Đại Giác là tên một ngôi chùa cổ nhất miền Nam, tọa lạc ở Cù lao Phố - một hòn đảo nằm giữa sông Đồng Nai, phía đông nam TP.Biên Hòa. Tương truyền từ ngôi chùa này, đã tạo nên một thiên tình sử ngang trái và cảm động.
Yêu đơn phương
Theo thư tịch cổ, chùa Đại Giác được dựng từ năm 1412. Ban đầu chỉ là một cái am nhỏ lợp tranh thờ Phật, về sau khi cư dân dần dần đông đúc mới xây dựng thành một ngôi chùa lớn (năm 1665) và được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Nam.
Tương truyền, thời chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi, ông đã cùng bầu đoàn thê tử đến đất Đồng Nai và nương náu ở chùa này. Lúc ấy, người con gái thứ ba của chúa tên là Ngọc Anh, tuy tuổi còn nhỏ nhưng đã tỏ ra uyên thâm Phật học, thích ăn chay trường và tụng kinh niệm Phật... Khi đoàn người tiếp tục bôn tẩu, Ngọc Anh đã xin được ở lại chùa Đại Giác, nương mình vào cửa Phật vì không muốn bị cuốn vào cuộc binh đao, tranh giành quyền lực. Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh dẹp được nhà Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long. Sau khi yên vị và vỗ an dân chúng, vua xuống chiếu triệu hồi công chúa Ngọc Anh về kinh đô Phú Xuân. Không thể cãi mệnh vua cha, công chúa từ giã ngôi chùa thân thương mà lòng còn luyến tiếc cuộc sống thanh bần nơi cửa Phật. Về đến Huế, công chúa nguyện sẽ không lấy chồng mà vẫn ăn chay niệm Phật, vui cùng câu kinh tiếng kệ nơi phủ riêng của mình để cầu cho quốc thái dân an...
Lúc ấy, ở phương Nam nổi lên một vị thiền sư mà tên tuổi trỗi vượt ở sự đạo hạnh, thông kim bác cổ và khả năng thuyết giảng về Phật pháp đặc biệt xuất chúng. Đó là thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành. Không ai biết thiền sư sinh năm bao nhiêu, nhưng ông được mô tả là người có vóc dáng cao lớn, khuôn mặt phúc hậu, giọng nói rất truyền cảm... Nhờ những khả năng xuất sắc ấy mà ông là vị sư đầu tiên của miền Nam được vua Gia Long phong là Quốc sư.
Khi vua Minh Mạng nối ngôi vua cha, ông đã cho vời thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành về kinh đô để thuyết pháp cho hoàng tộc và triều đình. Tuy nhiên, điều ít ai ngờ là ngay khi gặp và nghe thiền sư giảng giải, công chúa Ngọc Anh đã đem lòng yêu thương - một cách say đắm và mãnh liệt. Dù biết là không nên, không phải nhưng vì quá thương mến, công chúa đã đề nghị thiền sư phá giới để sánh duyên với mình. Liễu Đạt Thiệt Thành hết sức khó xử, thiền sư đã ân cần khuyên giải, phân tích. Ai ngờ, công chúa đã không tỉnh ngộ mà còn nhờ vua Minh Mạng tác hợp cho mình. Giữa lúc bối rối, khó xử đó thì sư phụ của thiền sư là hòa thượng Phật Ý Linh Nhạc, trụ trì chùa Từ n (Gia Định) vừa viên tịch. Nhân cơ hội này, thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đã xin trở vào Gia Định chịu tang thầy và chấp chánh chùa Từ n.
Kết thúc cuộc tình
Từ khi thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành vào Gia Định thì ở kinh thành Huế công chúa Ngọc Anh ngày đêm thương nhớ đến nỗi sức khỏe suy sụp. Khi vua thân hành đến thăm thì công chúa nài nỉ vua cho mình vào chùa Từ n cúng dường, lễ Phật. Cảm thương cho hoàn cảnh của người chị ruột, vua Minh Mạng cho phép công chúa và đoàn tùy tùng lên đường. Họ mang theo nhiều lễ vật xuôi Nam...
Hay tin công chúa vào Nam, thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành hốt hoảng, người sắp đặt, căn dặn các đệ tử chu đáo rồi trẩy về đất Đồng Nai, vào chùa Đại Giác (nơi công chúa từng quy y), quyết định nhập thất trong 2 năm. Khi công chúa đến chùa Từ n, nàng vô cùng hụt hẫng vì không được diện kiến người mình yêu thương. Hỏi thăm chúng tăng, ai cũng trả lời là không biết thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đi đâu. Mệt mỏi vì cuộc hành trình vạn dặm cộng thêm nỗi thất vọng ê chề, nỗi tương tư u uẩn, công chúa lại ngã bệnh, lần này bệnh càng ngày càng trầm trọng. Lo sợ công chúa có mệnh hệ gì thì nhà chùa cũng bị trách nhiệm, chúng tăng ở chùa Từ n đành phải nói rõ sự thật. Đang nằm liệt giường, nghe biết thiền sư đang nhập thất ở chùa Đại Giác, công chúa bật dậy ngay, nàng thông báo cho quan Tổng trấn Gia Định (lúc đó là Lê Văn Duyệt - NV) là mình sẽ lên chùa Đại Giác cúng dường. Quan tổng trấn bèn cử một đoàn hộ tống.
Sau khi cúng dường, công chúa đã nhờ người dẫn đến tịnh thất. Cửa đóng im ỉm. Công chúa lên tiếng xin được gặp mặt, nhưng thiền sư vẫn không lên tiếng. Đau khổ tột cùng, công chúa quỳ trước tịnh thất, không ăn không uống quyết gặp mặt bằng được thiền sư mới thôi, nhưng cửa tịnh thất vẫn không mở. Cuối cùng, công chúa dập đầu trước tịnh thất mà nói: “Nếu hòa thượng không tiện ra cho tiện thiếp gặp, thì xin cho tiện thiếp được thấy bàn tay của hòa thượng rồi tiện thiếp sẽ hân hoan ra về”. Cảm động trước tấm lòng của công chúa, thiền sư đã đưa bàn tay qua ô cửa nhỏ ra bên ngoài. Công chúa nắm lấy bàn tay đó, vừa khóc vừa hôn một cách say đắm, nước mắt ướt đẫm bàn tay của vị thiền sư...
Nửa đêm hôm đó, khi cả chùa Đại Giác đang say ngủ thì tịnh thất phát hỏa. Lúc mọi người chạy ra dập lửa thì tịnh thất đã cháy rụi, nhục thân của thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành cũng đã cháy đen. Điều kỳ lạ là ở bức vách chánh điện vẫn còn bài kệ của thiền sư viết bằng mực đen: “THIỆT đức rèn kinh vẹn kiếp trần/THÀNH không vẩn đục vẫn trong ngần/LIỄU tri mộng huyễn chơn như huyễn/ĐẠT đạo mình vui đạo mấy lần” (những chữ in đầu câu ghép thành tên thiền sư, là do người sau muốn thể hiện bằng chữ quốc ngữ như thế - NV).
Công chúa đã ở lại chờ lo xong hậu sự cho thiền sư. Ba ngày sau đó, nàng uống thuốc độc quyên sinh tại hậu viên chùa Đại Giác, kết thúc một mối tình đơn phương và ngang trái.
Chùa Đại Giác nay thuộc ấp Nhị Bình, xã Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa (Đồng Nai).
Chùa Đại Giác và mối tình đơn phương bi ai nhất trong hoàng tộc Việt Nam
Chuyện tình đơn phương của công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh – hoàng nữ vua Gia Long với vị Thiền sư đáng kính đất phương Nam Liễu Đạt Thiệt Thành được người đời ví như câu chuyện tình hoàng tộc bi ai nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam...
... Nhưng cũng vì thế mà để lại cho đời sau những giai thoại cảm động.
Theo thư tịch còn lại của chùa Đại Giác, chùa được lập từ năm 1412, ban đầu là một cái am nhỏ thờ Phật, sau dần dần, dân cư đến sinh sống đông đúc đã hình thành một ngôi chùa lớn. Đến nay, chùa Đại Giác vẫn được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Nam.
Khi nhà Tây Sơn thắng thế, Nguyễn Ánh trên đường trốn chạy đã từng ghé qua ngôi chùa này và được nhà chùa cưu mang. Không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, chùa Đại Giác còn chứng kiến một câu chuyện tình đẹp đã trở thành giai thoại đất Đồng Nai.
Theo thư tịch còn lại của chùa Đại Giác, chùa được lập từ năm 1412, ban đầu là một cái am nhỏ thờ Phật, sau dần dần, dân cư đến sinh sống đông đúc đã hình thành một ngôi chùa lớn. Đến nay, chùa Đại Giác vẫn được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Nam.
Khi nhà Tây Sơn thắng thế, Nguyễn Ánh trên đường trốn chạy đã từng ghé qua ngôi chùa này và được nhà chùa cưu mang. Không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, chùa Đại Giác còn chứng kiến một câu chuyện tình đẹp đã trở thành giai thoại đất Đồng Nai.
Công chúa Ngọc Anh - công chúa thứ ba của Nguyễn Ánh
Chùa Đại Giác thuộc thôn Bình Hoàng, xã Hiệp Hòa, tổng Trấn Biên (nay thuộc ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa, Đồng Nai). Theo lời kể của các bậc tiền nhân để lại cho con cháu, năm 1801, khi bị quân Tây Sơn truy đuổi, Nguyễn Ánh trên đường chạy trốn đã từng dừng chân tại chùa Đại Giác.
Trong bầu đoàn thê tử của Nguyễn Ánh có công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh là người sắc nước hương trời.
Công chúa Ngọc Anh là vị công chúa thứ ba của Nguyễn Ánh, khi chạy trốn cùng với vua cha tuổi đời còn nhỏ, nhưng lại là người uyên thâm về Phật học, từ bé đã chăm chỉ đi chùa chiền, lễ tạ, chịu khó ăn chay trường và tụng kinh niệm Phật.
Khi dừng lại ở chùa Đại Giác, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã xin với Nguyễn Ánh cho được ở lại chùa Đại Giác, xuất gia và ẩn mình nơi cửa Phật vì không muốn bị cuốn vào cuộc tranh giành quyền lực giữa Nguyễn Ánh và nhà Tây Sơn.
Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Anh lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long và chọn kinh đô ở Huế đã gửi chiếu thư triệu hồi công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh về kinh thành. Không thể cãi lệnh vua cha, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh lên đường về kinh mà lòng vẫn còn lưu luyến cuộc sống thanh bạch, không vướng bụi trần chốn cửa Phật.
Trải qua nhiều thăng trầm, chứng kiến nhiều cảnh loạn ly, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã nguyện sẽ không lấy chồng mà thành tâm ăn chay trường niệm Phật tại phủ của mình, cầu sự thái bình, thịnh trị cho triều đại nhà Nguyễn.
Nhưng phận đời khó tránh, công chúa Ngọc Anh cuối cùng cũng không thoát khỏi chữ “tình”. Thuở đó đất phương Nam có một vị Thiền sư nổi tiếng là Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành.
Không ai rõ Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành sinh năm bao nhiêu, nhưng đức độ và sự uyên bác của ông thì ai cũng kính nể. Theo sử sách ghi lại, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành có dáng người cao to, gương mặt tuấn tú, phúc hậu, giọng nói truyền cảm, dáng vẻ oai nghiêm, đĩnh đạc, có tài hùng biện.
Với kiến thức Phật học uyên bác và khả năng thuyết giảng Phật pháp xuất chúng, nên Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành được nhân dân và Phật tử vô cùng kính trọng, mến mộ. Một lời Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành nói ra, Phật tử không thể không nghe.
Nhờ trí tuệ uyên bác và phẩm hạnh trong sáng, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đã trở thành nhà sư đầu tiên ở miền Nam được phong quốc sư.
Khi vua Minh Mạng lên ngôi, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành được được vua Minh Mạng vời về kinh thành Huế để làm tăng chùa Thiên Mụ và giảng dạy Phật pháp cho Hoàng tộc Nguyễn. Ngay khi gặp Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã đem lòng say đắm vị Thiền sư.
Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh ngày ngày nghe Thiền sự giảng về Phật giáp, thấy sự uyên bác của Thiền sư, càng đem lòng thương nhớ.
Dù biết Thiền sư đã là người nhà Phật, không được phép dính vào duyên trần, nhưng công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh vẫn đề nghị Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành phá giới để nên duyên cùng công chúa.
Trong bầu đoàn thê tử của Nguyễn Ánh có công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh là người sắc nước hương trời.
Công chúa Ngọc Anh là vị công chúa thứ ba của Nguyễn Ánh, khi chạy trốn cùng với vua cha tuổi đời còn nhỏ, nhưng lại là người uyên thâm về Phật học, từ bé đã chăm chỉ đi chùa chiền, lễ tạ, chịu khó ăn chay trường và tụng kinh niệm Phật.
Khi dừng lại ở chùa Đại Giác, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã xin với Nguyễn Ánh cho được ở lại chùa Đại Giác, xuất gia và ẩn mình nơi cửa Phật vì không muốn bị cuốn vào cuộc tranh giành quyền lực giữa Nguyễn Ánh và nhà Tây Sơn.
Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Anh lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long và chọn kinh đô ở Huế đã gửi chiếu thư triệu hồi công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh về kinh thành. Không thể cãi lệnh vua cha, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh lên đường về kinh mà lòng vẫn còn lưu luyến cuộc sống thanh bạch, không vướng bụi trần chốn cửa Phật.
Trải qua nhiều thăng trầm, chứng kiến nhiều cảnh loạn ly, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã nguyện sẽ không lấy chồng mà thành tâm ăn chay trường niệm Phật tại phủ của mình, cầu sự thái bình, thịnh trị cho triều đại nhà Nguyễn.
Nhưng phận đời khó tránh, công chúa Ngọc Anh cuối cùng cũng không thoát khỏi chữ “tình”. Thuở đó đất phương Nam có một vị Thiền sư nổi tiếng là Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành.
Không ai rõ Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành sinh năm bao nhiêu, nhưng đức độ và sự uyên bác của ông thì ai cũng kính nể. Theo sử sách ghi lại, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành có dáng người cao to, gương mặt tuấn tú, phúc hậu, giọng nói truyền cảm, dáng vẻ oai nghiêm, đĩnh đạc, có tài hùng biện.
Với kiến thức Phật học uyên bác và khả năng thuyết giảng Phật pháp xuất chúng, nên Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành được nhân dân và Phật tử vô cùng kính trọng, mến mộ. Một lời Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành nói ra, Phật tử không thể không nghe.
Nhờ trí tuệ uyên bác và phẩm hạnh trong sáng, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đã trở thành nhà sư đầu tiên ở miền Nam được phong quốc sư.
Khi vua Minh Mạng lên ngôi, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành được được vua Minh Mạng vời về kinh thành Huế để làm tăng chùa Thiên Mụ và giảng dạy Phật pháp cho Hoàng tộc Nguyễn. Ngay khi gặp Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã đem lòng say đắm vị Thiền sư.
Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh ngày ngày nghe Thiền sự giảng về Phật giáp, thấy sự uyên bác của Thiền sư, càng đem lòng thương nhớ.
Dù biết Thiền sư đã là người nhà Phật, không được phép dính vào duyên trần, nhưng công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh vẫn đề nghị Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành phá giới để nên duyên cùng công chúa.
Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành biết công chúa đem lòng cảm mến mình thì vô cùng khổ tâm. Thiền sư đã dùng Phật pháp ngày ngày giảng giải cho công chúa, với hi vọng công chúa sớm tỉnh ngộ mối tình oan trái này.
Nhưng những cố gắng của Thiền sư không thể ngăn được sự si tình của công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh. Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh còn đề nghị vua Minh Mạng tác thành cho tình duyên của mình.
Hiểu tấm lòng của công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh, nhưng Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành cũng là một bậc cao tăng có cao đạo, một lòng hướng Phật, nên không thể đáp lại tình cảm của công chúa.
Khi Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành còn chưa biết gỡ những rối rắm với công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh ra sao thì sư phụ của Thiền sư là Hòa thượng Phật Ý Linh Nhạc – trụ trì chùa Từ Ân ở Gia Định viên tịch, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đã nhân cơ hội này xin về chùa Từ Ân ở Gia Định làm trụ trì.
Từ khi Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành rời khỏi kinh thành Huế, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh ngày đêm nhớ thương Thiền sư, không thiết ăn ngủ.
Vua Minh Mạng thấy thế liền hỏi người cô ruột của mình nguyên do, thì công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh xin với vua cho vào chùa Từ Ân cúng dường, để thỏa lòng thành tâm với Phật, nhưng thực chất là để bớt nhớ nhung Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành.
Được sự đồng ý của vua Minh Mạng, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã mang rất nhiều lễ vật và dẫn theo một đoàn tùy tùng đến cúng dường tại chùa Từ Ân.
Hay tin công chúa sắp đến, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành là trụ trì chùa Từ Ân khi đó đang ngồi uống trà đàm đạo trong khuôn viên chùa vô cùng lo lắng. Không những không ra đó, Thiền sư còn kiên quyết lẩn tránh vì lo sợ chuyện không hay sẽ xảy ra.
Lúc công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh bước vào chùa, Thiền sư đã lên chùa Đại Giác để nhập thất trong 2 năm.
Công chúa Ngọc Anh khi đến chùa Từ Ân không thấy Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đã vô cùng hụt hẫng thất vọng trong lòng. Hỏi tăng ni trong chùa, tất cả đều trả lời không biết Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đi đâu.
Phần vì đi đường sá xa xôi, phần vì thương nhớ Thiền sư khôn nguôi, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã lâm trọng bệnh, sức khỏe mỗi ngày thêm sa sút. Lo sợ nguy hại cho bổn tự của công chúa, nên các tăng chúng trong chùa Từ Ân đành nói sự thật.
Nhưng khi biết Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đang nhập thật ở chùa Đại Giác, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh lập tức khỏi bệnh.
Công chúa báo cho quan tổng trấn gia đình là mình sẽ lên chùa Đại Giác để cúng dường. Quan tổng trấn Gia Định lại cử một đoàn tùy tùng hộ tống công chúa lên chùa Đại Giác.
Sau khi đến chùa cúng dường, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã nhờ người đưa đến tịnh thất của thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành. Thiền sư ở trong tịnh thất không ra ngoài, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đứng ở ngoài cầu xin được gặp mặt Thiền sư nhưng ngài im lặng.
Đau khổ tột cùng, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh quỳ trước tịnh thất, không ăn không uống, đòi gặp bằng được Thiền sư mới thôi. Thiền sư vẫn im lặng. Công chúa lại xin gặp Thiền sư lần cuối để từ biệt về kinh, cửa tịnh thất vẫn không mở.
Cuối cùng, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh dập đầu lạy trước tịnh thất mà rằng: “Nếu Hòa thượng không tiện ra để gặp tiện thiếp, xin Hòa thượng cho đệ tử nhìn thấy bàn tay của Hòa thượng, đệ tử sẽ hân hoan ra về”.
Cảm động trước tấm lòng của công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đã đưa ban tày qua cái ô cửa nhỏ cho công chúa nhìn. Nhưng vị công chúa si tình đã nhân cơ hội này, nắm chặt lấy tay Thiền sư và hôn say mê bàn tay Thiền sư, vừa hôn vừa khóc sướt mướt, nước mắt nhỏ xuống tay Thiền sư.
Đêm hôm đó, nửa đêm khi cả chùa Đại Giác đang yên giấc, tịnh thất của Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành phát hỏa. Mọi người chạy ra dập lửa thì thất tịnh thất đã cháy rụi. Nhục thân của Thiền sư cũng cháy đen. Điều kỳ lại là trên vách chánh điện của tịnh thất vẫn còn bài kệ của Thiền sư viết bằng mực đen:
THIỆT đức rèn kinh vẹn kiếp trần
THÀNH không vẩn đục vẫn trong ngần
LIỄU tri mộng huyễn chơn như huyễn
ĐẠT đạo mình vui đạo mấy lần.
Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành thấy cuộc đời quá nhiều mộng ảo hão huyền. Thiền sư đã dùng ngọn lửa tự thiêu để thức tỉnh và giáo dục công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh. Nhưng Thiền sư không ngờ rằng, sau khi Thiền sư tự thiêu, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh vô cùng đau khổ.
Công chúa đã ở lại lo xong xuôi lễ nhập thất cho Thiền sư. 3 ngày sau, công chúa uống thuốc độc tự vẫn ngay tại hậu liên chùa Đại Giác, kết thúc một mối tình đơn phương bi thương.
Nhưng những cố gắng của Thiền sư không thể ngăn được sự si tình của công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh. Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh còn đề nghị vua Minh Mạng tác thành cho tình duyên của mình.
Hiểu tấm lòng của công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh, nhưng Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành cũng là một bậc cao tăng có cao đạo, một lòng hướng Phật, nên không thể đáp lại tình cảm của công chúa.
Khi Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành còn chưa biết gỡ những rối rắm với công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh ra sao thì sư phụ của Thiền sư là Hòa thượng Phật Ý Linh Nhạc – trụ trì chùa Từ Ân ở Gia Định viên tịch, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đã nhân cơ hội này xin về chùa Từ Ân ở Gia Định làm trụ trì.
Từ khi Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành rời khỏi kinh thành Huế, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh ngày đêm nhớ thương Thiền sư, không thiết ăn ngủ.
Vua Minh Mạng thấy thế liền hỏi người cô ruột của mình nguyên do, thì công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh xin với vua cho vào chùa Từ Ân cúng dường, để thỏa lòng thành tâm với Phật, nhưng thực chất là để bớt nhớ nhung Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành.
Được sự đồng ý của vua Minh Mạng, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã mang rất nhiều lễ vật và dẫn theo một đoàn tùy tùng đến cúng dường tại chùa Từ Ân.
Hay tin công chúa sắp đến, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành là trụ trì chùa Từ Ân khi đó đang ngồi uống trà đàm đạo trong khuôn viên chùa vô cùng lo lắng. Không những không ra đó, Thiền sư còn kiên quyết lẩn tránh vì lo sợ chuyện không hay sẽ xảy ra.
Lúc công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh bước vào chùa, Thiền sư đã lên chùa Đại Giác để nhập thất trong 2 năm.
Công chúa Ngọc Anh khi đến chùa Từ Ân không thấy Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đã vô cùng hụt hẫng thất vọng trong lòng. Hỏi tăng ni trong chùa, tất cả đều trả lời không biết Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đi đâu.
Phần vì đi đường sá xa xôi, phần vì thương nhớ Thiền sư khôn nguôi, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã lâm trọng bệnh, sức khỏe mỗi ngày thêm sa sút. Lo sợ nguy hại cho bổn tự của công chúa, nên các tăng chúng trong chùa Từ Ân đành nói sự thật.
Nhưng khi biết Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đang nhập thật ở chùa Đại Giác, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh lập tức khỏi bệnh.
Công chúa báo cho quan tổng trấn gia đình là mình sẽ lên chùa Đại Giác để cúng dường. Quan tổng trấn Gia Định lại cử một đoàn tùy tùng hộ tống công chúa lên chùa Đại Giác.
Sau khi đến chùa cúng dường, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã nhờ người đưa đến tịnh thất của thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành. Thiền sư ở trong tịnh thất không ra ngoài, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đứng ở ngoài cầu xin được gặp mặt Thiền sư nhưng ngài im lặng.
Đau khổ tột cùng, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh quỳ trước tịnh thất, không ăn không uống, đòi gặp bằng được Thiền sư mới thôi. Thiền sư vẫn im lặng. Công chúa lại xin gặp Thiền sư lần cuối để từ biệt về kinh, cửa tịnh thất vẫn không mở.
Cuối cùng, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh dập đầu lạy trước tịnh thất mà rằng: “Nếu Hòa thượng không tiện ra để gặp tiện thiếp, xin Hòa thượng cho đệ tử nhìn thấy bàn tay của Hòa thượng, đệ tử sẽ hân hoan ra về”.
Cảm động trước tấm lòng của công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đã đưa ban tày qua cái ô cửa nhỏ cho công chúa nhìn. Nhưng vị công chúa si tình đã nhân cơ hội này, nắm chặt lấy tay Thiền sư và hôn say mê bàn tay Thiền sư, vừa hôn vừa khóc sướt mướt, nước mắt nhỏ xuống tay Thiền sư.
Đêm hôm đó, nửa đêm khi cả chùa Đại Giác đang yên giấc, tịnh thất của Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành phát hỏa. Mọi người chạy ra dập lửa thì thất tịnh thất đã cháy rụi. Nhục thân của Thiền sư cũng cháy đen. Điều kỳ lại là trên vách chánh điện của tịnh thất vẫn còn bài kệ của Thiền sư viết bằng mực đen:
THIỆT đức rèn kinh vẹn kiếp trần
THÀNH không vẩn đục vẫn trong ngần
LIỄU tri mộng huyễn chơn như huyễn
ĐẠT đạo mình vui đạo mấy lần.
Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành thấy cuộc đời quá nhiều mộng ảo hão huyền. Thiền sư đã dùng ngọn lửa tự thiêu để thức tỉnh và giáo dục công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh. Nhưng Thiền sư không ngờ rằng, sau khi Thiền sư tự thiêu, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh vô cùng đau khổ.
Công chúa đã ở lại lo xong xuôi lễ nhập thất cho Thiền sư. 3 ngày sau, công chúa uống thuốc độc tự vẫn ngay tại hậu liên chùa Đại Giác, kết thúc một mối tình đơn phương bi thương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét