành tựu mà nhà Mạc đã đạt được xuyên suốt 65 năm tồn tại trong lịch sử đất nước.
Theo THÔNG TIN KHCN NGHỆ AN
Mạc Đăng Dung có dâng đất cho nhà Minh hay không?
Xưa nay sử chép rằng Thái Tổ nhà Mạc là Mạc Đăng Dung đã cắt đất Đại Việt dâng cho nhà Minh để bảo vệ ngôi báu, lưu lại tiếng xấu muôn đời. Sự thật có phải hoàn toàn đúng như thế không và nếu không thì điều ngoa truyền này bắt đầu từ đâu và với ai?
Chúng tôi cho rằng nó bắt đầu với Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) bản khắc in năm Chính Hoàn thứ 18 (1697) đời Lê Hi Tông với Phạm Công Trứ (1600-1675) là người chủ biên Kỷ nhà Lê, trong đó nhà Mạc được ghi chép như là một kỷ phụ.
Đại Việt sử ký toàn thư (chúng tôi sử dụng bản dịch của Cao Huy Du, do Đào Duy Anh hiệu đính, chú giải và khảo chứng. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tập 1 (in lần thứ nhất) 1967 và tập IV (in thứ hai) 1973, là một bộ sử mà nội dung là kết quả sưu tầm, chỉnh lý và biên soạn gián tiếp hoặc trực tiếp của nhiều người qua nhiều giai đoạn khác nhau. Cái nền tảng ban đầu của nó là Sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên (-?-?) soạn xong năm 1479 cũng đã có phần đóng góp gián tiếp của Lê Văn Hưu (1230-1322) tác giả Đại Việt sử ký và Pham Phu Tiên (?-?) tác giả của sử ký tục biên (1455) rồi. Ngô Sĩ Liên chỉ ghi chép từ đời Hồng Bàng cho đến đời Thái tổ Cao hoàng Đế nhà Lê, tức Lê Lợi (1428-1433) mà thôi. Đến năm Cảnh Trị thứ 3 (1665) đời Lê Huyền Tông, Trịnh Tạc (-?-1682) mới sai Phạm Công Trứ tổ chức chỉnh lý công trình của Ngô Sỹ Liên và viết tiếp phần bản kỷ của nó. Sau khi chỉnh lý, Sử ký toàn thư trở thành toàn bộ phần ngoại kỷ gồm 5 quyển và phần bản kỷ từ quyển 1 đến quyển 10 của Đại Việt sử ký toàn thư. Riêng quyển 10 lại có cả phần đóng góp gián tiếp của Vũ Quỳnh (1450-1497- Tác giả của Đại Việt thông giám (1511) nữa. Phạm Công Trứ và các cộng sự biên soạn của ông đã viết thêm cho Đại Việt sử ký toàn thư phần bản kỷ thực lục từ quyển 11 đến quyển 15 chép từ đời Lê Thái Tông (1433-1458) đến hết đời Lê Thiền Tông (1619-1643) sau đó làm Thái thượng hoàng (1649-1662). Công trình của nhóm Phạm Công Trứ mười phần mới cho khắc in được năm, sáu phần và hãy còn lưu giữ ở bí các. Đến năm Chính Hoà thứ 18 (1697) đời Lê Hi Tông, Trịnh Căn (1633-1709) lại sai Lê Hi (1646-1702) tổ chức hiệu đính công trình của nhóm Phạm Công Trứ và chép thêm phần bản kỷ tục biên từ đời Lê Huyền Tông (1662-1671) đến hết đời Lê Gia Tông (1671-1675) để đưa khắc ván in mà “ban bố cho thiên hạ”. Phần chép thêm của Đại Việt sử ký toàn thư gồm 24 quyển. Đây chính là bộ Đại Việt toàn thư mà chúng ta đang sử dụng hiện nay.
Xét theo quá trình biên soạn như đã trình bày sơ lược ở trên, chúng ta có thể thấy rằng, những người đã ghi chép những phần của ĐVSKTT từ đầu cho đến hết thế kỷ XV đương nhiên là những người thực sự vô can đối với việc “dâng đất” của Mạc Đăng Dung là việc xảy ra ở thế kỷ XVI. Chỉ có những người biên soạn hoặc chỉnh lý phần cuối của bản kỷ thực lục (quyển 15) và phần đầu của bản kỷ tục biện (quyển 16) mới là những người thực sự có liên quan đến việc ghi chép về hành trang của Mạc Đăng Dung từ khi ông xuất hiện trong chốn quan trường năm 1508 với chức Đô chỉ huy sứ cho đến năm 541 là năm ông qua đời trong cương vị Thái thượng hoàng. Đó chính là những người đã biên soạn hoặc chỉnh lý phần bản kỷ thực lục từ quyển 11 đến quyển 15 và phần bản kỷ tục biên từ quyển 16 đến quyển 19-tức biên soạn năm 1665 do Phạm Công Trứ đứng đầu và gồm các cộng sự: Dương Hạo, Hồ Sỹ Dương, Nguyễn Quốc Khôi, Đặng Công Chất, Nguyễn Công Bích, Bùi Đình Viên. Tiếp sau, ban biên soạn năm 1697 do Lê Hi đứng đầu gồm có Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Công Đồng, Vũ Thành, Hà Tông Mục, Nguyễn Diễn, Nguyễn Trí Trung, Nguyễn Đương Bạo…không những làm thêm quyển 19, mà theo chỉ dụ của Trịnh Căn còn có nhiệm vụ sửa chữa cả những phần do nhóm biên soạn Phạm Công Trứ đã làm trước đó. Dù họ có thể đã không sửa chữa hoặc sửa chữa rất ít trong phần này nhưng cũng đã có danh nghĩa đó. Bởi vậy, chúng tôi thấy không thể không nhắc đến họ. Trong thực tế thì có lẽ Ban biên soạn năm 1665 mới là những người đã hạ bút chính thức ghi chép về việc “dâng đất” cũng như mọi chi tiết khác trong hành trang của Mạc Đăng Dung và trong công việc này người chịu trách nhiệm chính đương nhiên là Phạm Công Trứ-bấy giờ là tham tụng kiêm thượng thư bộ Lại kiêm Đại học sĩ Đông các.
Bằng quan điểm chính thống đến mức cực đoan, Phạm Công Trứ không những đã kiệt liệt lên án hành động “tiếm ngôi” của Mạc Đăng Dung mà còn không ngần ngại dùng cả thủ đoạn xuyên tạc sự thật để bôi nhọ nhân vật đã sáng lâp ra nhà Mạc nữa. Chứng cứ về sự xuyên tạc đó là đã hai lần ĐVSKTT chép việc Mạc Đăng Dung dâng đất cho nhà Minh.
Lần đầu tiên bộ sử này ghi: “Năm Mậu Tí (1528) Mạc tiếm hiệu Minh Đức thứ 2 (…) Đăng Dung sai người sang Yên Kinh báo với nhà Minh rằng là họ Mạc tạm trông coi việc nước, cai trị dân chúng. Nhà Minh không tin (…) Đăng Dung sợ nhà Minh đem quân sang hỏi tội, bèn lập mưu cắt đất dâng nhân dân hai châu Quy, Thuận và hai hình người bằng vàng bạc cũng là châu báu của lạ, vật lạ, nhà Minh thu nhận. Từ đấy Nam Bắc lại thông sứ đi lại” (ĐVSKTT, Tập IV –trang 121- 122).
Việc ghi chép này hoàn toàn sai sự thật. Quy, Thuận chính là Châu Quy Hoá và Châu Thuận An. Hai châu này thuộc về Trung Hoa vào thời nhà Tống từ những năm 60 của thế kỷ XI. Vấn đề này có thể lược thuật như sau: Quy Hoá và Thuận An là hai châu nằm trong vùng cư trú của các bộ lạc mà bên Trung Hoa gọi là Nàng, còn bên Đại Việt ta gọi là Thổ (ngày nay gọi là Tày) sát ngay ở biên giới của hai nước. Trong một thời kỳ dài, vùng này đã được nhà Tống lẫn nhà Lý coi là đất phên dậu chứ không chính thức sát nhập hẳn vào lãnh thổ của bên nào. Dân các bộ lạc này thường oán ghét các quan lại miền xuôi của cả nhà Tống cũng như nhà Lý vì thường tìm đến các nơi cư trú của họ để sách nhiễu phú cống. Còn các thủ lĩnh của cư dân vùng này khi thì thần phục Tống, lúc lại quy thuận nhà Lý, tuỳ theo áp lực và thế lực từng lúc của mỗi bên. Như vậy là tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể trong từng thời kỳ mà thủ lĩnh của các bộ lạc vùng này có thể là phiên thần nà Tống hoặc nhà Lý mà không có sự dứt khoát nhất định. Cụ thể hơn, Nùng Tôn Đán là tù trưởng của động Lôi Hoả vẫn được nhà Lý xem là phiên thần nối dõi của Nùng Trí Cao sau khi Nùng Trí Cao phát binh đánh Tống bị thất bại và chết ở Đại Lý. Năm 1057, Nùng Tôn Đán lại muốn phát binh đánh Tống nhưng quan nhà Tống là Tiêu Cố biết trước được chuyện này nên đã dụ Tôn Đán quy hàng. Sau khi Đán quy phục, được vua Tống cho chức Trung Vũ tướng quân và cho trông coi châu Ôn Nhuận của Tống. Năm 1062, Đán và con trai lại đem các động của mình là Lôi Hoả và Kế Thành-vốn bấy giờ đang là đất phên dậu của Đại Việt đem dâng nhà Tống liền được Tống cho nhập vào Châu Thuận An và giao cho Đán trông coi luôn cả. Nhưng Đán nguyên là phiên thần nhà Lý, bấy giờ lại cai quản vùng đất vốn một phần là đất phên dậu cũ của Đại Việt nên y rất không yên tâm. Do đó, năm 1064, theo lời dụ dỗ của viên quan Tống là Lục Sẵn, Tôn Đán chính thức xin cho châu Thuận An thuộc hẳn vào nội địa Trung Hoa và đã được lĩnh chức Hữu Thiên ngự vệ tướng quân. Sau đó không bao lâu, theo gương Tôn Đán và cũng theo kế dụ dỗ của Lục Sẵn, Nùng Trí Hội cũng đã quy phục nhà Tống với việc đem nộp vùng đất Vật Dương cho Tống vốn là đất phên dậu của nhà Lý mà Hội được cất cử làm phiên thần trông giữ. Sau khi có được vùng đất này, nhà Tống liền cải nhập vào Châu Quy Hoá là một châu đã có sẵn trị sở tại địa bàn của huyện Nghị Dương tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) ngày nay. Sau hành động nêu trên của Nùng Tôn Đán và Nùng Trí Hội, suốt gần 20 năm từ 1082 đến 1102 triều Lý đã năm lần cử sứ giả sang Tống để đòi lại những phần đất phên dậu cũ mà Đán và Hội tự động nộp cho Tống nhưng đã không kết quả. Như vậy, việc xảy ra đã hơn 450 trước khi Mạc Đăng Dung lên ngôi (1527) nên rõ ràng là ông hoàn toàn vô can đối với sự thể các vùng đất Lôi Hoả, Kế Thành và Vật Dương đã mất về tay nhà Tống.
Lần thứ hai mà ĐVSKTT ghi chép về việc “dâng đất” của Mạc Đăng Dung là như sau: “Canh Tí (1540) Mạc Đại Chính năm thứ 11 (…) mùa đông, tháng 11, Mạc Đăng Dung (…) dâng tờ biểu xin hàng, biên hết đất đai, quân dân quan chức trong nước để xin xử phân, nộp các động Tê Phù, Lim Lạc, Cổ Sâm, Liêu Cát, An Lương, La Phù của Châu Vĩnh An trấn Yên Quảng xin cho nội thuộc, lệ vào Khâm Châu…”( ĐVSKTT, tập IV, trang 131-132). Đây là tư liệu chính mà các sách lịch sử về sau của ta luôn nhắc đến để kết tội Mạc Đăng Dung. Trước hết cần nói rõ là số lượng và tên gọi các động ghi trong các sách có chỗ đại đồng tiểu dị. Chẳng hạn Lê Thành Khôi thì căn cứ vào ĐVSKTT mà chép là 6 động, nhưng lại ghi Cổ Sâm thành Cổ Xung (Le Viet Nam Histore etcin lisation, Leseditions deminuít, Paris, 1955, P.263); Trần Trọng Kim chỉ chép 5 động-không có An Lương (Việt Nam), Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Phan Quang và Nguyễn Cảnh Minh thì ghi 5 động là: Tư Lẫm, Kim Lạc, Cổ Sâm, Liêu Cát và La Phù (sđd-92, tập 1, Hà Nội, 1971, trang 75). Thực ra, sự việc chỉ liên quan đến 4 động là Tư Lẫm, Cổ Sâm, Liễu Cát, La Phù và có chăng thì chỉ việc Mạc Đăng Dung trả đất chứ không hề có việc Mạc Đăng Dung dâng đất của Đại Việt cho nhà Minh.
Sự thực bốn động nêu trên đều thuộc trấn Như Tích vốn là đất Trung Hoa ít nhất từ đời Tống. Trấn này nằm cách Khâm Châu (Quảng Đông) 160 dặm về phía Tây và cách Châu Vĩnh An của Đại Việt 20 dặm. Đây là một vùng núi cao, địa thế hiểm trở. Đầu đời Tống các động này dã đặt các chức động trưởng để trông coi và sang đời Minh, niên hiệu Hồng Vũ năm đầu (1368), vua Minh lại đặt chức Tuần Ti ở Như Tích để thống lĩnh các động này một cách chặt chẽ hơn. Như đã trình bày về hai châu Quy, Thuận, các động trưởng dọc biên giới Việt –Trung thường tuỳ theo tình hình thực tế mà thay đổi thái độ thần phục đối với Trung Hoa hoặc Đại Việt. Thí dụ năm Tuyên Đức thứ 2 (1427) đời Minh, trước khi cuộc kháng chiến của Lê Lợi lãnh đạo thành công non một năm, các động Tư Lẫm, Cổ Sâm, Liễu Cát và La Phù thuộc vào Đại Việt bấy giờ chưa hoàn toàn độc lập do chưa đánh đuổi hết giặc Minh. Về việc này, cho đến bây giờ chúng ta vẫn không có tư liệu lịch sử nào cho biết nhà Lê đã chính thức chấp nhận hay khước từ lời thỉnh cầu thần phục của các động vừa nêu. Chỉ có thể đoán định rằng hành động của các tù trưởng ở các động ấy như đã nêu không ngoài mục đích nhằm tạo ra một tình trạng mập mờ để thuận lợi cho sự tự trị của họ mà thôi. Chính vì thế mà mãi đến năm 1540, nhân cớ nhà Mạc muốn sớm được chính thức công nhận về mặt ngoại giao nên nhà Minh mới đặt điều kiện đòi hỏi Mạc Đăng Dung phải cam kết chính thức trao trả quyền thống quản 4 động đó cho họ và có được như vậy thì “thiên triều” mới “cho trông coi đất An Nam”! Bằng dẫn giải này,một lần nữa chứng minh rằng Mạc Đăng Dung chưa bao giờ cắt đất Tổ quốc dâng cho ngoại bang…
Chính ĐVSKTT cũng đã vô tình thừa nhận việc làm này của Mạc Đăng Dung là trả đất qua đoạn ghi chép: “Tháng 10 ngày 20 (năm 1541, tức là năm Quảng Hoà nguyên niên đời Mạc Phúc Hải-HT). Bọn Mao Bá Ôn (Mao Bá Ôn là thượng thư nhà Minh, được cử “làm tham tán quân vụ cùng Cừu Loan là Tổng đốc quân vụ đem quân sang đánh nhà Mạc-HT) về Yên Kinh tâu nói Mạc Đăng Dung tự trói mình dâng lễ hàng ở cửa aei, xin tuân theo chính sóc, tước bỏ tiếm hiệu, TRẢ LẠI ĐẤT 4 ĐỘNG ĐÃ XÂM CHIẾM (chúng tôi nhấn mạnh-HT), xin nội ứng xưng thần (…) cúi mình kính thuận” (ĐVSKTT, tập IV, tr 132). Rõ ràng, chính ĐVSKTT cũng hoàn toàn xác nhận rằng đây là việc trả đất. Và cũng chính ĐVSKTT đã thừa nhận rằng trấn Như Tích (nơi có 4 động hữu quan) đã là đất của Trung Hoa từ thời nhà Tống trong đoạn chép sau đây: “Trước đây dân của trấn Triều Dương của ta là bọn Văn Dũng làm loạn, giết người trốn sang Như Tích thuộc Khâm Châu nước Tống, trấn tướng là Hoàng Lệnh tức giấu bọn Văn Dũng. Vua sai trấn tướng Triều Dương là Hoàng Thành Nhã đuổi bắt, lệnh tức không chịu trả về. Nay Nghiêu Tẩu (là Quảng Tây vận sứ-HT) đến Như Tích, ta ra được chuyện chứa dấu ấy, đem hết bọn trai gái, già trẻ đã chứa giấu cộng 113 người, gọi Thành Nhã sang giao cho nhận về” (ĐVSKTT, tập I, tr 176).
Vậy là ngay một số ghi chép trong ĐVSKTT như đã trích dẫn trên cũng đủ cho thấy hoàn toàn không có chuyện Mạc Đăng Dung cắt đất của Đại Việt để dâng cho nhà Minh. Có chăng chỉ là các sử thần Lê-Trịnh vì mục đích chính trị đã xuyên tạc sự thật lịch sử để hạ nhục nhà Mạc mà thôi. Ngoài vấn đề này ra thì chung quanh việc bang giao giữa nhà Mạc với nà Minh cũng còn có nhiều điều khác nữa cần được soi xét lại, dù đó là đại sự hay tiểu tiết. Mà có khi chính tiểu tiết lại rất lợi hại. Chẳng hạn như những điều ghi chép nói rằng Mạc Đăng Dung cùng đoàn tuỳ tùng đã “qua trấn Nam Quan, mỗi người đều cầm thước, buộc dây vào cổ, đi chân không đến bò rạp ở Mạc phủ nước Minh; quỳ gối cúi đầu dâng tờ biểu xin hàng(…)”(ĐVSKTT, tập IV, tr 131). Với ghi chép này, cá nhân chúng tôi hoàn toàn không tin ở những chi tiết như “cầm thước’, “buộc dây vào cổ”, “đi chân không”..v.v.. không khỏi cho rằng đây chỉ là những chuyện thêu dệt để bôi nhọ người sáng lập ra Vương triều Mạc mà thôi.
Đặt lại vấn đề với nội dung nêu trên, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến LƯƠNG TÂM và trách nhiệm của các sử gia cũng như các nhà nghiên cứu về lịch sử trong việc ghi chép và bình phẩm hành trạng của các nhân vât lịch sử. Nhân đây muốn được dựa vào chiết tự để lưu ý chữ SỬ có tự dạng Hán nguyên gốc là trên chữ TRUNG nghĩa là ngay thẳng, trung thực và dưới là chữ HỰU tức là lại nữa… (biểu thị sự trùng lặp). Như vậy khi nhìn đến chữ SỬ đã gợi trong ta sự trung thực không chỉ một lần mà đã luôn luôn phải trung thực. Nhân 450 năm ngày băng hà của Mạc Thái tổ Đăng Dung (1541-1991) dám mong các vị sử gia và các nhà nghiên cứu lịch sử hãy vì chữ Trung trong chữ SỬ mà định lại công và / hoặc tội của nhân vật lịch sử này để cho những tranh sử về nhà Mạc được đích thực là những trang sử khách quan.
Chót hết, xin lưu ý thêm là các tác giả Phương Đình dư địa chí và Đại Nam nhất thống chí cũng đã cho rằng hành động của Mạc Đăng Dung không phải là dâng đất mà rằng đó là việc trả đất mà thôi.
HUỆ THIÊN (KIẾN THỨC NGÀY NAY)
Chàng đô vật Mạc Đăng Dung đã lên ngôi vua như thế nào?
Từ một quan võ cấp thấp, nhờ tài trí, mưu lược, Mạc Đăng Dung soán ngôi nhà Lê, xưng vua lập nên triều đại nhà Mạc ở nước ta.
Tương truyền, cuối thời Lê Sơ có cô con gái con quan Thượng thư họ Nhữ tinh thông lí số, có tài tiên đoán tương lai. Nàng biết rằng, khí số nhà Lê đã đến ngày suy và một bậc đế vương sẽ xuất hiện. Nàng hy vọng rằng mình sẽ lấy được người ấy hoặc sinh ra một bậc vua. Kén chọn mãi nàng mới lấy vị Nghiêm Quận công Văn Đình. Nhưng sau khi lấy nhau, nàng biết rằng mình nhầm, chỉ có thể sinh con đến bậc Trạng nguyên (về sau quả thực sinh được Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm). Bấy giờ triều đình mở khoa thi võ, tình cờ nàng gặp một chàng trai đánh cá nghèo tuổi vừa đôi mươi lên kinh dự thi. Đó là một chàng cao lớn, mặt vuông, mắt tròn, tiếng nói trầm hùng, tuy ăn mặc rách rưới nhưng có phong độ đàng hoàng, đĩnh đạc. Vừa thoạt nhìn và trao đổi dăm ba câu hỏi han, nàng Từ Thục đã cất lời tự than rằng: "Lúc trước chẳng gặp nhau, nay đến đây làm gì!". Bởi nàng đã thấy được ở chàng trai ấy có khí tượng đế vương, sau này ngôi vua ắt về tay chàng. Chàng trai ấy chính là Mạc Đăng Dung.
Mạc Đăng Dung làm nghề đánh cá tại làng chài Cổ Trai huyện Nghi Dương (Hải Dương). Chàng có sức khoẻ lạ thường, bơi lội như con cá kình, chèo lái thuyền băng băng ngược gió, nhưng đời sống cả nhà vẫn không khá lên được. Chàng chính là hậu duệ bảy đời của vị Trạng nguyên hiển hách Mạc Đĩnh Chi. Lần giở lên xa hơn, cụ viễn tổ 16 đời là Mạc Hiển Tích cũng đỗ đầu khoa văn học thủ tuyển năm Bính Dần (1086) đời vua Lý Nhân Tông và làm quan đến chức Thượng thư.
Vốn dòng dõi trâm anh thế phiệt như thế, nhưng sau đận nhà Minh sang xâm chiếm nước ta, con cháu mấy đời nay đều lâm vào cảnh nghèo, phải bôn ba về xứ Hải Dương làm nghề chài lưới. Bấy giờ triều Lê đang suy tàn, giặc giã nổi lên khắp nơi, triều đình không trọng văn nữa, Đăng Dung cũng như nhiều kẻ sĩ khác muốn tiến thân phải theo đường võ nghiệp.
Khởi sự bằng võ nghiệp
Mạc Đăng Dung còn trẻ, nhưng đã là một đô vật nổi danh khắp xứ Đông. Năm ấy chàng lên Kinh dự thi đấu võ. Mạc Đăng Dung thi môn đấu vật, chàng đã lần lượt hạ các đô vật từ các lò vật nổi tiếng trong nước từ Phong Châu phía Bắc đến Thức Vụ xứ Nam và ngay cả đô vật lừng lẫy lò Mai Động ở Kinh thành. Cuối cùng không còn một ai lên thượng đài đấu với chàng nữa, Mạc Đăng Dung được xướng loa trúng Đô lực sĩ Võ Trạng nguyên.
Mạc Đăng Dung được sung vào đội quân Túc vệ, khởi sự chỉ là một viên võ quan cấp thấp: Cầm lọng che theo xe vua Uy Mục! Chiếc lọng ấy khá nặng, không phải võ sĩ nào cũng cầm được. Ngoài ra, Đăng Dung còn được giao nhiệm vụ "chấp kích lang": Vác kích theo bảo vệ vua nữa.
Trải qua ba đời vua, từ một quan võ cấp thấp, nhờ tài trí, mưu lược, năm 25 tuổi (1508) Mạc Đăng Dung được phong Đô chỉ huy sứ đứng đầu quân Túc vệ. Năm 28 tuổi (1511) được tiến phong tước Vũ Xuyên bá. Năm 33 tuổi (1516) được cử đi trấn thủ Sơn Nam, gia phong chức Phó tưởng Tả Đô đốc. Năm 35 tuổi (1518) được thăng Đề đốc, tước Vũ Xuyên hầu, thống lĩnh quân thủy bộ xứ Hải Dương (bao gồm Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng ngày nay). Do đánh dẹp được cuộc nổi loạn của Lê Do, chiêu hàng Nguyễn Kính, Hoàng Duy Nhạc nên năm 1519, khi 36 tuổi ông được phong tước Minh Quận công. Năm sau là Tiết chế các doanh thủy lục quân 13 đạo, thống lĩnh toàn bộ quân đội trong nước. Năm 38 tuổi (1521) được tấn phong Nhân Quốc công. Và đến năm 40 tuổi đã lên tới cực phẩm tước Thái sư An Hưng vương.
Cuối cùng cái gì phải đến đã đến. Đúng như tài tiên đoán của bà Từ Thục, năm 1527 Mạc Đăng Dung soán ngôi nhà Lê, xưng vua lập nên triều đại nhà Mạc ở nước ta.
Theo KIẾN THỨC
Cần nhìn nhận nhà Mạc là một vương triều chính thức
Dù vấn đề nhà Mạc đã được giới sử học nước ta đặt ra và giải quyết rõ ràng nhưng vẫn không được phản ánh đầy đủ dù chỉ ít dòng trong sách giáo khoa.
Hết sức sơ sài
Trong sách giáo khoa (SGK) Lịch sử 7 xuất bản năm 2012, phần nhà Mạc được viết ở tiểu mục 1: Chiến tranh Nam - Bắc triều, mục II: Các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn thuộc Chương V. Đại Việt ở các thế kỷ XVI - XVIII
Toàn văn nội dung để dạy học sinh về nhà Mạc như sau: “Mạc Đăng Dung vốn là một võ quan. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như Tể tướng. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc. Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người thuộc dòng nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”. Sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía Bắc)”. Về nguyên nhân hình thành Nam - Bắc triều, SGK đề cập: “Hai tập đoàn phong kiến này đánh nhau liên miên, dai dẳng hơn 50 năm. Suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường. Làng mạc điêu tàn, xơ xác. Mãi đến năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh Nam - Bắc triều mới chấm dứt” (tr.107).
Đọc xong phần viết về nhà Mạc trong Lịch sử 7, tôi ngạc nhiên đến không hiểu nổi, tại sao nội dung của nó lại sơ sài như vậy và không thấy quan điểm lịch sử của tác giả SGK? Vấn đề nhà Mạc đã được giới sử học nước ta đặt ra và giải quyết rõ ràng rồi, lại không được phản ánh vào đây, dù chỉ ít dòng. Mặc dầu sách đã tái bản lần thứ 9, mỗi lần tái bản, nhóm biên soạn không thể không bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn, nhất là để cập nhật những kết quả nghiên cứu mới?
Phải viết lại sách giáo khoa
Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, nhà Mạc là vấn đề khá phức tạp, song đã được giới sử học trong 9 - 10 năm qua thảo luận, làm sáng tỏ tại một số cuộc hội thảo cũng như trong các công trình khoa học. Thí dụ, năm 1996, Viện Sử học xuất bản cuốn Vương triều Mạc (1527-1592). Năm 1996, cuốn Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - Viện Sử học - Hội đồng Lịch sử TP.Hải Phòng, đồng chủ trì xuất bản. Năm 1996, Đinh Khắc Thuân in cuốn Văn bia thời Mạc và năm 2001, công trình thứ hai của Đinh Khắc Thuân được công bố là Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia. Năm 2007, Viện Sử học cho xuất bản Tập III. Lịch sử Việt Nam thế kỷ XV-XVI, trong đó Chương VIII, Chương IX, Chương X, viết về triều Mạc và cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều với một quan điểm mới, khách quan.
Qua các cuộc hội thảo khoa học, các công trình nghiên cứu về nhà Mạc, giới sử học Việt Nam đã đi tới thống nhất ý kiến đánh giá, khẳng định vai trò tích cực của nhà Mạc trong tiến trình lịch sử dân tộc, sự phát triển khá mạnh mẽ của xã hội Việt Nam.
Trong những năm tháng trước khi cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều (tức là chiến tranh giữa nhà Lê và nhà Mạc) diễn ra ngày càng dữ dội (sau 1545), trên các vùng đất nhà Mạc cai quản, do sản xuất nông nghiệp được triều đình chú trọng, nên mùa màng bội thu. Dưới triều Mạc Đăng Doanh (1530 -1540), Phan Huy Chú nhận xét: “Đăng Doanh là ông vua tính khoan hậu, luôn giữ đúng pháp độ, cấm hà khắc, tàn bạo, ít việc tạp dịch, nhẹ thuế khóa. Bấy giờ được mùa, nhà no, người đủ, trong nước gọi là thời trị bình vậy”. Dương Văn An (thế kỷ 16), trong Ô Châu cận lục, viết về vùng đất Thuận Hóa, Quảng Nam dưới thời nhà Mạc cai quản: “Tháng 4, tháng 5 lúa chín đầy đồng, gặt hái không kịp. Tháng 6, tháng 7 thả trâu ngoài đồng, cả tuần không cần chăn dắt”.
Thủ công nghiệp trong dân gian thời Mạc rất thịnh vượng, xuất hiện nhiều làng nghề thủ công, trong đó có nghề làm đồ gốm, nghề chạm khắc đá, nghề dệt tơ lụa... Đặc biệt là nghề làm đồ gốm với những sản phẩm nổi tiếng chân đèn, lư hương... cùng nhiều loại hình phong phú khác, trở thành gốm xuất khẩu được nhiều nước ưa thích.
Tiếp tục truyền thống từ triều Lê coi trọng khoa cử, triều Mạc Đăng Dung chủ trương: “Dùng văn giáo mà rèn luyện nhân tài, sửa trường học để mở rộng nền giáo dục, ban học quy để cổ vũ lòng hăng hái…”. Triều Mạc tổ chức được tất cả 22 khoa thi (khoa thi đầu tiên năm 1529, thời Mạc Đăng Dung, khoa cuối cùng năm 1592, đời Mạc Mậu Hợp), lấy đỗ 485 tiến sĩ, trong đó có 13 trạng nguyên. Xuất thân khoa bảng dưới triều Mạc, có nhiều nhân vật nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Hà Nhậm Đại, Hoàng Sĩ Khải... Kiến trúc chùa, quán (Đạo giáo), đình và nghệ thuật tạc tượng thời Mạc cũng đạt đến đỉnh cao.
Như vậy rõ ràng nhà Mạc là một vương triều chính thức, tồn tại 65 năm, có vai trò, vị trí lịch sử như các vương triều Lê, Nguyễn... Trị vì đất nước không dài nhưng triều Mạc đã có nhiều chính sách tốt nhằm đưa đất nước phát triển. Chúng ta không thể không khái quát sự thật lịch sử đó trong sách Lịch sử 7. Như vậy phần nhà Mạc trong SGK cần được viết lại.
Theo THANH NIÊN ONLINE
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét