Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt

TTO - Dinh tỉnh trưởng tọa lạc trên một đỉnh đồi cao, người dân hay gọi là đồi dinh ở ngay trung tâm thành phố. Nơi đây được xem là vị trí đắc địa với tầm nhìn thoáng, rộng nhìn về đủ các hướng của Đà Lạt.



Current Time0:00
/
Duration3:35
Auto


Một công trình đẹp nằm ở vị trí đắc địa, đáng tiếc công trình bị hoang phế do không được tôn tạo - Video: MAI VINH
Xem thêm video khác trên TVO
Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt - Ảnh 2.
Khu Dinh tỉnh trưởng là mảng xanh hiếm hoi còn lại của Khu trung tâm Hòa Bình - Ảnh: MAI VINH
Trong đồ án quy hoạch chi tiết khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đưa ra phương án "di dời nguyên khối" Dinh tỉnh trưởng để xây dựng một công trình có khối tích lớn, cao 10 tầng có chức năng khách sạn, trung tâm thương mại.
Hiện tại, toàn khu Hòa Bình - Đà Lạt chỉ có khoảnh rừng nhỏ ở Dinh tỉnh trưởng (đường Lý Tự Trọng, phường 1, TP Đà Lạt) là mảng xanh đô thị. Nhiều chuyên gia nhìn nhận mảng xanh hiếm hoi này phần nào tạo sự cân bằng cảnh quan vốn hiếm hoi tại khu vực trung tâm Đà Lạt.
Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt - Ảnh 3.
Dinh tỉnh trưởng là căn biệt thự được xây dựng khoảng năm 1910, từ lâu đã không tôn tạo và sử dụng - Ảnh: MAI VINH
Toà dinh thự là nơi ở và làm việc của tỉnh trưởng tỉnh Tuyên Đức trước đây.
Căn biệt thự được người Pháp xây dựng khoảng trước năm 1910, với 2 tầng lầu, 1 tầng trệt. Một thời gian dài, dinh được dùng làm Bảo tàng Lâm Đồng.
Khi bảo tàng dời sang cơ ngơi lớn hơn thì dinh thự này bỏ hoang. Đến năm 2011, UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho một chủ đầu tư tôn tạo và sử dụng khai thác du lịch nhưng việc này vẫn chưa được thực hiện cho đến nay.
Cùng với rạp Hòa Bình, chợ Đà Lạt, khu dinh thự đẹp này là chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử tại Đà Lạt.
Dấu vết vàng son kiến trúc của dinh thự vẫn khiến nhiều người say mê, tìm đến. Những cây cổ thụ được trồng cùng thời điểm xây dựng căn biệt thự cũng đóng vai trò hình thành nên sự độc đáo của khu Dinh tỉnh trưởng.
Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt - Ảnh 4.
Dinh tỉnh trường có 2 mặt tiền. Mặt phía đông chỉ có lối đi bộ, mặt phía tây nhìn về hồ Xuân Hương có lối để ôtô lên xuống - Ảnh: MAI VINH
Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt - Ảnh 5.
Dinh thự nằm giữa một khu đất lớn, có rừng cây bao phủ và tọa lạc trên một đỉnh đồi cao nhất khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt - Ảnh: MAI VINH
Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt - Ảnh 6.
Những cây cổ thụ làm tôn thêm vẻ đẹp cho dinh thự chính - Ảnh: MAI VINH
Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt - Ảnh 7.
Du khách chụp ảnh lưu niệm tại Dinh tỉnh trưởng - Ảnh: MAI VINH
Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt - Ảnh 8.
Trong một dịp lễ hội, ban tổ chức treo những chiếc xe đạp giữa khu rừng cây của dinh để trang trí và không tháo xuống - Ảnh: MAI VINH
Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt - Ảnh 9.
Những chiếc xe đạp tự ý trang trí trong công viên cây xanh của dinh và bỏ mặc một thời gian dài - Ảnh: MAI VINH
Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt - Ảnh 10.
Một căn phòng trong dinh được tận dụng làm kho chất đồ - Ảnh: MAI VINH
Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt - Ảnh 11.
Ổ điện gắn tạm bợ - Ảnh: MAI VINH
Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt - Ảnh 12.
Các bảng quảng cáo chất bừa bộn trong khuôn viên Dinh tỉnh trưởng - Ảnh: MAI VINH
Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt - Ảnh 13.
Một chiếc xe cũ nát bỏ bên trong Dinh tỉnh trưởng - Ảnh: MAI VINH
Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt - Ảnh 14.
Tầng hầm dinh thự bị biến thành nhà kho của một đơn vị triển lãm - Ảnh: MAI VINH
Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt - Ảnh 15.
Lối đi và nền gạch của Dinh tỉnh trưởng vẫn còn chắc chắn dù được xây dựng đã hơn 100 năm - Ảnh: MAI VINH
Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt - Ảnh 16.
Một cánh cửa của Dinh tỉnh trưởng vẫn còn cứng cáp - Ảnh: MAI VINH
Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt - Ảnh 17.
Gác canh bảo vệ dinh thự được xây dựng cùng thời với dinh. Đây cũng là công trình tuy nhỏ nhưng đẹp - Ảnh: MAI VINH
Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt - Ảnh 18.
Những cây cổ thụ khác biệt với các chủng cây thường trồng ở Đà Lạt có rất nhiều trong khuôn viên dinh thự làm cho khu dinh thự thêm đẹp - Ảnh: MAI VINH
Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt - Ảnh 19.
Công trình 10 tầng đồ sộ có kiến trúc được cho là lạc lõng sẽ thay thế Dinh tỉnh trưởng theo dự kiến của tỉnh Lâm Đồng - Ảnh: M.VINH
Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt - Ảnh 20.
Xung quanh Dinh tỉnh trưởng không còn mảng xanh và ken kín bêtông - Ảnh: MAI VINH
MAI VINH

Vì sao Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt được nhiều người quan tâm?

Lâm Viên

    5

Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt được nhiều người quan tâm, đặc biệt từ khi Lâm Đồng công bố quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị khu vực trung tâm Hòa Bình.
Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt /// Ảnh: Lâm Viên
Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt
ẢNH: LÂM VIÊN

Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt được xây dựng từ trước năm 1910, gắn với lịch sử hình thành phát triển của thành phố Đà Lạt. Đây là nơi sinh sống và làm việc của thị trưởng Đà Lạt kiêm tỉnh trưởng Tuyên Đức trước kia. Do đó, người dân địa phương vẫn quen gọi là “Dinh tỉnh trưởng”.
Vì sao Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt được nhiều người quan tâm? - ảnh 1
Mặt tiền chính của Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt
Vì sao Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt được nhiều người quan tâm? - ảnh 2
Bản đồ thị xã Đà Lạt ghi rõ Dinh thị trưởng 
ẢNH: LÂM VIÊN

Dinh thị trưởng Đà Lạt được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt sau ngày 15.3.2019, khi tỉnh Lâm Đồng công bố Quyết định phê duyệt qui hoạch chi tiết thiết kế đô thị tỉ lệ 1/500 trung tâm khu Hòa Bình Đà Lạt, trong đó có đồi dinh tỉnh trưởng. Hằng ngày đều có những người dân Đà Lạt và cả du khách tìm đến Dinh tỉnh trưởng để chiêm ngắm vẻ đẹp của dinh thự này. Nhiều người muốn biết lịch sử của dinh thự có tên gọi Dinh tỉnh trưởng trước khi di dời để thực hiện cụm khách sạn cao tầng tại đây. 
Dinh thự này là một tòa nhà đồ sộ tọa lạc trên đỉnh đồi cao hơn 1.500m (so với mực nước biển) có kiến trúc đẹp bậc nhất ở Đà Lạt, được người Pháp xây dựng khoảng trước năm 1910. Mật độ xây dựng công trình Dinh chỉ khoảng 10%. Tại đây, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát cả thành phố mộng mơ.
Vì sao Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt được nhiều người quan tâm? - ảnh 3
Dinh tỉnh trường nhìn từ hướng cổng vào
Vì sao Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt được nhiều người quan tâm? - ảnh 4
Cầu thang lên sảnh chính
ẢNH: LÂM VIÊN

Trong cuốn sách Đà Lạt xưa của Tạp chí Xưa & Nay do NXB Văn hóa Sài Gòn phát hành năm 2008, tác giả Lê Phỉ có bài viết Kiến trúc Đà Lạt thời Pháp thuộc xếp dinh vào nhóm các công trình kiến trúc lớn.
Tác giả mô tả: “Vào khoảng năm 1917, Công sứ Outrey, các Công sứ, Thị trưởng kế tiếp ở tại đó. Dinh thị trưởng chỉ có 2 tầng… Đó là một kiến trúc khối có 4 cửa: Cửa chính có bậc thang (perron) lên từ hai bên… dinh thị trưởng xe đến thì dừng trước cửa nhưng khách phải lên bậc thềm vì ở dưới có tầng hầm… Cửa vào ngả sau dành cho gia đình có lối lên và xuống cho xe hơi”. Theo ông Lê Phỉ: “Các nhà Pháp thường có tầng hầm, vừa là hầm rượu, hầm dự trữ, kho, nhà bồi”.
Vì sao Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt được nhiều người quan tâm? - ảnh 5
Vì sao Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt được nhiều người quan tâm? - ảnh 6
Kiến trúc có nhiều cửa, cửa sổ nhìn ra 4 hướng
Vì sao Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt được nhiều người quan tâm? - ảnh 7
Từ dinh nhìn xuống Chợ Đà Lạt Ảnh: Lâm Viên
Tầng trên cửa sổ mở ra 4 hướng: phía nam nhìn ra khu chợ và khu người Việt, phía bắc nhìn lên hướng núi Lang Biang, phía đông nhìn xuống hồ, phía tây nhìn sang phía đồi ấp Mỹ Lộc. Một thời, nơi đây từng là Bảo tàng Lâm Đồng. Khi bảo tàng dời về đường Hùng Vương (P.10, Đà Lạt), thì dinh bị bỏ hoang phế.
Đến năm 2011, tỉnh Lâm Đồng có chủ trương giao cho một nhà đầu tư tôn tạo công trình để khai thác kinh doanh, nhưng họ lại không thực hiện. Báo Thanh Niênnhiều lần phản ánh sự hoang phế, lãng phí của dinh thự này. Đến năm 2014 tỉnh Lâm Đồng tôn tạo, chỉnh trang lại Dinh tỉnh trưởng và giao cho Trung tâm Văn hóa tỉnh Lâm Đồng quản lý, sử dụng.
Vì sao Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt được nhiều người quan tâm? - ảnh 8
Từ cuối năm 2015, nơi đây là điểm trưng bày kỷ vật văn hóa người Đà Lạt 
Vì sao Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt được nhiều người quan tâm? - ảnh 9
Một góc trưng bày kỷ vật của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với Đà Lạt
Vì sao Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt được nhiều người quan tâm? - ảnh 10
Biểu tượng Đà Lạt xưa, bản đồ thị xã Đà Lạt
Vì sao Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt được nhiều người quan tâm? - ảnh 11
Trưng bày trang phục của phụ nữ Đà Lạt thập niên 40-50
Vì sao Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt được nhiều người quan tâm? - ảnh 12
Đồ án khách sạn tọa lạc trên Đồi Dinh
Vì sao Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt được nhiều người quan tâm? - ảnh 13
Đồ án quy hoạch tổng thể trung tâm khu Hòa Bình Đà Lạt
ẢNH: LÂM VIÊN

Theo ông Lê Quang Trung, Giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng, Dinh thị trưởng Đà Lạt có giá trị lịch sử nên vẫn được bảo tồn, nhưng di dời nguyên khối. Theo đơn vị tư vấn, dinh thị trưởng chỉ di dời khoảng 10m về hướng bắc nhìn về núi Lang Biang để tạo kết nối hài hòa với công trình khách sạn kết hợp thương mại dịch vụ ở phía nam lô đất.Từ tháng 12.2015, nhân kỳ Festival hoa Đà Lạt, dinh thự này là nơi triển lãm kỷ vật văn hóa người Đà Lạt, với hơn 1.500 kỷ vật do các cá nhân, gia đình ở Đà Lạt đóng góp. Tại đây có nhiều phòng trưng bày theo chủ đề giúp những người gắn bó và yêu mến Đà Lạt sống lại ký ức một thời.
Theo Đồ án Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị khu vực trung tâm Hòa Bình thì Đồi dinh thị trưởng có diện tích 4,43ha, khi thực hiện công trình khách sạn sẽ có kết cấu 3 tầng chìm, 7 tầng nổi, mật độ xây dựng từ 30-70%, trên diện tích đất hơn 16.900m2, chiều cao tối đa 55m…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét