Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

Thực hư kho báu chôn dưới chân cây cầu 500 năm tuổi ở Nam Định

Là 1 trong 3 cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam, cầu Ngói chợ Lương (huyện Hải Hậu, Nam Định) trải qua thăng trầm 500 năm, quyến rũ lòng người bởi vẻ cổ kính, mộc mạc.

Nửa thế kỷ tồn tại
Trong màn mưa cuối xuân, cây cầu với mái ngói thâm nâu bắc qua con sông Hoành càng thêm cổ kính. Cầu nằm bên một cây phượng già, ngày nay người ta không còn nhớ cây đã bao nhiêu tuổi.
Ông Nguyễn Thanh Tiêu (SN 1968), cán bộ BQL di tích xã Hải Anh (Hải Hậu) cho biết, theo như câu đối ghi trên cổng cầu, ngay từ những ngày vùng đất này được khẩn hoang, người ta đã tiến hành xây dựng cây cầu Ngói.
Thực hư kho báu chôn dưới chân cây cầu 500 năm tuổi ở Nam Định
Cầu Ngói chợ Lương
Dòng câu đối: “Lê Hồng Thuận tứ tính thủy mưu giá ốc biệt thành giang thượng lộ/ Hoàng Khải Định thất niên trùng tấp dư lương y cựu kính trung đề”.
Tạm dịch là: “Đời Hồng Thuận (1509-1515), 4 họ tính kế dựng nhà trên cầu thành đường trên nước/ Đời Khải Định thứ bảy (1922) tu sửa như cũ, từng bậc xếp nên gương”.
Như vậy, 500 năm trước, cây cầu Ngói nổi tiếng Nam Định đã được kỳ công xây dựng theo dáng “Thượng gia hạ kiều” - trên nhà dưới cầu. Ban đầu, cầu được lợp bối (cỏ tranh dùng làm mái nhà). Khi trùng tu, cầu được lợp lại bằng ngói.
Hai đợt trùng tu lớn nhất vào năm 1922 và 2011. Hiện nay, cầu Ngói vẫn giữ phong cách kiến trúc thế kỉ 17 và trở thành một trong những cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam.
Cầu Ngói chợ Lương xây dựng nhằm đảm bảo thông suốt giao thông của người dân xưa. Ngày nay, một cây cầu bê tông mới được xây dựng sát bên cạnh để bảo toàn cho cầu Ngói. Cầu Ngói  trở thành di sản chung của cộng đồng.
Câu chuyện kho báu nơi chân cầu
Trải qua 500 năm, cầu Ngói vẫn giữ nguyên dáng vẻ ban đầu. Trên đầu cầu có 4 con nghê, đứng đầu trong các con vật trông coi, thể hiện sự vững chãi.
Cầu gồm 9 gian với chất liệu gỗ lim được dựng trên 36 cột, cong cong như con rồng vươn lên phương Bắc.
Sinh ra, lớn lên tại một ngôi nhà gần cầu, ông Hải (xã Hải Anh) cho biết, từ ngày bé ông thường xuyên cùng bạn bè ra cầu chơi. Vào những đêm mùa hè, nằm trên cầu nghe tiếng ve, phía dưới dòng sông trôi là một ký ức khó quên với người con sinh ra từ mảnh đất này.
Từ mấy trăm năm nay, cây cầu là nơi qua lại của người dân khi đi chợ Lương, đi chùa Lương lễ Phật. Cầu còn là nơi ngồi hóng gió, ngắm trăng, hò hẹn của nhiều đôi nam nữ.
Ông Hải cũng cho biết thêm, ngày trước từng có tin đồn dưới cầu có kho chứa vàng, bạc, châu báu… của một người địa chủ xưa chôn giấu. Bởi vậy, một thời gian, đã có những người dân xuống lòng sông, đoạn dưới chân cầu để tìm kiếm.
Tuy nhiên ông Nguyễn Thanh Tiêu, cán bộ BQL di tích xã Hải Anh, khẳng định, những thông tin trên chỉ là tin đồn thiếu căn cứ. Không hề có vàng, bạc nào dưới chân cầu.
Ông Chinh, Phụ trách văn hóa xã Hải Anh (Hải Hậu), cho biết: “Năm 1990, cầu Ngói được xếp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia cùng đền Thủy Tổ, chùa Lương (trăm gian). Hàng năm, cầu đón nhiều đoàn khách nước ngoài từ Pháp, Anh… về tìm hiểu kiến trúc, tham quan”.
Vẻ đẹp của cây cầu này cũng đi vào bài thơ 'Đợi' của nhà thơ Vũ Quần Phương, sau này được nhạc sĩ Huy Thục phổ nhạc với câu hát 'Em đứng trên cầu đợi anh, đứng một ngày đất lạ thành quen, đứng một đời em quen thành lạ…'.
Xem thêm một số hình ảnh cây cầu:
Thực hư kho báu chôn dưới chân cây cầu 500 năm tuổi ở Nam Định
Trên đầu cầu có 4 con nghê vừa thân thuộc nhưng cũng thể hiện sự uy nghiêm
Thực hư kho báu chôn dưới chân cây cầu 500 năm tuổi ở Nam Định
Câu đối phía cổng cầu
Thực hư kho báu chôn dưới chân cây cầu 500 năm tuổi ở Nam Định
Cầu được được dựng trên 36 cột
Thực hư kho báu chôn dưới chân cây cầu 500 năm tuổi ở Nam Định
Thực hư kho báu chôn dưới chân cây cầu 500 năm tuổi ở Nam Định
Chất liệu gỗ lim khiến cho cầu trải qua hàng trăm năm vẫn vững chãi
Thực hư kho báu chôn dưới chân cây cầu 500 năm tuổi ở Nam Định
Mái cầu xưa được lợp bằng cỏ tranh, nay thay bằng ngói âm dương
Thực hư kho báu chôn dưới chân cây cầu 500 năm tuổi ở Nam Định
Cầu Ngói có dáng cong cong như con rồng
Thực hư kho báu chôn dưới chân cây cầu 500 năm tuổi ở Nam Định
Cầu Ngói chợ Lương (Hải Hậu, Nam Định) cùng với cầu Thanh Toàn (Huế), cầu Chùa (Hội An) là 3 cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam, được phát hành tem năm 2012.
Ngọc Trang - Diệu Bình

Nam Định: Cầu Ngói chợ Lương một trong 3 cầu ngói đẹp nhất Việt Nam

Gia Bảo 
Vanhien.vn - Cầu Ngói chợ Lương, tọa lạc tại xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, cùng với cầu ngói Thanh Toàn (Huế), Cầu Chùa (Hội An) đã được chọn là 3 cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam.
Nét đẹp trong kiến trúc cầu Ngói
Cầu Ngói chợ Lương được xây dựng vào đời Hồng Thuận (1509 - 1515), tu bổ vào các năm 1922 và 2012. Cầu được công nhận di tích lịch sử văn hóa Quốc gia và được trùng tu, bảo quản gần như nguyên vẹn theo thiết kế ban đầu, cầu bắc ngang dòng sông Trung Giang.
Chùa Lương (hay còn gọi là chùa trăm gian) tên chữ là Phúc Lâm Tự cũng được xây dựng vào đời vua Lê Hồng Thuận (1509 - 1515) cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, khi việc quai đê lấn biển đã giành nhiều kết quả. Cầu ngói cách chùa Lương khoảng 100 m, nằm ngay trên con đường dẫn vào chùa, gắn với ngôi chùa thành một cụm di tích.
Toàn bộ cầu 9 gian gỗ lim bắc trên hai hàng cột đá to đẹp với hệ thống cột xà dầm, bố cục chặt chẽ, gia công tỷ mỉ với bàn tay tài hoa người thợ, trạm mộc đạt trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao, khéo léo tạo bộ khung nhà cầu vừa cong uốn lượn mềm mại, mái ngói nam trông như con rồng duyên dáng đang vươn mình bay lên, hình tượng cuốn thư trên hàng trụ, dưới là cửa cuốn. Cuốn thư tạo dáng khá đẹp lại đề 4 chữ “Quần Phương xã kiều” (cầu xã Quần Phương). Mỗi đầu cầu đều có 4 con nghê chầu, dáng vẻ vừa thân thuộc vừa lộ vẻ uy nghiêm, ý nghĩa đặt 4 con nghê ở đây được câu ca dân gian hé mở: “Bốn con nghê đực chầu về tổ tông”.
Kiến trúc cầu ngói có vòm uốn cong mềm mại mang đậm kiến trúc cổ xưa.
Để tạo thành 9 gian nhà cầu, tất nhiên phải cần 10 vì xà cột làm theo lối kiến trúc cổ của dân tộc. Hệ thống xà dầm bố cục chặt chẽ nâng chọn 40 cột cái, cột quân, cấu kiện chủ lực của nhà cầu. Các vì kèo, 36 xà dọc, thượng lương, xà ngang. Xà máng trên, máng dưới, hệ thống hoành rui… đều được gia công tỉ mỉ, đạt yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, khiến bộ khung vừa cong, vừa uốn lượn, khít xà ăn mộng. Mái ngói được lợp rất khéo không bị xô, không bị dột. Người thợ tài hoa xưa đã đạt yêu cầu này nhờ sáng tạo ra kỹ thuật nửa lợp, nửa xây làm cho dáng mái rất đẹp tựa con rồng đang bay.
Song hành cùng thời gian
Cầu Ngói Chợ Lương được xây dựng vào đời Hồng Thuận (1509 - 1515).
Không chỉ thu hút bởi nét trầm mặc của cầu Ngói chợ Lương, nơi đây vẫn gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống đến tận ngày nay, điển hình là chợ phiên. Vào những ngày có số cuối là 1 và 7 theo âm lịch, dân làng đều dành thời gian đi phiên chợ Lương để mua bán hàng hóa. Chợ Lương có tất cả những giá trị truyền thống của một phiên chợ quê Bắc Bộ, người mua, người bán đều là người dân địa phương, mua bán những đồ “cây nhà lá vườn”, đồ thủ công, cây giống… Phiên chợ nào cũng tấp nập người, đặc biệt nhất vẫn là phiên chợ Tết, từ người già đến trẻ nhỏ đều háo hức sắm Tết cùng gia đình.
Mỗi đầu cầu đều có 4 con nghê chầu, dáng vẻ vừa thân thuộc vừa lộ vẻ uy nghiêm.
Cầu 9 gian gỗ lim bắc trên hai hàng cột đá to đẹp với hệ thống cột xà dầm, bố cục chặt chẽ, gia công tỷ mỉ với bàn tay tài hoa người thợ.
Cầu tuy trạm, khắc họa tiết hoa văn đơn giản, song thể hiện hài hoà nét kiến trúc cổ truyền. Cầu là nơi đi lại và dừng chân của khách bộ hành nghỉ ngơi ngắm cảnh sông nước, làng quê, có dịp về thăm những địa điểm du lịch huyện Hải Hậu như bãi biển Thịnh Long, vườn quốc gia Xuân Thủy…




Nguồn: langvietonline.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét