Nhiều người thuộc lòng bài thơ "Nhớ con sông quê hương" của thi sĩ Tế Hanh nhưng không phải ai cũng từng tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của con sông này.
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc/ Nước gương trong soi tóc những hàng tre/ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng….” Đây là những câu mở đầu trong bài thơ nổi tiếng Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh. Bài thơ này nhiều người thuộc lòng vì được đưa vào sách giáo khoa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết dòng sông mà Tế Hanh nhung nhớ đẹp ra sao.
Đây là con sông chảy qua xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi – quê hương của nhà thơ Tế Hanh.
Ghe thuyền soi bóng trên sông Trà Bồng.
Nhiều khối đá mọc lên giữa sông tạo nên cảnh tượng thi vị.
Đây là "Đá chồng" - vì chúng như được ai đó xếp chồng lên nhau.
Hòn "Đá chát" với vết nứt như ai dùng búa bổ đôi. Hòn đá này có cả sự tích. Người già kể rằng ngày xưa có một con rết khổng lồ ẩn trú trong hòn Đá Chát. Mỗi lần nghe tiếng ghe thuyền khua nước trên sông là con rết bò ra tấn công. Để cứu ngư dân, ông trời nổi sấm sét đánh thẳng vào Đá Chát khiến hòn đá vỡ đôi. Nếu nhìn kỹ trên bề mặt Đá Chát có nhiều đường rằn ri. Đó là vết máu túa ra từ thân rết in hằn trên mặt đá!
Những con thuyền được sửa chữa dọc bờ sông sau nhiều chuyến vươn khơi.
Bình minh thơ mộng.
Nơi con sông Trà Bồng đổ ra biển được gọi là Cửa Sa Cần.
Ngư dân thường dựng những chiếc cầu nhỏ như thế này để nối bờ với thuyền thúng.
Cảnh tượng dọc sông rất yên bình.
Một người đàn ông ngồi ngắm sông. Lưng anh có hình xăm con cá. Con cá, con tôm, con mực...đã nuôi sống, đã chắp cánh cho bao ước mơ của ngư dân sống dọc con sông này. Vì vậy, dù bôn ba nơi đâu những người con nơi đây luôn nhớ con sông quê hương.
Theo Đoàn Như Phú (NLĐ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét