Sau khi quét sạch quân Minh khỏi bờ cõi, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, triều Lê (1427-1789) được dựng lên. Từ đây, để trấn áp nội loạn, bảo vệ và mở rộng lãnh thổ, vua Lê rất chú trọng cải tổ quân đội. Thủy quân trở thành một binh chủng riêng, độc lập với bộ binh, tượng binh và kỵ binh.
Theo đó, trang trí vẽ thuyền trở thành nghi lễ quốc gia. Thủy quân chia thành nhiều phiên hiệu rạch ròi, như: Thiện Hải thuyền của vua chúa khi xuất trận; còn Đấu thuyền, Lâu thuyền Tẩu Kha thuyền, Khai lãng thuyền, Hải Cốt thuyền...có hình dáng, cấu trúc, chạm khắc, màu sắc, vương huy, vương hiệu khác nhau…
Cải tổ thủy quân
Ngay trong năm đầu tiên ở ngôi vua, Lê Thái Tổ đã ban hành quy chế cụ thể cho lực lượng thủy quân cũng như vũ khí cho binh lính. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Vào ngày mồng 10 tháng 8 năm Mậu Thân (1428), vua định các khí vật như cờ xí, nghi trượng cho các quân, chiến khí và thuyền ghe: trung đội cờ vàng, thượng đội cờ đỏ, hạ đội cờ trắng. Mỗi vệ một lá cờ lớn của chủ tướng. Mỗi quân một lá cờ hạng trung, 10 lá cờ đội và 40 lá cờ nhỏ. Thuyền chiến có hỏa công 10 chiếc, thuyền nhỏ đi tuần thám hai chiếc… Ngoài trang phục chung giống như các lực lượng khác, thủy quân thời Lê sơ đội nón thủy ma và nón sơn đỏ để có sự phân biệt”.
Từ tiền đề trên, sau đó không bao lâu, nhà Lê đã có một lực lượng thủy quân khá mạnh. Đến năm 1435, Lê Thái Tông sau khi xem bộ binh diễn tập, đã xem thủy quân diễn tập ở sông Hồng. Tiếp đó, vào năm 1438, Lê Thái Tông lại sai chiến thuyền của năm đạo quân diễn tập thủy chiến. Rồi khi thấy Chiêm thành hay cho quân xâm phạm biên giới, năm 1446, vua Lê Nhân Tôn sai Lê Thụ, Lê Khả đem thủy quân đánh Chiêm Thành, quân Đại Việt đánh chiếm cửa biển Thi Nại, rồi tiến lên đánh chiếm thành Cha Bàn, bắt được vua Chiêm Bí Cái...
Đến thời Lê Thánh Tông, thủy quân của Đại Việt ngày càng hùng mạnh và lập được nhiều chiến công. Nhà Lê có nhiều loại chiến thuyền lớn nhỏ, có chiến thuyền được trang bị bằng hỏa khí. Năm 1964, vua ban hành phép duyệt trận đồ thủy chiến của thủy binh như: Trung hư, Thường sơn xà, Mãn thiên tinh, Nhạn hàng, Liên châu, Ngư đội, Tam tài hành, Thất môn, Yến nguyệt... Mỗi loại trận đồ có hàng trăm thuyền chiến tham gia tập trận. Nhà vua còn định ra quân lệnh về thủy trận gồm 31 điều - đây là "Điều lệ thủy binh" bằng văn bản đầu tiên của quân thủy Việt Nam.
Cũng nhờ sự quan tâm đến xây dựng quân đội, trong đó có thủy binh nên thời Lê Thánh Tông, đội chiến thuyền lớn nhất lịch nước ta đã được thành lập. Vào năm Kỷ Sửu (1469), Lê Thánh Tông đã huy động một phần trong số đó đi chinh phạt Chiêm Thành. Theo sử sách, ngoài lực lượng bộ binh thì có tới 25 vạn thủy quân và 5.000 chiến thuyền do nhà vua đích thân chỉ huy trong cuộc Nam chinh đó.
Như vậy, với quân bộ, quân thủy dưới thời vua Lê Thánh Tông dần được hoàn thiện về tổ chức; thủy quân được chia làm 4 đội: Hải hồng quân, Hải mã quân, Hải kình quân và Hải điểu quân; được trang bị hàng vạn chiến thuyền có ống phun lửa (còn gọi là hỏa đồng), bố trí ở tất cả các cửa sông, cửa cửa biển xung yếu, góp phần quan trọng bảo vệ giang sơn, đất nước.
Đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào bản đồ Đại Việt
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thời xưa được cha ông ta thường coi là một dải đảo dài nên gọi chung bằng các tên khác nhau như Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Vạn lý Hoàng Sa, Vạn lý Trường Sa, Đại Trường Sa…
Tư liệu từ triều nhà Hồ trở về trước đã bị mất mát, phá hoại rất nhiều vào thời giặc Minh xâm lược nước ta nhưng việc Lê Thánh Tông cho lập bản đồ toàn quốc gọi chung là Hồng Đức bản đồ vào năm Canh Tuất (1490), trong đó có cả Hoàng Sa và Trường Sa, điều này cho thấy trước đó hai quần đảo này đã thuộc chủ quyền Đại Việt và nhà Hậu Lê sau khi chiến thắng quân Minh, đã hết sức quan tâm tới việc xác lập biên giới quốc gia, khẳng định chủ quyền lãnh thổ trong đó có vùng biển, đảo.
Căn cứ vào Hồng Đức bản đồ, nho sinh Đỗ Bá (tự Công Đạo) đã soạn ra bộ sách Toàn tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư (1630 – 1653), ở quyển 1 có thể hiện địa mạo phủ Quảng Ngãi, phần chú thích trên bản đồ có nói tới Bãi Cát Vàng tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay: “Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, dựng đứng giữa biển” và có một bản đồ vẽ nhóm đảo thuộc Quảng Ngãi, phủ Thăng Hoa với chú thích chữ Nôm là “Bãi Cát Vàng”.
Toàn tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư theo lệnh của Chúa Trịnh những năm Chính Hòa (1689-1705) là văn kiện chính thức của Nhà nước phong kiến bấy giờ. "Bãi Cát Vàng” được ghi chú trong bản đồ phản ánh việc thực thi chủ quyền của Nhà nước phong kiến Việt Nam trên biển Đông trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa - muộn nhất là vào thế kỷ thứ XV.
Cũng theo Thiên nam lộ đồ, bản đồ xứ Quảng Nam đời Lê, được vẽ lại năm 1741 (bản sao chép của Dumoutier), có “Bãi cát vàng” - tức Hoàng Sa ngày nay.
Ngay trong năm đầu tiên ở ngôi vua, Lê Thái Tổ đã ban hành quy chế cụ thể cho lực lượng thủy quân cũng như vũ khí cho binh lính. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Vào ngày mồng 10 tháng 8 năm Mậu Thân (1428), vua định các khí vật như cờ xí, nghi trượng cho các quân, chiến khí và thuyền ghe: trung đội cờ vàng, thượng đội cờ đỏ, hạ đội cờ trắng. Mỗi vệ một lá cờ lớn của chủ tướng. Mỗi quân một lá cờ hạng trung, 10 lá cờ đội và 40 lá cờ nhỏ. Thuyền chiến có hỏa công 10 chiếc, thuyền nhỏ đi tuần thám hai chiếc… Ngoài trang phục chung giống như các lực lượng khác, thủy quân thời Lê sơ đội nón thủy ma và nón sơn đỏ để có sự phân biệt”.
Từ tiền đề trên, sau đó không bao lâu, nhà Lê đã có một lực lượng thủy quân khá mạnh. Đến năm 1435, Lê Thái Tông sau khi xem bộ binh diễn tập, đã xem thủy quân diễn tập ở sông Hồng. Tiếp đó, vào năm 1438, Lê Thái Tông lại sai chiến thuyền của năm đạo quân diễn tập thủy chiến. Rồi khi thấy Chiêm thành hay cho quân xâm phạm biên giới, năm 1446, vua Lê Nhân Tôn sai Lê Thụ, Lê Khả đem thủy quân đánh Chiêm Thành, quân Đại Việt đánh chiếm cửa biển Thi Nại, rồi tiến lên đánh chiếm thành Cha Bàn, bắt được vua Chiêm Bí Cái...
Đến thời Lê Thánh Tông, thủy quân của Đại Việt ngày càng hùng mạnh và lập được nhiều chiến công. Nhà Lê có nhiều loại chiến thuyền lớn nhỏ, có chiến thuyền được trang bị bằng hỏa khí. Năm 1964, vua ban hành phép duyệt trận đồ thủy chiến của thủy binh như: Trung hư, Thường sơn xà, Mãn thiên tinh, Nhạn hàng, Liên châu, Ngư đội, Tam tài hành, Thất môn, Yến nguyệt... Mỗi loại trận đồ có hàng trăm thuyền chiến tham gia tập trận. Nhà vua còn định ra quân lệnh về thủy trận gồm 31 điều - đây là "Điều lệ thủy binh" bằng văn bản đầu tiên của quân thủy Việt Nam.
Cũng nhờ sự quan tâm đến xây dựng quân đội, trong đó có thủy binh nên thời Lê Thánh Tông, đội chiến thuyền lớn nhất lịch nước ta đã được thành lập. Vào năm Kỷ Sửu (1469), Lê Thánh Tông đã huy động một phần trong số đó đi chinh phạt Chiêm Thành. Theo sử sách, ngoài lực lượng bộ binh thì có tới 25 vạn thủy quân và 5.000 chiến thuyền do nhà vua đích thân chỉ huy trong cuộc Nam chinh đó.
Như vậy, với quân bộ, quân thủy dưới thời vua Lê Thánh Tông dần được hoàn thiện về tổ chức; thủy quân được chia làm 4 đội: Hải hồng quân, Hải mã quân, Hải kình quân và Hải điểu quân; được trang bị hàng vạn chiến thuyền có ống phun lửa (còn gọi là hỏa đồng), bố trí ở tất cả các cửa sông, cửa cửa biển xung yếu, góp phần quan trọng bảo vệ giang sơn, đất nước.
Đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào bản đồ Đại Việt
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thời xưa được cha ông ta thường coi là một dải đảo dài nên gọi chung bằng các tên khác nhau như Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Vạn lý Hoàng Sa, Vạn lý Trường Sa, Đại Trường Sa…
Tư liệu từ triều nhà Hồ trở về trước đã bị mất mát, phá hoại rất nhiều vào thời giặc Minh xâm lược nước ta nhưng việc Lê Thánh Tông cho lập bản đồ toàn quốc gọi chung là Hồng Đức bản đồ vào năm Canh Tuất (1490), trong đó có cả Hoàng Sa và Trường Sa, điều này cho thấy trước đó hai quần đảo này đã thuộc chủ quyền Đại Việt và nhà Hậu Lê sau khi chiến thắng quân Minh, đã hết sức quan tâm tới việc xác lập biên giới quốc gia, khẳng định chủ quyền lãnh thổ trong đó có vùng biển, đảo.
Căn cứ vào Hồng Đức bản đồ, nho sinh Đỗ Bá (tự Công Đạo) đã soạn ra bộ sách Toàn tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư (1630 – 1653), ở quyển 1 có thể hiện địa mạo phủ Quảng Ngãi, phần chú thích trên bản đồ có nói tới Bãi Cát Vàng tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay: “Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, dựng đứng giữa biển” và có một bản đồ vẽ nhóm đảo thuộc Quảng Ngãi, phủ Thăng Hoa với chú thích chữ Nôm là “Bãi Cát Vàng”.
Toàn tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư theo lệnh của Chúa Trịnh những năm Chính Hòa (1689-1705) là văn kiện chính thức của Nhà nước phong kiến bấy giờ. "Bãi Cát Vàng” được ghi chú trong bản đồ phản ánh việc thực thi chủ quyền của Nhà nước phong kiến Việt Nam trên biển Đông trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa - muộn nhất là vào thế kỷ thứ XV.
Cũng theo Thiên nam lộ đồ, bản đồ xứ Quảng Nam đời Lê, được vẽ lại năm 1741 (bản sao chép của Dumoutier), có “Bãi cát vàng” - tức Hoàng Sa ngày nay.
Theo ĐẤT VIỆT ONLINE
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét