Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018
Quốc hiệu nào của nước ta tồn tại hơn 700 năm?
Theo các tư liệu lịch sử, tính tới nay, Đại Việt là quốc hiệu tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam. Quốc hiệu này ra đời vào năm 1054 dưới thời Lý, tồn tại đến năm 1804 dưới thời nhà Nguyễn. Trừ khoảng thời gian nhà Hồ đổi quốc hiệu thành Đại Ngu (1400-1407) và bị nhà Minh đô hộ (1407-1427), quốc hiệu Đại Việt tồn tại trong 723 năm
Quốc hiệu Đại Việt lần đầu xuất hiện dưới thời vua Lý Thánh Tông. Ông là vị vua thứ ba của triều Lý, sau vua Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông. Sau khi lên ngôi năm 1054, Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt. Ông trị vì đất nước trong 18 năm, đến năm 1072.
Với thời gian trị vì lên tới 55 năm (1072-1128), Lý Nhân Tông là vị vua có thời gian trị vì lâu nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, xếp thứ 2 là vua Lê Thánh Tông của nhà Hậu Lê với thời gian trị vì 38 năm (1460-1497).
Đại Việt cũng chính là quốc gia đã đặt nền móng cho giáo dục nước nhà. Năm 1075, thời vua Lý Nhân Tông, lần đầu tiên trong lịch sử, nhà Lý cho mở kỳ thi Minh kinh bác học và Nho học tam trường. Một năm sau, nhà Lý tiếp tục cho xây dựng trường Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu, nền giáo dục, khoa cử nước ta bắt đầu từ đó
rong 723 năm tồn tại của mình, quốc gia Đại Việt có hai kinh đô gồm kinh đô Thăng Long từ năm 1054 đến năm 1788 và kinh đô Phú Xuân (Huế) dưới thời Tây Sơn và thời Nguyễn từ năm 1788 đến năm 1804.
Nắm quyền trị vì đất nước trong 360 năm (1428-1788), Hậu Lê chính là triều đại phong kiến trị vì Đại Việt lâu nhất, tiếp theo là nhà Trần với 175 năm, nhà Lý 171 năm
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét