Trải dài 9 km, thuộc địa phận 3 xã Phú Ngọc, Ngọc Định, Phú Hiệp, huyện Định Quán (Đồng Nai), cụm di tích lịch sử chiến thắng La Ngà bao gồm nhiều quần thể ghi dấu chiến công oanh liệt của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp; đồng thời, nơi đây còn đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ cả về chiến lược và chiến thuật, góp phần làm phong phú kho tàng nghệ thuật quân sự độc đáo Việt Nam.
|
Tượng đài chiến thắng La Ngà
Trải dài 9 km, thuộc địa phận 3 xã Phú Ngọc, Ngọc Định, Phú Hiệp, huyện Định Quán (Đồng Nai), cụm di tích lịch sử chiến thắng La Ngà bao gồm nhiều quần thể ghi dấu chiến công oanh liệt của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp; đồng thời, nơi đây còn đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ cả về chiến lược và chiến thuật, góp phần làm phong phú kho tàng nghệ thuật quân sự độc đáo Việt Nam.
Đầu năm 1948, tình hình chiến trường miền Đông Nam Bộ diễn biến hết sức phức tạp, có nhiều bất lợi cho ta. Nhận được nguồn tin, thượng tuần tháng 3-1948 sẽ có một đoàn xe chở sĩ quan Pháp từ Sài Gòn lên Đà Lạt dự hội nghị quân chính, Tỉnh ủy Biên Hòa và Ban chỉ huy Chi đội 10 Biên Hòa quyết định sẽ chặn đánh đoàn xe nhằm tạo thanh thế, cổ vũ tinh thần bộ đội và phủ đầu ý chí đối phương. Tuy nhiên, đối tượng địch mạnh và đông, lại cơ động nhanh nên rất khó tiêu diệt. Hơn nữa, ta chưa có kinh nghiệm trong “tao ngộ chiến”, thắng bại trận này ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý chiến sỹ, đồng bào. Cân nhắc kỹ lưỡng, cuối cùng kế hoạch cũng được thông qua. Công tác chuẩn bị tiến hành khẩn trương, chặt chẽ. Quá trình tổ chức trinh sát quân ta lựa chọn đoạn đường từ cầu La Ngà đến Định Quán làm điểm tiêu diệt địch. Dự kiến được chấp thuận, các lực lượng đồng loạt, triển khai đội hình chờ đợi... Không lâu sau đoàn xe của địch lọt vào trận địa phục kích. Thời cơ đến, hiệu lệnh nổ súng phát ra, chi đội 10 Biên Hòa hiệp đồng chặt chẽ với Đại đội liên quân 17 chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, mưu trí tiêu diệt gọn 59 xe các loại, 150 tên lính và 25 sĩ quan Pháp trong vòng chưa đầy 1 giờ đồng hồ, khống chế toàn bộ trục đường 20 chạy lên Đà Lạt. Sự kiện ấy đã gây tiếng vang lớn không chỉ trong nước mà chấn động cả dư luận thế giới khiến Quốc hội Pháp phải triệu tập phiên họp bất thường chất vấn chính phủ, quy trách nhiệm xử lý không ít giới chức quân sự cấp cao. Về phía ta, chiến thắng La Ngà đã chứng minh hùng hồn một cách đánh phục kích mới mẻ, táo bạo, mưu trí, được phổ biến khắp chiến trường miền Đông Nam Bộ. Để kỷ niệm sự kiện lịch sử chiến thắng La Ngà, năm 1998 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đồng Nai đã quy hoạch, bảo tồn, xây dựng một tượng đài chiến thắng ngay tại cao điểm 100, bên tả ngạn sông La Ngà, nơi diễn ra trận giao tranh ác liệt giữa ta và địch; tượng cao 15,5m, đặt trên bục 2,5m trong khuôn viên rộng hơn 5 hecta. Tượng đài sừng sững, hiên ngang giữa bầu trời xanh lộng gió hắt bóng xuống dòng La Ngà tĩnh lặng, êm trôi như nhắc nhủ thế hệ hôm nay khắc ghi công lao của thế hệ cha ông. Hơn 55 năm trôi qua, mặc dù cảnh vật đã đổi thay, nhưng vết tích về một trận phục kích đánh cắt giao thông oanh liệt, táo bạo, mưu trí chứa đựng giá trị to lớn về nghệ thuật quân sự vẫn như một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, mãi mãi là bản hùng ca vang vọng, niềm tự hào trong tâm khảm quân và dân Nam Bộ thành đồng. Hoàng Đình Thành |
Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012
Di tích La Ngà – còn mãi với thời gian
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét