Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Những kiến trúc kiểu Pháp nổi tiếng ở Sài Gòn

Nhà hát Thành Phố, bưu điện Trung Tâm, nhà thờ Đức Bà... là những công trình kiến trúc Pháp tuyệt đẹp và là những điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Sài Gòn.
Nhà hát Thành phố

Những kiến trúc kiểu Pháp nổi tiếng ở Sài Gòn
Nhà hát về đêm.
Những kiến trúc kiểu Pháp nổi tiếng ở Sài Gòn
Những kiến trúc kiểu Pháp nổi tiếng ở Sài Gòn
Các phù điêu ở mặt tiền nhà hát.

Nhà hát thành phố tọa lạc trên con đường Ðồng Khởi (Q.1) bên cạnh là hai khách sạn Caravelle và Continental. Được xây dựng từ năm 1989, đây là công trình văn hóa tiêu biểu và tốn kém nhất ở Sài Gòn thời Pháp thuộc do kiến trúc sư Ferret thiết kế.
Bố cục nhà hát được dựng theo nhà hát kịch Opéra ở Paris, với phòng khán giả, sân khấu lớn, không gian rộng rãi. Ngoài ra, còn có thêm tầng hầm, mái gãy dạng Mansart. Mặt tiền của nhà hát được trang trí nhiều phù điêu được đặt làm từ Pháp, trong đó, nổi bật là 2 tượng nữ thần ở cửa và nhóm các thiên thần dạo nhạc trên đỉnh. Thiết kế bên trong nhà hát hiện đại với đầy đủ thiết bị âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt, nhà hát còn có 2 tầng lầu với những dãy ghế được bố trí theo hình chữ U hướng về sân khấu chính.
Hiện nay Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh là nơi tổ chức biểu diễn sân khấu chuyên nghiệp như: biểu diễn kịch nói, cải lương, ca nhạc, múa ba lê, dân tộc, opera cho tất cả các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước.
Địa chỉ: 7 Công trường Lam Sơn, P. Bến Nghé, Q.1, TP. HCM.
Trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố

Những kiến trúc kiểu Pháp nổi tiếng ở Sài Gòn

Trụ sở Ủy ban Nhân dân TP.HCM được xây dựng từ năm 1898 đến năm 1909, do kiến trúc sư Gardès thiết kế dựa theo motip lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp.
Thời Pháp thuộc, nơi đây có các tên gọi là dinh Xã Tây, dinh Đốc Lý, là trụ sở làm việc của Hội đồng thành phố. Về sau được đổi tên là Tòa thị sảnh. Từ năm 1954 - 1975, gọi là Tòa đô chính Sài Gòn. Sau 30/4/1975 cho đến nay là trụ sở của UBND TP.HCM.
Cấu trúc của tòa nhà khá đơn giản với phần chính giữa là tháp nhọn nhô cao, hai bên có hai tầng mái cân đối. Mặt tiền của toà nhà có 3 bức tượng đắp nổi. Đó là tượng một phụ nữ khoẻ mạnh và một đứa bé đang chế ngự bầy thú dữ (ở giữa). Hai phụ nữ khác trong tư thế cầm gươm (ở hai bên trái, phải). Đặc biệt phía trước tòa nhà là vườn hoa cây cảnh, nơi đặt bức tượng Bác Hồ với thiếu nhi của nhà điêu khắc Diệp Minh Châu. Hàng ngày, có rất nhiều du khách đến công viên trước toà nhà chụp hình thư giãn.
Địa chỉ: 86 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé, Q.1, Tp. HCM.
Nhà thờ Đức Bà

Những kiến trúc kiểu Pháp nổi tiếng ở Sài Gòn
Mặt tiền nhà thờ
Những kiến trúc kiểu Pháp nổi tiếng ở Sài Gòn
Phía sau
Những kiến trúc kiểu Pháp nổi tiếng ở Sài Gòn
Kiến trúc bên trong.

Nhà thờ Đức Bà có mặt tiền trông ra đường Nguyễn Du, lưng giáp đường Lê Duẩn, hai bên hông là quảng trường Công xã Paris.
Công trình này được xây dựng từ năm 1877 đến năm 1880 có chiều rộng 35m, chiều dài 93m, do kiến trúc sư người Pháp Bonard thiết kế, mô phỏng nhà thờ Notre Dame của Paris, nhưng nhỏ hơn và thuộc loại đẹp nhất trong số các nhà thờ ở các nước thuộc địa của Pháp thời đó.
Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6m và hai tháp có 6 chuông đồng lớn nặng 25.850 tấn - hiện nay là bộ chuông lớn nhất Việt Nam. Ðứng trước nhà thờ là tượng Ðức mẹ Hòa Bình bằng cẩm thạch ý, cao 4,2m, nặng 8,5 tấn làm tại Rome được dựng vào năm 1959. Tường của nhà thờ được xây bằng gạch trần màu nâu đỏ đưa từ Marseille sang.
Vào ngày 7 - 8/12/1959, Tòa thánh Vatican đã có quyết định nâng nhà thờ Đức Bà lên hàng Vương cung Thánh đường (Basilique). Hàng ngày, nhà thờ có nhiều giờ lễ khác nhau. Đặc biệt, ngày chủ nhật vào lúc 9h30 có lễ dành cho người nước ngoài.
Địa chỉ: 1 Công xã Paris, P. Bến Nghé, Q.1, Tp. HCM.
Chợ Bến Thành

Những kiến trúc kiểu Pháp nổi tiếng ở Sài Gòn
Những kiến trúc kiểu Pháp nổi tiếng ở Sài Gòn

Chợ Bến Thành do hãng thầu Brossard et Maupin khởi công xây dựng từ năm 1912 đến tháng 3/1914. Sau khi hoàn thành, người dân gọi là chợ Mới hay chợ Sài Gòn để phân biệt chợ cũ. Sau năm 1957, chợ đổi tên như hiện nay.
Chợ Bến Thành có 4 ô cửa và 4 tháp cổng có gắn đồng hồ nhìn ra 4 con đường trung tâm quận 1, lần lượt theo các hướng Bắc, Nam, Đông là đường Lê Lợi, đường Phan Bội Châu, đường Phan Chu Trinh và cổng chính có tháp cao nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang. Trong một số trường hợp, cổng chính của chợ được coi là biểu tượng của TP. HCM.
Hiện chợ có hơn 3.000 sạp hàng, bán sỉ, lẻ từ thực phẩm, vật dụng hàng ngày đến hàng xa xỉ phẩm. Chợ bắt đầu hoạt động từ 4h sáng và đóng cử vào lúc 18h hàng ngày. Ngoài phục vụ cho việc buôn bán, sắm sửa của người dân thành phốn, hàng năm, chợ cũng đón tiếp hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm.
Địa chỉ: Cửa Nam (nằm giữa các đường Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn - Công trường Quách Thị Trang) - Phường Bến Thành - Quận 1, TP. HCM
Bưu điện Trung Tâm Sài Gòn

Những kiến trúc kiểu Pháp nổi tiếng ở Sài Gòn
Những kiến trúc kiểu Pháp nổi tiếng ở Sài Gòn

Khác với các công trình kiến trúc đậm nét Pháp ở trên, Bưu điện Trung Tâm Sài có nhiều đặc trưng của phong cách kiến trúc châu Âu kết hợp với châu Á, được xây dựng từ 1886 đến năm 1891, do kiến trúc sư Villedieu thiết kế. Tòa nhà đồ sộ này tọa lạc trên gò đất cao bên hông nhà thờ Đức Bà, phía sau là đường Hai Bà Trưng.
Mặt tiền của bưu điện được trang trí những bảng tên một số danh nhân Pháp như Laplace, Voltaire, Arage, cùng một số ô vuông trang trí được tạo hình quen thuộc... Trên vòng cung ngôi nhà có chiếc đồng hồ lớn. Bước chân vào phía trên trong, khách thấy hai bên tường cao là hai bản đồ lịch sử của Sài Gòn, các kiến trúc gothic và hơn 35 quầy phục vụ khách hàng. Ngoài ra, còn có các quầy bán đồ lưu niệm với các sản phẩm handmade đậm nét Việt.
Địa chỉ: 2 Công xã Paris, P. Bến Nghé, Q.1, Tp. HCM.
An Huỳnh
Ảnh: An Huỳnh, Huy Vũ
Theo Bưu Điện Việt Nam

Những điều ít biết trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

6 quả chuông nặng gần 30 tấn, đàn organ cổ nhất nhì Việt Nam, đồng hồ khổng lồ... trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn gần 140 năm tuổi rất ít người biết đến.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây năm 1877, hoàn thành ba năm sau đó với tổng kinh phí khoảng 2,5 triệu France Pháp theo tỷ giá thời bấy giờ. Công trình dài 91 m; rộng 35,5 m; vòm mái chính cao 21 m và hai tháp chuông cao gần 57 m. Toàn bộ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch làm tại Marseille để trần, không tô trát, không bám bụi rêu (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi).
 
Sau gần 140 năm, nhà thờ Đức Bà đã trở thành một công trình kiến trúc biểu tượng của Sài Gòn. Nằm ở trung tâm quận 1, lại là nhà thờ Chánh tòa của Tổng giáo phận TP HCM nên đây là địa điểm người dân thường tập trung về vào các dịp lễ, Tết, nhất là Noel.
 
Ngoài kiến trúc đặc sắc, bên trong nhà thờ Đức Bà còn có những "cổ vật" đặc biệt mà không nhiều người được biết, ở 2 tháp chuông cao gần 58 m và gác đàn nằm tại ngọn tháp này (đối diện bàn thờ chính). Trong ảnh là cầu thang duy nhất dẫn lên tháp chuông nhà thờ, rộng khoảng 40 cm.
 
Gác chuông cao gần 37 m kể từ mặt đất, rất tối. Sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống sâu hút, lạnh người. Gác chuông bên phải (phía bên Trường Hòa Bình) có hai chuông mang tên nốt nhạc La và Do. Gác chuông bên trái có 4 quả chuông Sol, Si, Mi và Re.
 
Ba quả chuông to nhất là Sol nặng 8.745 kg, Si nặng 3.150 kg và quả Re nặng 2.194 kg. Tổng trọng lượng các quả chuông là gần 30 tấn, đều được đúc ở Pháp năm 1879. Đặc điểm của chuông nhà thờ là có âm sắc riêng không thể lẫn vào đâu.
 
Những chiếc chuông được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba quả chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật rờle điện. Khi đổ cùng lúc 6 chuông, tiếng chuông được cho là vang xa trong phạm vi khoảng 10 km.
 
Giữa 4 quả chuông của tháp bên phải (phía Bưu điện thành phố) là một cầu thang nhỏ dẫn lên đỉnh ngọn tháp. Trên đó có 4 cửa và ban công, từ đây có thể ngắm mọi hướng của thành phố. Hiện, cả 2 tháp chuông đều bị xuống cấp nghiêm trọng, mỗi lần mưa nước đều tạt vào trong.
 
Giữa hai ngọn tháp, đối diện bàn thờ chính của ngôi thánh đường là gác đàn. Tại đây đặt một chiếc đàn organ ống, được cho là một trong hai cây cổ nhất Việt Nam hiện nay. Nó được các chuyên gia nước ngoài làm thủ công, thiết kế riêng để âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn. Phần thân đàn cao khoảng 3 m, ngang chừng 4 m, dài 2 m chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng 10 cm. 
 
 
Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường hiện nay dùng tay gõ và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3m, ngang khoảng 1m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm.
Bên trong đàn được thiết kế tương tự đàn piano nhưng phức tạp hơn. Đàn còn có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh, tương tự kiểu đánh đàn K'lông Pút của Tây Nguyên. Tuy nhiên, do thiếu bảo quản nên đàn đã hỏng hoàn toàn (bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay).
 
 
Cũng nằm ở giữa 2 tháp chuông, phía trên gác đàn có căn phòng đặt bộ máy của chiếc đồng hồ khổng lồ nhà thờ Đức Bà. Từ bộ máy có trục bằng sắt nối với đồng hồ lớn đặt ở bên ngoài, phía mặt trước nhà thờ.
 
Bộ máy đồng hồ to như một chiếc tủ chứa quần áo loại lớn, cao khoảng 2,5 m, dài khoảng 3 m và ngang độ hơn một mét.
 
Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ reo trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét