Từ Hòa Bình, vượt dốc Cun, qua Cao Phong, Tân Lạc... vượt thêm một con dốc mù sương Thung Khe sẽ thấy “Mai Châu kính chào quý khách”. Theo quốc lộ, rẽ trái, đi thêm 5-6km nữa thì tới thị trấn Mai Châu, cách Hà Nội 120km. Cuối thị trấn, nằm lọt trong thung lũng có một bản của người dân tộc Thái tên là bản Pomcoọng.
Nhiều người vẫn nhầm bản Lác với bản Pomcoọng, có lẽ vì chúng nằm cạnh nhau. Pom là quả đồi, coọng là cái trống; còn bản Lác tiếng Thái là bản Lạ. Pomcoọng nghĩa là bản của những quả đồi nằm trên cái trống lớn, ngụ ý chỉ đồng ruộng - một cái tên giàu tượng hình và nhiều ý nghĩa.
Đã nhiều năm nay, Pomcoọng trở thành điểm du lịch cộng đồng, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Ở đây không resort, khách sạn, nhà nghỉ, chỉ có hơn bốn mươi nếp nhà sàn, bao quanh là đồi núi và đồng ruộng. Các ngôi nhà đều được đánh số, mỗi người dân là một người làm du lịch. Khách đến đây có thể thuê cả một gian nhà sàn, đi tập thể thì 20.000đ/người, còn nếu muốn ở riêng thì 150.000đ/một gian.
Người Thái nổi tiếng mến khách và ăn ở sạch sẽ. Xe vừa dừng, đã thấy một nụ cười tươi đón bạn ở chân cầu thang: “Vào nghỉ ở nhà tôi nhé!”, vừa đủ độ thân thiện mà không chèo kéo. Chưa xếp xong đồ thì đệm đã trải xong, những chiếc gối trắng tinh, những tấm chăn hoa thơm tho và tiếng cửa khép nhẹ tinh tế để khách trở thành chủ ngôi nhà.
Đường trong bản được trải bêtông, sạch tới mức hiếm thấy một cọng rác. Treo trên những chiếc sào tre hai bên đường là những tấm áo, khăn dệt thủ công, màu sắc tuyệt đẹp. Ngay cạnh đó, dưới sàn nhà có những cô gái Thái hoặc các cụ già lách cách dệt vải. Đàn ông Thái làm mõ trâu, ống đựng nước bằng tre, tù và sừng trâu, cung nỏ... những vật dụng quen thuộc hằng ngày trở thành món đồ lưu niệm thú vị khiến ít ai ngần ngại mà không thò tay vào ví.
Ra đến rìa bản, nếu là dịp cuối năm, sẽ gặp những thửa ruộng vừa cày xong, những con mương nước trong vắt, những bông xuyến chi bé xíu, trắng dịu dàng. Xa xa là đỉnh núi mù sương.
Trở về nhà, đã thấy một mâm cơm bày sẵn, toàn những món ăn của dân tộc Thái như gà đồi, xôi nếp nương, cơm lam, lợn nướng, cá đồ... Nếu gặp may, sẽ có thêm món măng đắng chấm với loại gia vị bình thường, rau diếp cá giã với tiết gà luộc. Tất cả đã tạo nên một hương vị thơm ngon vô cùng đặc biệt. Không thấy bóng chủ nhà đâu, nhưng chỉ khẽ gọi một tiếng thì từ bên ngách lập tức có người xuất hiện. Chén rượu chung vui, chuyện nở như ngô rang, thân thiện, chẳng còn phân biệt chủ, khách nữa.
Màn đêm xuống. Trời đầy sao. Tiếng nhạc cụ bập bùng. Người ở đâu bây giờ mới ùa ra thật đông. Những điệu sạp, điệu xòe do chính dân bản biểu diễn theo yêu cầu của từng nhóm khách, mang vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên, vì vậy mà rất cuốn hút (ảnh). Nhưng chỉ đến 9h tối, mọi hoạt động ồn ã sẽ chấm dứt, trả lại cho Pomcoọng sự yên tĩnh của miền núi cao.
Đã nhiều năm nay, Pomcoọng trở thành điểm du lịch cộng đồng, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Ở đây không resort, khách sạn, nhà nghỉ, chỉ có hơn bốn mươi nếp nhà sàn, bao quanh là đồi núi và đồng ruộng. Các ngôi nhà đều được đánh số, mỗi người dân là một người làm du lịch. Khách đến đây có thể thuê cả một gian nhà sàn, đi tập thể thì 20.000đ/người, còn nếu muốn ở riêng thì 150.000đ/một gian.
Người Thái nổi tiếng mến khách và ăn ở sạch sẽ. Xe vừa dừng, đã thấy một nụ cười tươi đón bạn ở chân cầu thang: “Vào nghỉ ở nhà tôi nhé!”, vừa đủ độ thân thiện mà không chèo kéo. Chưa xếp xong đồ thì đệm đã trải xong, những chiếc gối trắng tinh, những tấm chăn hoa thơm tho và tiếng cửa khép nhẹ tinh tế để khách trở thành chủ ngôi nhà.
Đường trong bản được trải bêtông, sạch tới mức hiếm thấy một cọng rác. Treo trên những chiếc sào tre hai bên đường là những tấm áo, khăn dệt thủ công, màu sắc tuyệt đẹp. Ngay cạnh đó, dưới sàn nhà có những cô gái Thái hoặc các cụ già lách cách dệt vải. Đàn ông Thái làm mõ trâu, ống đựng nước bằng tre, tù và sừng trâu, cung nỏ... những vật dụng quen thuộc hằng ngày trở thành món đồ lưu niệm thú vị khiến ít ai ngần ngại mà không thò tay vào ví.
Ra đến rìa bản, nếu là dịp cuối năm, sẽ gặp những thửa ruộng vừa cày xong, những con mương nước trong vắt, những bông xuyến chi bé xíu, trắng dịu dàng. Xa xa là đỉnh núi mù sương.
Trở về nhà, đã thấy một mâm cơm bày sẵn, toàn những món ăn của dân tộc Thái như gà đồi, xôi nếp nương, cơm lam, lợn nướng, cá đồ... Nếu gặp may, sẽ có thêm món măng đắng chấm với loại gia vị bình thường, rau diếp cá giã với tiết gà luộc. Tất cả đã tạo nên một hương vị thơm ngon vô cùng đặc biệt. Không thấy bóng chủ nhà đâu, nhưng chỉ khẽ gọi một tiếng thì từ bên ngách lập tức có người xuất hiện. Chén rượu chung vui, chuyện nở như ngô rang, thân thiện, chẳng còn phân biệt chủ, khách nữa.
Màn đêm xuống. Trời đầy sao. Tiếng nhạc cụ bập bùng. Người ở đâu bây giờ mới ùa ra thật đông. Những điệu sạp, điệu xòe do chính dân bản biểu diễn theo yêu cầu của từng nhóm khách, mang vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên, vì vậy mà rất cuốn hút (ảnh). Nhưng chỉ đến 9h tối, mọi hoạt động ồn ã sẽ chấm dứt, trả lại cho Pomcoọng sự yên tĩnh của miền núi cao.
Bạn có thể tiếp tục đi dạo trên những con đường vắng, hít căng lồng ngực không khí trong lành của đêm, hoặc trở về ngôi nhà sàn và cuộn tròn trong chăn ấm. Yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng gió thổi ù ù ngoài núi. Lẫn trong tiếng gió là tiếng chim gọi nhau khắc khoải. Người ta bảo đó là chim quyên quy tìm bạn tình. Tiếng kêu của nó, như có ai đang gọi “về đi, về đi!” nghe da diết, yêu thương mà nghẹn ngào đến quặn lòng.
Chị chủ nhà kể cho chúng tôi nghe một phong tục của người Thái. Trai gái lấy nhau rồi, khi ngủ, mỗi người vẫn nằm đệm riêng. Đến lúc về già mới đem hai đệm xếp lại làm một nằm chung, vừa êm, lại vừa gần nhau hơn lúc cuối chiều xế bóng. Thật lãng mạn và tình nghĩa.
Có thể đến Pomcoọng vào bất cứ mùa nào. Mùa hạ mát mẻ, mùa đông ấm áp (vì bản nằm trong thung lũng). Đặc biệt vào dịp cuối năm, tha hồ được ngắm những sắc màu phớt hồng của đào Tây Bắc, những màu trắng tinh khôi của hoa mận, dưới gốc cây có những con ngựa hiền lành gặm cỏ. Đi sâu vào núi quãng 10km nữa sẽ tới bãi Sang, gặp con sông Đà nước xanh ngăn ngắt. Cỏ bạc hà tím bạt ngàn, hoa cải vàng nở rộ. Bạn có thể thuê thuyền đi ra đền Thác Bờ nổi tiếng linh thiêng nằm giữa lòng hồ sông Đà và cầu nguyện những điều tốt lành...
Chị chủ nhà kể cho chúng tôi nghe một phong tục của người Thái. Trai gái lấy nhau rồi, khi ngủ, mỗi người vẫn nằm đệm riêng. Đến lúc về già mới đem hai đệm xếp lại làm một nằm chung, vừa êm, lại vừa gần nhau hơn lúc cuối chiều xế bóng. Thật lãng mạn và tình nghĩa.
Có thể đến Pomcoọng vào bất cứ mùa nào. Mùa hạ mát mẻ, mùa đông ấm áp (vì bản nằm trong thung lũng). Đặc biệt vào dịp cuối năm, tha hồ được ngắm những sắc màu phớt hồng của đào Tây Bắc, những màu trắng tinh khôi của hoa mận, dưới gốc cây có những con ngựa hiền lành gặm cỏ. Đi sâu vào núi quãng 10km nữa sẽ tới bãi Sang, gặp con sông Đà nước xanh ngăn ngắt. Cỏ bạc hà tím bạt ngàn, hoa cải vàng nở rộ. Bạn có thể thuê thuyền đi ra đền Thác Bờ nổi tiếng linh thiêng nằm giữa lòng hồ sông Đà và cầu nguyện những điều tốt lành...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét