Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2017

Dạo chốn thần tiên tại thác Tam Hợp

(Blogtamsu) -  Cảnh đẹp núi rừng, thác nước hoang sơ, vẻ đẹp thiên nhiên được miêu tả rõ nét như “bức tranh màu” nơi chốn thần tiê
Cảnh đẹp núi rừng, thác nước hoang sơ, vẻ đẹp thiên nhiên được miêu tả rõ nét như “bức tranh màu” nơi chốn thần tiên. Thác Tam Hợp, ngọn thác có 3 dòng chảy lớn từ độ cao 70m còn giữ rất rõ nét đặc trưng của mình.
Cách trung tâm Tp Bảo Lộc – Lâm Đồng 35km, đi theo bảng hướng dẫn rẽ phải vào “Hoa Viên Địa Tạng Vương”. Chùa cách đó khoảng 5km hướng đường đất đỏ. Thác Tam Hợp thuộc khuân viên chùa Di Đà, ngôi chùa tọa lạc trên ngọn núi không quá cao nên đã tạo được vẻ tâm linh và thanh tịnh. Nơi đây còn được mệnh danh là “Chốn thần tiên” trên phố núi cao nguyên chè.
tien-canhblogtamsuvn (1)
 “Cổng chào chùa Di Đà”
Để đến được nơi chốn thần tiên này, chúng ta sẽ đi qua “Tu viện Bá Nhã” (xã Damb’ri – Tp Bảo Lộc) có kiến trúc độc đáo mang màu sắc ÁĐông. Dọc đường tới chốn thần tiên chúng ta còn được chiêm ngưỡn gcảnh đẹp núi rừng với những ngọn núi chập chùng và hàng chục khúc qua hình khửu tay ôm sát ngọn núi. Ngoài ra, ta còn quan sát rõ những đồi chè và cà phê bạt ngàn bao phủ khắp ngọn đồi, tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng như được trải nghiệm đến một vùng đất “thần kì”.
Đến nơi, một cảm giác yên bình sẽ là những suy nghĩ đầu tiên. Khuân  viên chùa được xây dựng và thiết kế khá đẹp kết hợp theo kiến trúc Phật Giáo với dân tộc Châu Mạ. Thảm cỏ xanh rì chảy dài trên từng bước đi để dẫn chúng ta vào trong Chánh điện. Khí trời, gió núi và khung cảnhxung quanh sẽ tạo cho ta cảm giác như đến vùng đất “lạ”. Hít một hơi thật xâu, cái khí se se lạnh cùng với hương vị của núi rừng sẽ tạo cho ta một cảm giác như được bay trên không trung.
thac tam hop blogtamsuvn1 (4)
thac tam hop blogtamsuvn (2)
 thac tam hop blogtamsuvn1 (2)
“Một góc chùa Di Đà”
Để xuống được thác “Tam Hợp” thì có 2 lối đi. Một là chúng ta phải băng xuyên rừng, đoạn đường xuống thác hơi khó đi vì nằm giữa lưng trừng núi, đường hẹp và cây cổ thụ tránh ngang đường. Nhưng đây thật sự là một trải nghiệm thú vị và khó quên khi lựa chọn đoạn đường này vì được ngắm nhìn những thảm thực vật cùng với cây rừng quí hiếm nơi đây. Lối xuống thứ 2 sẽ dễ hơn và ít nguy hiểm hơn, ta chỉ cần rông bộ xuống hàng trăm bậc thang được lát đá với độ dài mỗi bậc gần 2 mét. Nhưng lối xuống thứ 2 thường bị đóng lại và chỉ mở cửa vào xế chiều. Nên chúng ta cần liên hệ với nhà chùa để được mở cửa mà không phải băng xuyên rừng.
thac tam hop blogtamsuvn (4)
Ghi chú “Đường xuống thác với hàng trăm bậc thang được lát đá rất sạch sẽ”
Trước khi xuống thác Tam Hợp, ngọn thác nhỏ đầu tiên tuân trào nhưng tiếng nước kêu thì không hề nhỏ. Hàng chục những cục đá khá to mọc nhấp nhô cùng với lối mòn nhỏ dẫn du khách đến với bức thư đầu tiên của “trốn thần tiên”.
tien-canhblogtamsuvn (1).jpg 4
thac tam hop blogtamsuvn (6)
Ghi chú “Cây cầu gỗ bắt ngang qua dẫn tới Thác nhỏ đầu
tiên như bàn tay vẫy chào du khách đến với vùng đất “thần tiên”. Để đến được thác lớn, chúng ta tiếp tục đi qua con suối theo bảng hướng dẫn. Đi tiếp theo con đường mòn với 2 bên là các cây cổ thụ với những bụi trúc lớn. Con dốc xuống thác khá khó đi nên chúng ta cũng cần cẩn thận.
thac tam hop blogtamsuvn1 (3)
“Bảng hướng dẫn xuống thác “Tam Hợp”
thac tam hop blogtamsuvn (3)
Hình 6: Ghi chú “Con đường xuống thác khá khó đi, thách thức chúng ta đến với thác lớn hùng vĩ, giữa đường chúng ta đã nghe tiếng thác nước tuôn chảy mạnh mẽ”
Chảy qua đoạn đường khó này thì trước mắt chúng ta là ngọn thác lớn chảy xối xả. Cảnh đẹp núi rừng xung quanh cùng với tiếng chim, bọt nước sẽ xoa dịu hết nỗi mệt nhọc.
thac tam hop blogtamsuvn (7)
thac tam hop blogtamsuvn1 (1)
thac tam hop blogtamsuvn (5)
thac tam hop blogtamsuvn (1)
Hình 7: Ghi chú “Ngọn thác cao tuân chảy như muốn níu chân chúng ta”.
Nơi đây sẽ là điểm đến thú vị và tâm linh lý tưởng. Là nơi khám phá mới của dân phượt khi đến với Lâm Đồng ngoài thác Damb’ri hùng vĩ. Đặc biệt, nghỉ lại qua đêm tại chùa sẽ là một trải nghiệm khó quên khi chúng ta được tận hưởng hết không khí của núi rừng về đêm.
Đình Ngọc
Nguyễn Đình Ngọc – Sinh viên khoa báo chí trường CĐ Phát thanh – Truyền hình II

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét