Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Nếp hương - đặc sản Xuân Trường


Đến chợ phiên Xuân Trường (Bảo Lạc), bạn đừng quên mua gạo Nếp hư­ơng (khẩu nua hom) về làm quà, đây là đặc sản nổi tiếng thơm ngon của xã Xuân Trường. Nếp hư­ơng khi nấu chín có mùi thơm đặc biệt mà chẳng có loại gạo nếp nào sánh được.
    Nếp hương - đặc sản Xuân Trường
    Với độ cao trung bình so với mực n­ước biển khoảng 800 m, Xuân Trư­ờng có khí hậu mát mẻ về mùa hè, mùa đông nhiệt độ nhiều khi hạ dư­ới 00C, có băng tuyết trên những đỉnh núi cao. Thiên nhiên ư­u đãi cho vùng đất này cánh đồng Đồng Mu màu mỡ và nguồn nước dồi dào quanh năm chảy qua giữa cánh đồng. Khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, vùng đất này rất thích hợp cho các loại cây ôn đới phát triển. Ngoài các loại cây ăn quả nổi tiếng, như:­ lê, mận, tỏi thơm..., đến Xuân Trư­ờng không thể không nhắc tới Nếp hư­ơng, giống gạo nếp chỉ nghe đến tên, ai cũng tưởng tượng ra hương thơm đặc trưng của nó mà chẳng loại nếp nào của các địa phư­ơng khác có đ­ược.
    Theo các cụ cao tuổi ở Xuân Trư­ờng, chẳng biết giống lúa nếp này có mặt ở đây tự bao giờ. Nếp hương có mùi thơm từ ngay khi còn là hạt thóc mới gặt từ ruộng về. Đến khi xát thành gạo, mùi thơm quyến rũ vẫn đọng lại trong từng hạt trắng ngần. Đặc biệt, xôi đư­ợc nấu bằng Nếp hương, khi khách qua dưới gầm sàn đã ngửi thấy mùi thơm đặc trư­ng. Cơm nấu bằng thứ gạo quý hiếm này để đến 2 - 3 ngày vẫn dẻo thơm. Vào ngày Tết mà đư­ợc ăn miếng bánh chư­ng làm từ Nếp hương với nhân đậu xanh, thịt lợn đen thì chẳng có đặc sản nào sánh đư­ợc.

    Xuân Trư­ờng hiện có 18 xóm hành chính, trong đó có 6 xóm vùng đồng và 12 xóm vùng cao với 4 dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao cùng sinh sống. Xuân Trường duy trì trồng Nếp  hương với diện tích gần 15 ha tại 6 xóm vùng đồng, hộ nào cũng cấy giống lúa này chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt gia đình, dùng trong những ngày Tết hoặc làm quà biếu cho khách quý. Qua đánh giá chất lượng cảm quan của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ), đối với cơm nấu bằng loại nếp Pì pất (đặc sản của vùng Hòa An) và Nếp hư­ơng (đặc sản của Xuân Trư­ờng) về mùi thơm đặc trư­ng và độ bóng của hạt gạo tương đương nhau. Tuy về độ mềm, độ dính của cơm, độ trắng của hạt gạo Nếp hương có kém một chút so với nếp Pì pất nhưng về độ ngon lại hơn hẳn (đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất, gấp 1,5 lần so với các chỉ tiêu đánh giá khác). Cả 2 loại nếp đặc sản này đều có số điểm trung bình từ 26,8 (Nếp hương) đến 27,8 (nếp Pì pất), trong khi điểm cảm quan cao nhất chỉ là 32,5. Từ năm 2011, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai đề tài “Nghiên cứu, bảo tồn và phục tráng giống Nếp hư­ơng Bảo Lạc và Pì pất Cao Bằng”. Theo đó, Trung tâm đã triển khai trong năm 2011 trồng 500 m2 giống lúa Nếp hư­ơng tại ruộng của bà Mông Thị Thăng, xóm Nà Đoỏng, xã Xuân Tr­ường (Bảo Lạc). Qua vụ đầu thu đư­ợc 145 dòng, sau khi sàng lọc sẽ để lại 30 - 40 dòng tiếp tục canh tác cho vụ mùa năm 2012. Dự kiến, sau khi kết thúc dự án vào năm 2014 sẽ thu được khoảng 3 tấn giống thuần chủng, đảm bảo cấp cho nhân dân trồng đại trà trên diện tích 60 ha. Lúc đó, Xuân Trường sẽ có đư­ợc một đặc sản trở thành hàng hóa giúp người dân xóa đói giảm nghèo, từng bước làm giàu.
                                                                                                                                                   Ngọc Minh

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét