Ẩm thực 365
Đồng Tháp Mười là vùng đất trũng nhưng lại phù hợp cho loài cây sống trong bùn và vươn lên khỏi mặt nước. Trên con đường khi khẩn hoang, con người Đồng Tháp đã được thiên nhiên bạn tặng loài cây sen và họ đã biết tận dụng cây sen từ vẻ đẹp đến công dụng y học và ẩm thực.
Qua nhiều nghiên cứu và thực nghiệm của Đông, Tây y cho thấy, cây sen có hơn mười bài thuốc khác nhau. Cây sen có nhiều bộ phận, mỗi bộ phận công dụng đều khác nhau. Cây sen vị đắng, tính bình; nhụy sen vị ngọt, tính ấm lẫn chát rít; hột sen vị ngọt, tính ấm lẫn chát rít; ngó sen vị thanh bình tính có chất chát; cánh sen vị lạt tính mát; đài sen vị đắng tính ấm. Các bộ phận cây sen đều không độc. Ngó, lá, hạt, tim, râu, đài và cánh sen đều dùng làm thuốc được.
Từ những hiểu biết y học về cây sen, người dân Đồng Tháp đã vận dụng những công dụng này vào ẩm thực không chỉ để no mà còn tốt cho sức khỏe.
1. Cơm hạt sen
Hạt sen được bóc vỏ, bỏ nhụy, luộc vừa chín tới. Gạo tẻ dùng nước luộc hạt sen nấu cho vừa chín thành cơm sau đó trộn hạt sen luộc với cơm, đậy nắp nồi lại để lấy hơi khoảng 5 - 10 phút sau đó bày ra đĩa để ăn như cơm trắng. Với món cơm này người ăn có thể thưởng thức được vị ngọt của cơm, vị bùi của hạt sen và phát huy được những công dụng của hạt sen giúp thanh mát cơ thể.
2. Cơm lá sen
Gạo huyết rồng (gạo lức) đem vo nhẹ một nước sau đó nấu cho vừa chín tới. Lá sen, chọn những lá thật già và to, rửa sạch để ngửa bề lá xanh lên trên cho cơm gạo lức vừa nấu chín vào sau đó gói lại và lật ngược lá sen để không cho hơi nóng thoát ra ngoài. Với món ăn này người thưởng thức cảm nhận được vị béo và ngọt của gạo huyết rồng, cơm được ủ trong lá sen nên rất ấm và có vị thơm thoang thoảng của lá sen do bị sức nóng của cơm làm héo.
Cá lóc đồng giữ nguyên vảy, chẻ một que tre tươi, chuốt nhọn một đầu, xiên từ miệng đến đuôi cá, cắm thẳng xuống đất, phủ rơm khô trùm lên cá rồi châm lửa đốt. Nghệ thuật trong giai đoạn nướng cá là người nướng phải ước lượng được số rơm để cá vừa đủ chín không bị cháy khét, vẩy cá cháy đều đặn, mùi thơm quyến rũ bốc lên sau khi ngọn lửa vừa tàn. Chừng ấy, người ta lấy những cọng rơm khô bó lại thành bó nhỏ cạo phần vảy cháy để lộ phần da cá màu vàng ươm làm hấp dẫn người thưởng thức. Ăn cá lóc nướng trui kèm với các loại rau sống.
Ở Nam Bộ, tùy từng vùng mà người ta ăn kèm với các loại đọt như: đọt chùm ruột, đọt xoài, đọt điều, đọt tra, rau húng cây, húng dũi, khế chua, chuối chát, dùng bánh tráng nhúng nước cho mềm rồi cuốn cá với rau chấm nước mắm me tỏi ớt thật cay. Đặc biệt, ở Đồng Tháp cá lóc nướng trui không dùng bánh tráng mà được cuốn bằng lá sen non. Người ta chọn loại lá sen vừa vượt lên khỏi mặt nước, lá còn cuộn tròn như một cuốn bánh. Thịt cá lóc nướng trui rất thơm và ngọt, đặc chưng với các loại rau mùi, để thêm một ít bún, dùng lá sen non cuốn lại. Khi ăn, người ta cảm nhận được sự độc đáo bởi vị chát nhẹ của lá sen non kết hợp với vị ngọt của cá lóc đồng, mùi thơm của cá nướng hòa quyện cùng các loại rau mùi, với vị chua của nước chấm me và tỏi ớt, khi nuốt đến cổ người ta cảm nhận được vị ngọt thanh khi vị chát của lá sen non đã hòa chung với các vị khác. Một cảm giác thật khó tả khi ăn món cá lóc nướng trui tại vùng đất Đồng Tháp.
4. Gỏi ngó sen
Ngó sen non được rửa sạch cắt từng đoạn từ 4 - 5cm sau bó trộn với giấm chua, thêm đường, bột ngọt, một ít muối cho vừa ăn. Tôm đất cỡ lớn, rửa sạch, hấp cách thủy cho vừa chín, bóc bỏ vỏ sau đó trộn với gỏi ngó sen thêm ít đậu phộng rang, rau răm cắt nhuyễn, chấm với nước mắm tỏi ớt. Nét đặc sắc trong món ăn này là ngó sen rất giòn và ngọt vì ngó sen ở đây là nguyên liệu sẵn có, vừa hái lên được làm gỏi ngay. Trong khi đó, gỏi ngó sen ở các vùng khác không được ngọt và giòn do sen là loài cây sống trong nước nên khi vận chuyển đến các vùng khác sẽ bị héo.
Khi ăn các đặc sản này, người Đồng Tháp thường nhâm nhi vài ba ly Hồng Sen tửu. Đây là một loại rượu duy nhất chỉ có ở Đồng Tháp, rượu được ướp với cánh và nhụy hoa sen khoảng 6 - 8 tháng mới mang ra dùng, khi thưởng thức người ta không thể nào quên vị cay nồng của rượu đế, thoảng chút hương hoa sen làm ấm lòng người.
Ngoài ra, kết thúc bữa ăn là tráng miệng bằng món chè sen nước cốt dừa có tác dụng nhuận trường làm thanh mát cơ thể hay món hạt sen luộc, hạt sen rang. Đặc biệt, có thể thưởng thức sữa sen - một loại thức uống được bào chế từ sữa của hạt sen non kết hợp với sữa tươi nguyên chất, nước tinh khiết và đường. Loại thức uống này được làm lạnh trước khi uống nên có thể giải khát tức thời và giải nhiệt cơ thể về lâu dài do tính nhuận trường của hạt sen non.
Theo DLVN
Đồng Tháp Mười là vùng đất trũng nhưng lại phù hợp cho loài cây sống trong bùn và vươn lên khỏi mặt nước. Trên con đường khi khẩn hoang, con người Đồng Tháp đã được thiên nhiên bạn tặng loài cây sen và họ đã biết tận dụng cây sen từ vẻ đẹp đến công dụng y học và ẩm thực.
Qua nhiều nghiên cứu và thực nghiệm của Đông, Tây y cho thấy, cây sen có hơn mười bài thuốc khác nhau. Cây sen có nhiều bộ phận, mỗi bộ phận công dụng đều khác nhau. Cây sen vị đắng, tính bình; nhụy sen vị ngọt, tính ấm lẫn chát rít; hột sen vị ngọt, tính ấm lẫn chát rít; ngó sen vị thanh bình tính có chất chát; cánh sen vị lạt tính mát; đài sen vị đắng tính ấm. Các bộ phận cây sen đều không độc. Ngó, lá, hạt, tim, râu, đài và cánh sen đều dùng làm thuốc được.
Từ những hiểu biết y học về cây sen, người dân Đồng Tháp đã vận dụng những công dụng này vào ẩm thực không chỉ để no mà còn tốt cho sức khỏe.
1. Cơm hạt sen
Hạt sen được bóc vỏ, bỏ nhụy, luộc vừa chín tới. Gạo tẻ dùng nước luộc hạt sen nấu cho vừa chín thành cơm sau đó trộn hạt sen luộc với cơm, đậy nắp nồi lại để lấy hơi khoảng 5 - 10 phút sau đó bày ra đĩa để ăn như cơm trắng. Với món cơm này người ăn có thể thưởng thức được vị ngọt của cơm, vị bùi của hạt sen và phát huy được những công dụng của hạt sen giúp thanh mát cơ thể.
2. Cơm lá sen
Gạo huyết rồng (gạo lức) đem vo nhẹ một nước sau đó nấu cho vừa chín tới. Lá sen, chọn những lá thật già và to, rửa sạch để ngửa bề lá xanh lên trên cho cơm gạo lức vừa nấu chín vào sau đó gói lại và lật ngược lá sen để không cho hơi nóng thoát ra ngoài. Với món ăn này người thưởng thức cảm nhận được vị béo và ngọt của gạo huyết rồng, cơm được ủ trong lá sen nên rất ấm và có vị thơm thoang thoảng của lá sen do bị sức nóng của cơm làm héo.
Cá lóc đồng giữ nguyên vảy, chẻ một que tre tươi, chuốt nhọn một đầu, xiên từ miệng đến đuôi cá, cắm thẳng xuống đất, phủ rơm khô trùm lên cá rồi châm lửa đốt. Nghệ thuật trong giai đoạn nướng cá là người nướng phải ước lượng được số rơm để cá vừa đủ chín không bị cháy khét, vẩy cá cháy đều đặn, mùi thơm quyến rũ bốc lên sau khi ngọn lửa vừa tàn. Chừng ấy, người ta lấy những cọng rơm khô bó lại thành bó nhỏ cạo phần vảy cháy để lộ phần da cá màu vàng ươm làm hấp dẫn người thưởng thức. Ăn cá lóc nướng trui kèm với các loại rau sống.
Ở Nam Bộ, tùy từng vùng mà người ta ăn kèm với các loại đọt như: đọt chùm ruột, đọt xoài, đọt điều, đọt tra, rau húng cây, húng dũi, khế chua, chuối chát, dùng bánh tráng nhúng nước cho mềm rồi cuốn cá với rau chấm nước mắm me tỏi ớt thật cay. Đặc biệt, ở Đồng Tháp cá lóc nướng trui không dùng bánh tráng mà được cuốn bằng lá sen non. Người ta chọn loại lá sen vừa vượt lên khỏi mặt nước, lá còn cuộn tròn như một cuốn bánh. Thịt cá lóc nướng trui rất thơm và ngọt, đặc chưng với các loại rau mùi, để thêm một ít bún, dùng lá sen non cuốn lại. Khi ăn, người ta cảm nhận được sự độc đáo bởi vị chát nhẹ của lá sen non kết hợp với vị ngọt của cá lóc đồng, mùi thơm của cá nướng hòa quyện cùng các loại rau mùi, với vị chua của nước chấm me và tỏi ớt, khi nuốt đến cổ người ta cảm nhận được vị ngọt thanh khi vị chát của lá sen non đã hòa chung với các vị khác. Một cảm giác thật khó tả khi ăn món cá lóc nướng trui tại vùng đất Đồng Tháp.
4. Gỏi ngó sen
Ngó sen non được rửa sạch cắt từng đoạn từ 4 - 5cm sau bó trộn với giấm chua, thêm đường, bột ngọt, một ít muối cho vừa ăn. Tôm đất cỡ lớn, rửa sạch, hấp cách thủy cho vừa chín, bóc bỏ vỏ sau đó trộn với gỏi ngó sen thêm ít đậu phộng rang, rau răm cắt nhuyễn, chấm với nước mắm tỏi ớt. Nét đặc sắc trong món ăn này là ngó sen rất giòn và ngọt vì ngó sen ở đây là nguyên liệu sẵn có, vừa hái lên được làm gỏi ngay. Trong khi đó, gỏi ngó sen ở các vùng khác không được ngọt và giòn do sen là loài cây sống trong nước nên khi vận chuyển đến các vùng khác sẽ bị héo.
Khi ăn các đặc sản này, người Đồng Tháp thường nhâm nhi vài ba ly Hồng Sen tửu. Đây là một loại rượu duy nhất chỉ có ở Đồng Tháp, rượu được ướp với cánh và nhụy hoa sen khoảng 6 - 8 tháng mới mang ra dùng, khi thưởng thức người ta không thể nào quên vị cay nồng của rượu đế, thoảng chút hương hoa sen làm ấm lòng người.
Ngoài ra, kết thúc bữa ăn là tráng miệng bằng món chè sen nước cốt dừa có tác dụng nhuận trường làm thanh mát cơ thể hay món hạt sen luộc, hạt sen rang. Đặc biệt, có thể thưởng thức sữa sen - một loại thức uống được bào chế từ sữa của hạt sen non kết hợp với sữa tươi nguyên chất, nước tinh khiết và đường. Loại thức uống này được làm lạnh trước khi uống nên có thể giải khát tức thời và giải nhiệt cơ thể về lâu dài do tính nhuận trường của hạt sen non.
Theo DLVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét