Nếu đi từ TP.Kon Tum đến Mường Hoong, phải vượt hơn 150km, ngược đường Hồ Chí Minh, đến gần đến đỉnh đèo Lò Xo, rẽ nhánh bên phải, lên hướng Ngọc Linh. Nếu đi từ Đà Nẵng, Quảng Nam thì cũng xuôi đường Hồ Chí Minh, vượt quá đỉnh đèo Lò Xo chừng hơn 10km thì rẽ trái để đến Mường Hoong. Dù đã được thảm nhựa, song đường đến Mường Hoong vẫn đầy hiểm trở với những rặng núi trải dài tưởng như bất tận, ẩn hiện trong làn sương mờ đục. Con đường uốn mình dưới những rặng núi còn vương nét hoang sơ với những cánh rừng cổ thụ. 
Một thoáng bình yên giữa ruộng lúa Mường Hoong (ảnh: Trần Anh Tuấn) 
Một thoáng bình yên giữa ruộng lúa Mường Hoong (ảnh: Trần Anh Tuấn) 
Đổi lại, du khách có thể thưởng ngoạn những không gian hoang sơ của rừng sâu núi thẳm, với nét dung dị hồn nhiên của trẻ thơ và đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
 
 
Ở Mường Hoong chưa tới 100 hộ dân, người Châu - một nhánh của tộc người Xê Đăng, Kon Tum. Những căn nhà của tộc người Châu như những cây nấm lớn, nằm rải rác trên sườn núi Mường Hoong. Trẻ con trong làng rón rén đứng nép vào hiên nhà đưa ánh mắt thăm dò về phía những người khách lạ. 
 
 
Nhưng vỡ òa trong mắt người lạ vẫn là những cánh đồng lúa bậc thang tựa như miền Tây Bắc. Mùa vàng lúa chín, ruộng bậc thang Mường Hoong đẹp tựa một bức tranh.
 
 
Trần Anh Tuấn, một phượt thủ quê Long Khánh, Đồng Nai cho biết anh rất mê cảnh sắc, con người ở Mường Hoong. Bằng chứng là gần như mùa lúa chín năm nào, nhóm phượt của Tuấn cũng trở lại Mường Hoong, cắm trại, chụp ảnh, trải nghiệm và chia sẻ với cộng đồng những góc ảnh đẹp đến mê hoặc...
Một số ảnh về Mường Hoong của phượt thủ Trần Anh Tuấn.
 
 
 
 
 
 
 Phượt thủ Trần Anh Tuấn
 
 
 
 

 

 
 
 
 
 Phượt thủ Trần Anh Tuấn tại Đắk Glei