Công Xuân
(Dân Việt) Bằng đôi bàn tay tài hoa và sự tinh tế, người Quảng Ngãi đã chế biến nên những sản phẩm có hương vị vô cùng độc đáo và riêng biệt. Theo đó nó trở thành món quà không thể thiếu mà người dân Quảng Ngãi dành để tặng bạn bè, người thân.
Mời bạn cùng Ngon Sạch Lạ điểm mặt một số sản phẩm nổi danh ở vùng đất này.
1. Cá bống sông Trà
Như thể bù lại cho sự thiếu đa dạng về chủng loại tôm, cá, thiên nhiên đã ban tặng cho dòng sông Trà Khúc loại cá bống cát chỉ nhỉnh hơn đầu que hương một chút, để chế biến thành món ăn ngon nổi tiếng.
Theo đó vào mùa nước cạn, người dân ở dọc bờ hạ lưu con sông này dùng ống tre được cưa thành từng đoạn dài khoảng 0,5 m, có chừa đốt ở giữa đoạn, để trống hai đầu ống rồi mang ra cắm từng hàng để bắt. Sau khi mang về rửa sơ qua cho sạch, cá bống được cho vào niêu đất, nêm gia vị ớt, hành, tiêu và kho cho săn lại. Và đây cũng là 1 trong 4 đặc sản đã được xác lập Kỷ lục Việt Nam.
Mạch nha còn được gọi là kẹo mạch nha, đường mạch nha. Đây là sản phẩm được làm từ ngũ cốc (lúa mạch, đại mạch, lúa mì, lúa, nếp...) bằng phương pháp lên men tinh bột. Mạch nha có màu vàng hổ phách, dẻo mà không dai, vị ngọt thanh, thoang thoảng mùi hương nếp.
Theo lí giải của nhiều người Quảng Ngãi thì do miếng kẹo trong suốt như pha lê và giòn tan, dễ vỡ như gương nên được đặt tên là kẹo gương. Đặc sản này được làm từ đường cát, mạch nha và đậu phộng có hương vị thơm nhẹ và ngọt thanh của đường lẫn với vị béo của đậu phộng. Kẹo gương thường được dùng khi uống trà khi trò chuyện với bạn bè, người thân lúc rảnh rỗi.
Đường phèn được chế biến bằng cách đun nấu từ đường cát, trứng gà... sau đó thả những sợi chỉ được giữ thẳng vào. Một thời gian đường sẽ kết tinh thành những tinh thể đường màu trắng hơi đục, gồ ghề. Khi đó kéo những sợi chỉ có đường kết tinh ra khỏi hỗn hợp đường và để khô. Đường phèn giúp cho món ăn có vị thanh và thơm ngon hơn. Đặc biệt nếu sử dụng để nấu chè thì sẽ tạo cho chè có hương vị thơm ngon và ngọt mát hơn.
Sản phẩm này được nấu từ mật mía và pha trộn thêm dầu phụng (lạc) để tạo bóng, ít nước vôi tinh lọc để lắng bớt cặn đường và cho ít trứng gà để tạo hương vị thơm ngon. Khi đường nguội có màu trắng đục, người thợ cắt ra từng miếng hình lá phổi, hoặc hình vuông nhỏ...và cho vào bao nilong bịt kín để bảo quản.
Quế Trà Bồng
Vào tháng 11.2013, sản phẩm từ cây quế của đồng bào thiểu số người Kor ở 2 huyện Trà Bồng và Tây Trà đã được Tổ chức Kỷ lục Châu Á vinh danh là Kỷ lục Châu Á mới.
Tỏi Lý Sơn
Với hương vị riêng biệt thơm, cay nhưng không nồng, từ bao đời qua tỏi là loại cây trồng chính, mang lại nguồn thu cho người dân từ 4-6 triệu đồng/sào/vụ nên được ví là "vàng trắng" của hàng ngàn hộ dân Lý Sơn.
Gà re
Gà re vốn gốc là gà rừng được người dân các thôn bản bắt về thuần hóa và nuôi từ hàng trăm năm nay.
Chất lượng thịt thơm ngon, dai, ngọt... đến miễn chê đã đưa gà re trở thành giống gà được ưa chuộng số 1 Quảng Ngãi và cả nhiều vùng lân cận, với giá bán có thời điểm lên đến 200-250.000 đồng/kg, đắt hơn gấp từ 2-2,5 lần so với gà thường.
Lợn kiềng sắt
Lợn kiềng sắt là loại lợn bản địa, với thức ăn chủ yếu là rau, củ... và thường xuyên di chuyển nên thời gian nuôi từ khi nhỏ đến lúc xuất chuồng từ 10-12 tháng, lâu hơn so với lợn nuôi thông thường từ 2-3 tháng. Thế nhưng bù lại, thịt lợn kiềng sắt rất thơm ngon, ít béo nên không gây ngán.
1. Cá bống sông Trà
Như thể bù lại cho sự thiếu đa dạng về chủng loại tôm, cá, thiên nhiên đã ban tặng cho dòng sông Trà Khúc loại cá bống cát chỉ nhỉnh hơn đầu que hương một chút, để chế biến thành món ăn ngon nổi tiếng.
Theo đó vào mùa nước cạn, người dân ở dọc bờ hạ lưu con sông này dùng ống tre được cưa thành từng đoạn dài khoảng 0,5 m, có chừa đốt ở giữa đoạn, để trống hai đầu ống rồi mang ra cắm từng hàng để bắt. Sau khi mang về rửa sơ qua cho sạch, cá bống được cho vào niêu đất, nêm gia vị ớt, hành, tiêu và kho cho săn lại. Và đây cũng là 1 trong 4 đặc sản đã được xác lập Kỷ lục Việt Nam.
Cá bống sông Trà đã được chế biến
2. Mạch nhaMạch nha còn được gọi là kẹo mạch nha, đường mạch nha. Đây là sản phẩm được làm từ ngũ cốc (lúa mạch, đại mạch, lúa mì, lúa, nếp...) bằng phương pháp lên men tinh bột. Mạch nha có màu vàng hổ phách, dẻo mà không dai, vị ngọt thanh, thoang thoảng mùi hương nếp.
Mạch nha
3. Kẹo gươngTheo lí giải của nhiều người Quảng Ngãi thì do miếng kẹo trong suốt như pha lê và giòn tan, dễ vỡ như gương nên được đặt tên là kẹo gương. Đặc sản này được làm từ đường cát, mạch nha và đậu phộng có hương vị thơm nhẹ và ngọt thanh của đường lẫn với vị béo của đậu phộng. Kẹo gương thường được dùng khi uống trà khi trò chuyện với bạn bè, người thân lúc rảnh rỗi.
Kẹo gương
4. Đường phènĐường phèn được chế biến bằng cách đun nấu từ đường cát, trứng gà... sau đó thả những sợi chỉ được giữ thẳng vào. Một thời gian đường sẽ kết tinh thành những tinh thể đường màu trắng hơi đục, gồ ghề. Khi đó kéo những sợi chỉ có đường kết tinh ra khỏi hỗn hợp đường và để khô. Đường phèn giúp cho món ăn có vị thanh và thơm ngon hơn. Đặc biệt nếu sử dụng để nấu chè thì sẽ tạo cho chè có hương vị thơm ngon và ngọt mát hơn.
Đường phèn
5. Đường phổiSản phẩm này được nấu từ mật mía và pha trộn thêm dầu phụng (lạc) để tạo bóng, ít nước vôi tinh lọc để lắng bớt cặn đường và cho ít trứng gà để tạo hương vị thơm ngon. Khi đường nguội có màu trắng đục, người thợ cắt ra từng miếng hình lá phổi, hoặc hình vuông nhỏ...và cho vào bao nilong bịt kín để bảo quản.
Đường phổi
“Tứ độc đặc sản" nổi tiếng đất Quảng Ngãi
Công Xuân
(Dân Việt) Sau hàng trăm năm tồn tại, hiện nhiều sản vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng nên UBND tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định chọn 4 sản vật nổi tiếng của tỉnh để bảo tồn, gồm: quế Trà Bồng, tỏi Lý Sơn, gà re và heo kiềng sắt.
Vào tháng 11.2013, sản phẩm từ cây quế của đồng bào thiểu số người Kor ở 2 huyện Trà Bồng và Tây Trà đã được Tổ chức Kỷ lục Châu Á vinh danh là Kỷ lục Châu Á mới.
Quế Trà Bồng
Theo thống kê diện tích quế toàn huyện Trà Bồng hiện ước trên 1000 ha. Vụ thu hoạch quế hàng năm ở miền núi Quảng Ngãi diễn ra 2 đợt, trong đó đợt chính bắt đầu từ tháng 2-4; đợt 2 từ tháng 7-8.
Người dân Trà Bồng đang thu hoạch quế
Tuy nhiên gần đây do nhiều nguyên nhân, cho nên giống quế gốc bản địa bị lai tạp rất nhiều, với tỉ lệ ước tính lên đến 70% diện tích quế của huyện.Tỏi Lý Sơn
Với hương vị riêng biệt thơm, cay nhưng không nồng, từ bao đời qua tỏi là loại cây trồng chính, mang lại nguồn thu cho người dân từ 4-6 triệu đồng/sào/vụ nên được ví là "vàng trắng" của hàng ngàn hộ dân Lý Sơn.
Tỏi Lý Sơn
Một góc cánh đồng tỏi Lý Sơn
Vụ trồng tỏi hàng năm của người dân Lý Sơn thường bắt đầu vào tháng 9 (âm lịch) năm trước, kéo dài đến tháng 1 (âm lịch) năm sau thì thu hoạch, với năng suất từ 500-600kg/tươi/sào/vụ.Gà re
Gà re vốn gốc là gà rừng được người dân các thôn bản bắt về thuần hóa và nuôi từ hàng trăm năm nay.
Gà re
Bộ lông của gà re chỉ có 3 màu, gồm: Đen, trắng ngà và nổ (đen xen trắng); chân có 2 màu chì và vàng; hình dáng thấp, nhỏ với trọng lượng khi trưởng thành trung bình khoảng 1,2 kg/con.Lợn kiềng sắt
Lợn kiềng sắt là loại lợn bản địa, với thức ăn chủ yếu là rau, củ... và thường xuyên di chuyển nên thời gian nuôi từ khi nhỏ đến lúc xuất chuồng từ 10-12 tháng, lâu hơn so với lợn nuôi thông thường từ 2-3 tháng. Thế nhưng bù lại, thịt lợn kiềng sắt rất thơm ngon, ít béo nên không gây ngán.
Lợn kiềng sắt
Cũng như gà re, lợn kiềng sắt thời gian nuôi lâu nhưng nhẹ kí hơn giống lợn ở miền xuôi mang lên nên hiệu quả kinh tế kém... là nguyên nhân khiến giống nguyên gốc lợn kiềng sắt dần bị mai một.Mẹo bắt don - đặc sản Quảng Ngãi về chế món khoái khẩu
Kỳ Phương
(Dân Việt) Don là loài đặc sản chỉ có ở Quảng Ngãi. Món don làm cho nhiều người khi nghe đến tên cũng phát thèm. Thế nhưng, ít ai được tận mắt chứng kiến con don sinh sống thế nào
Don sống ở môi trường nước lợ, dọc sông Trà Khúc và sông Vệ (tỉnh Quảng Ngãi). Loài don thường sống rải rác khắp nơi, lòng sông, bờ sông... và đông đúc nhất là ở khu vực gần các cửa sông. Điểm tập trung sinh sống ưa thích của don là môi trường đất cát. Hầu hết các tháng trong năm đều có don nhưng nhiều nhất là vào mùa hè.
Mời bạn đọc cùng Ngon Sạch Lạ khám phá quy trình bắt và chế biến don - đặc sản Quảng Ngãi:
Mời bạn đọc cùng Ngon Sạch Lạ khám phá quy trình bắt và chế biến don - đặc sản Quảng Ngãi:
Don nằm vùi trong lòng đất, thường cách mặt đất khoảng 3cm. Khi đào bắt, người dân sẽ phải dùng tay để bới đất tìm don hoặc dùng nhủi tre (loại làm bằng tre, có lưỡi bằng sắt) để nhủi don. Việc đào thủ công bằng tay được thực hiện trên cạn nên không mấy khó khăn với người dân bản địa, nhưng không hề đơn giản cho du khách bởi việc các đầu ngón tay bới liên tục vào lòng đất làm tay bị tê buốt.
Don thường sống tập trung và di chuyển rất chậm nên người bắt có thể đào từ từ. Phần lớn con don thường có sắc màu vàng nhạt, óng ánh. Một số ít có màu đen như màu con trai.
Để đào được nhanh, theo sự hướng dẫn của người dân địa phương, du khách phải dùng tay khoét vào lòng đất một vũng nước dài khoảng 5cm, rộng 3cm. Độ sâu thì tùy thuộc vào chỗ đào so với mép của mực nước thủy triều hiện tại. Sau đó dùng hai tay khoét liên tục về khoảng đất phía trước.
Don đào xong có thể để ngay trên nền đất cát, nhưng khi thu hoạch vào rổ phải cẩn thận, vì một số con sẽ chui vào lớp đất ngay dưới chỗ vừa đặt. Vỏ don rất mỏng, vì vậy khi đào, người khai thác cần chú ý phải thật nhẹ tay, nếu không don sẽ bị vỡ vỏ và chết.
Khi du khách không thế đào bằng tay thì đừng lo vì đã có dụng cụ ngành xây dựng trợ giúp.
Don đào xong được đem về rửa sạch và ngâm nước cẩn thận trong nhiều giờ liền. Để đẩy nhanh quá trình chế biến, người dân địa phương thường cho vào chậu đựng don sống một vài trái ớt cắt nhỏ, hoặc một ít nước vo gạo nhằm làm cho don nhả cặn bẩn trong miệng .
Sau khi ngâm xong, người chế biến sẽ đun nước sôi, cho don sống vào. Tiếp đến, người nấu sẽ đợi don mở vỏ rồi tiến hành lọc nước cốt. Sau đó, người làm chuẩn bị một chậu nước lạnh, đổ don vào rồi tiến hành quá trình tách vỏ và ruột ra làm hai phần khác nhau.
Nước don lại được bắc lên bếp đun sôi, rồi nêm nếm tùy theo khẩu vị người ăn. Ruột don sau đó được bỏ chung vào tô don. Hành tây, hành lá, bánh tráng, ớt tương, ớt hiểm là những thứ không thể thiếu khi ăn don. Don chỉ ngon khi còn nóng.
Hơn nửa triệu 1kg cá niên đặc sản Quảng Ngãi
Công Xuân
(Dân Việt) Giá bán có thời điểm lên đến 600.000 đồng/kg đã đưa cá niên vào top những đặc sản đắt nhất nhì của Quảng Ngãi.
Cá niên còn được đồng bào thiểu số người Hrê gọi là Cai-lin, còn người Kor gọi là Ca-da-lết, Jia-liếc. Theo một số tài liệu thì cá niên có tên khoa học là Onychostoma gerlachi, thuộc họ cá chép.
Cũng như một số tỉnh, thành miền Trung ở Quảng Nam, Bình Định... cá niên Quảng Ngãi được phân bố trên nhiều con sông suối của miền núi.
Anh Đinh Văn Nhim (32 tuổi, xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) - người có thâm niên hơn 10 năm trong việc săn bắt cá niên bộc bạch: “Cá niên có thể đánh bắt được quanh năm, nhưng nhiều nhất vào mùa hè khi dòng nước ở các con sông suối cạn và trong. Để đánh bắt thì có nhiều hình thức khác, thế nhưng phổ biến nhất là quăng chài, thả lưới và dùng súng bắn tên tự tạo hoặc đoọc để đâm".
Già Phạm Văn Bun (64 tuổi, xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) kể: "Hơn 10 năm về trước, cá niên ở các con sông suối trên địa bàn Ba Tơ nhiều lắm. Theo đó có hôm đi thả lưới được một vài kí là bình thường".
Theo đó giá cá niên đặc sản Quảng Ngãi cũng tăng vọt, có thời điểm lên đến 600.000 đồng/kg, trở thành một trong những sản vật đắt tiền tại địa phương này.
Cũng như một số tỉnh, thành miền Trung ở Quảng Nam, Bình Định... cá niên Quảng Ngãi được phân bố trên nhiều con sông suối của miền núi.
Cá niên đặc sản Quảng Ngãi có mức giá không hề rẻ
Loài cá này thường sống theo bầy đàn và cư trú tập trung nhiều ở những vùng nước sâu dọc các con sông, suối đầu nguồn...thế nhưng chỗ ưa thích nhất của cá niên là dưới chân các con thác, ghềnh đá, đặc biệt là dưới những chân thác bọt nước tung trắng xóa.
Khu vực nước sông, suối chảy là nơi cá niên thường hay sinh sống.
Dù luôn bơi ngược dòng nước xiết, thế nhưng không bao giờ cá niên vượt thác. Thức ăn chính của cá niên là rêu và con hà... bám trên gờ đá. Kích cỡ của cá niên trung bình chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái người lớn. Tuy nhiên tại một số vùng như Trà Bồng, Tây Trà... cá niên đặc sản Quảng Ngãi đánh bắt được to đến 2-3 ngón tay của người lớn.Anh Đinh Văn Nhim (32 tuổi, xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) - người có thâm niên hơn 10 năm trong việc săn bắt cá niên bộc bạch: “Cá niên có thể đánh bắt được quanh năm, nhưng nhiều nhất vào mùa hè khi dòng nước ở các con sông suối cạn và trong. Để đánh bắt thì có nhiều hình thức khác, thế nhưng phổ biến nhất là quăng chài, thả lưới và dùng súng bắn tên tự tạo hoặc đoọc để đâm".
Một trong những hình thức đánh bắt phổ biến là quăng chài.
Ban ngày loài cá niên nhanh nhẹn và khôn khéo, hơn nữa lại sống gần chân thác, ghềnh nên rất khó bắt. Tuy nhiên vào ban đêm cá niên di chuyển chậm hơn nên người dân hay chọn thời điểm này, rồi dùng đèn soi để đâm bắt.Già Phạm Văn Bun (64 tuổi, xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) kể: "Hơn 10 năm về trước, cá niên ở các con sông suối trên địa bàn Ba Tơ nhiều lắm. Theo đó có hôm đi thả lưới được một vài kí là bình thường".
"Chiến lợi phẩm" sau nhiều giờ đi bắt cá niên ven sông, suối.
"Tuy nhiên gần đây, khi cá niên được nhiều người biết đến và trở thành đặc sản nên giá rất cao, dẫn đến số lượng người tham gia đánh bắt đông hơn. Bên cạnh đó hình thức đánh bắt là chích điện nên cá niên hiếm dần. Nhiều khi đi cả đêm mới bắt được vài lạng, nửa kí", anh Phạm Dách, ở xã Ba Vinh, cùng huyện kể.Theo đó giá cá niên đặc sản Quảng Ngãi cũng tăng vọt, có thời điểm lên đến 600.000 đồng/kg, trở thành một trong những sản vật đắt tiền tại địa phương này.
Những sản vật rừng xứ Quảng "hút" người miền xuôi
Công Xuân
(Dân Việt) Sản vật ở vùng miền núi Quảng Ngãi thì rất nhiều và đa dạng. Tuy nhiên không phải tất cả đều được người đồng bằng biết đến và ưa chuộng. Mời bạn đọc Dân Việt cùng "điểm mặt" những sản vật mà người dân đồng bằng rỉ tai "nên tìm mua" nếu có dịp lên miền núi.
Ớt xiêm rừng
Mọc tự nhiên và riêng lẻ từng cây ở các vùng đồi, núi, trên nương rẫy, ớt xiêm rừng có thể thu hoạch quanh năm, thế nhưng nhiều nhất là từ tháng 6-7 hàng năm, với số lượng từ 0,5-1kg trái/cây.
Loài cá hơn nửa triệu đồng/kg
Cá niên còn được đồng bào thiểu số người Hre gọi là Cai-lin, còn người Kor gọi là Ca-da-lết, Jia-liếc. Tên khoa học của cá này là Onychostoma gerlachi, thuộc họ cá chép.
Cá niên thường sống theo bầy đàn và cư trú tập trung nhiều ở những vùng nước sâu dọc các con sông, suối đầu nguồn... thế nhưng chỗ ưa thích nhất của cá niên là dưới chân các con thác, ghềnh đá. Đặc biệt là dưới những chân thác bọt nước tung trắng xóa.
Gần đây cá niên được nhiều người biết đến và trở thành đặc sản nên giá rất cao, có thời điểm lên đến 600.000 đồng/kg, trở thành một trong những sản vật đắt tiền nhất ở Quảng Ngãi.
Tiêu "ở truồng"
Do đại đa số cây tiêu 3-5 tuổi ở đây bị trụi đoạn phần gốc đến 1-2m, cho nên một số người còn gọi tên tiêu "ở truồng" là vì vậy.
Hạt tiêu Ba Lế có phần thịt dày và hạt nhỏ hơn các loại tiêu trồng bình thường, còn mùi vị cũng khác biệt hẳn: cay và rất thơm nhưng không nồng xé; có vị hơi ngọt. Vì vậy ngoài sử dụng làm gia vị tẩm ướp cho thực phẩm thịt, cá... tiêu Ba Lế còn được người dân ăn sống, giã vào mắm như ớt trái.
Cho nên dù nhiều người biết tiếng đặt mua hạt tiêu "ở truồng" tươi với giá 300.000-350.000 đồng/kg, nhưng không phải lúc nào cũng có.
Ốc đá Trà Bồng
Ốc đá gần như có mặt ở tất cả các con sông suối vùng miền núi Quảng Ngãi, thế nhưng nhiều nhất là ở huyện Trà Bồng.
Khổ qua rừng - đặc sản " 2 trong 1"
Món ăn được chế biến từ khổ qua rừng còn có tác dụng chữa được khá nhiều bệnh nên ví gọi nó là đặc sản "2 trong 1".
Khổ qua rừng, hay mướp đắp rừng... có tên khoa học là Momordica Charantia. Tuy cùng tên, loài và cũng thuộc họ dây leo... thế nhưng lá của khổ qua rừng nhỏ hơn phân nửa loại khổ qua thường và quả khi trưởng thành có kích cỡ chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái, ước bằng 1/20 so với kích cỡ của trái khổ qua bình thường trồng dưới đồng bằng.
Thời gian gần đây, không chỉ quả mà thân và lá non của khổ qua rừng cũng được nhiều người hỏi mua để về nấu canh ăn, với giá 6.000-10.000 đồng/bó, lọn.
Mọc tự nhiên và riêng lẻ từng cây ở các vùng đồi, núi, trên nương rẫy, ớt xiêm rừng có thể thu hoạch quanh năm, thế nhưng nhiều nhất là từ tháng 6-7 hàng năm, với số lượng từ 0,5-1kg trái/cây.
Ớt xiêm rừng tươi có giá trên 300.000 đồng/kg
Vì không có sự chăm sóc, bón phân nên thân cây ớt xiêm rừng chỉ cao khoảng 0,5-1m và trái thì chỉ nhỉnh hơn đầu que hương một chút. Trái nhỏ nhưng bù lại, ớt xiêm núi rất thơm và có vị cay nhưng không gắt như các loại ớt trồng khác.
Do hương vị đặc biệt nên loại ớt này được mua về phơi khô, rồi xay nhuyễn để sử dụng dần
Chính hương vị đặc biệt như vậy cho nên ngoài để ăn sống, ớt xiêm rừng còn được mua về phơi khô, rồi xay nhuyễn để sử dụng dần; hoặc rửa sạch rồi ngâm thành ớt muối cho vào chai nhựa có dung tích khoảng 0,5 lít/chai để bán, với giá từ 80.000-100.000 đồng/chai, tương đương khoảng 300-320.000 đồng/kg.Loài cá hơn nửa triệu đồng/kg
Cá niên còn được đồng bào thiểu số người Hre gọi là Cai-lin, còn người Kor gọi là Ca-da-lết, Jia-liếc. Tên khoa học của cá này là Onychostoma gerlachi, thuộc họ cá chép.
Cá niên - sản vật núi có giá "chát" nhất
Kích cỡ của cá niên trung bình chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái người lớn. Tuy nhiên tại một số vùng như Trà Bồng, Tây Trà... cá niên đánh bắt được to đến 2-3 ngón tay của người lớn.Gần đây cá niên được nhiều người biết đến và trở thành đặc sản nên giá rất cao, có thời điểm lên đến 600.000 đồng/kg, trở thành một trong những sản vật đắt tiền nhất ở Quảng Ngãi.
Tiêu "ở truồng"
Do đại đa số cây tiêu 3-5 tuổi ở đây bị trụi đoạn phần gốc đến 1-2m, cho nên một số người còn gọi tên tiêu "ở truồng" là vì vậy.
Một gốc tiêu Ba Lế
Không dùng trụ gỗ chết, hay bê tông... 100% cây tiêu Ba Lế (huyện Ba Tơ) được thả bò trên một số loại cây sống có thân to, chủ yếu là: gòn gai, mít, ké...Hạt tiêu Ba Lế có phần thịt dày và hạt nhỏ hơn các loại tiêu trồng bình thường, còn mùi vị cũng khác biệt hẳn: cay và rất thơm nhưng không nồng xé; có vị hơi ngọt. Vì vậy ngoài sử dụng làm gia vị tẩm ướp cho thực phẩm thịt, cá... tiêu Ba Lế còn được người dân ăn sống, giã vào mắm như ớt trái.
Giá hạt tiêu Ba Lế tươi từ 300.000-350.000 đồng/kg, nhưng không phải lúc nào cũng có.
Mười mấy năm trở lại đây, khi cây nguyên liệu bạch đàn, rồi keo có giá, người dân bắt đầu phá bỏ tiêu "ở truồng" để lấy đất trồng các loại cây nói trên, dẫn đến số lượng cây tiêu tụt giảm "không phanh", ước toàn xã chỉ còn vài trăm gốc.Cho nên dù nhiều người biết tiếng đặt mua hạt tiêu "ở truồng" tươi với giá 300.000-350.000 đồng/kg, nhưng không phải lúc nào cũng có.
Ốc đá Trà Bồng
Ốc đá gần như có mặt ở tất cả các con sông suối vùng miền núi Quảng Ngãi, thế nhưng nhiều nhất là ở huyện Trà Bồng.
Ốc đá
Ốc đá có màu đen, con trưởng thành dài khoảng từ 3-7cm, với phần đuôi nhỏ và đầu to cỡ bằng ngón tay út người lớn. Ngoại trừ lúc mưa to, lũ lớn... ốc đá có thể tìm bắt được quanh năm.
Do thịt thơm ngon nên hiện được nhiều người biết đến và tìm mua khi có dịp lên núi
Trước kia ốc đá được người dân miền núi tìm bắt mang về để chế biến làm thức ăn cho gia đình. Thế nhưng gần đây do thịt thơm ngon nên ốc đá được nhiều người biết đến và tìm mua, với giá hiện từ 8.000-10.000 đồng/lon.Khổ qua rừng - đặc sản " 2 trong 1"
Món ăn được chế biến từ khổ qua rừng còn có tác dụng chữa được khá nhiều bệnh nên ví gọi nó là đặc sản "2 trong 1".
Khổ qua rừng, hay mướp đắp rừng... có tên khoa học là Momordica Charantia. Tuy cùng tên, loài và cũng thuộc họ dây leo... thế nhưng lá của khổ qua rừng nhỏ hơn phân nửa loại khổ qua thường và quả khi trưởng thành có kích cỡ chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái, ước bằng 1/20 so với kích cỡ của trái khổ qua bình thường trồng dưới đồng bằng.
Trái khổ qua rừng
Dù là một loại đặc sản và có nhiều công dụng như vậy thế nhưng khổ qua rừng có giá bán khá rẻ. Theo đó chỉ cần 20.000-30.000 đồng là có thể mua được 300-400 gram, đủ để nấu một nồi canh thật lớn cho cả nhà ăn.Thời gian gần đây, không chỉ quả mà thân và lá non của khổ qua rừng cũng được nhiều người hỏi mua để về nấu canh ăn, với giá 6.000-10.000 đồng/bó, lọn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét