Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Điệu múa cổ trên đất Thăng Long


Múa hát Bài bông xuất hiện ở làng Phú Nhiêu, xã Quang Trung, Phú Xuyên, Hà Nội hơn 1 thế kỷ trước. Mặc dù không dùng bất cứ loại nhạc cụ nào nhưng mỗi khi người dân Phú Nhiêu thể hiện thì vẫn đều răm rắp, nhịp nhàng và uyển chuyển.
Điệu múa cổ trên đất Thăng Long
Chỉnh trang lại trang phục trước giờ biểu diễn.
Các nghệ nhân làng Phú Nhiêu cho biết, múa hát Bài bông thường được sử dụng trong các dịp đại lễ của chốn giáo phường hoặc nơi cửa đình để hát thờ, phục vụ hội hè, lễ tết, và mang nặng tính lễ nghi. Lời hát Bài bông ca ngợi những sinh hoạt chốn thôn quê, tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa...
Âm điệu là tổng hợp các làn điệu dân ca, còn vũ điệu là các điệu múa dân gian và cung đình. Là loại hình diễn xướng dân gian tương đối phức tạp, múa cũng khó ngang hát, chưa kể đến chuyện phải kết hợp hài hòa múa và hát, múa hát Bài bông đòi hỏi tập luyện rất nhiều, thậm chí, có người mất trọn cả đời...
Để bảo tồn một điệu múa cổ trên đất Thăng Long, từ năm 1997, CLB múa hát Bài bông đã được thành lập. Đến nay, số lượng thành viên CLB lên tới cả trăm người, đủ mọi lứa tuổi, không hiếm gia đình 2-3 thế hệ tham gia, tạo một sân chơi văn hóa bổ ích, đầy ý nghĩa...
Thế hệ trẻ làng Phú Nhiêu giờ rất say mê với một điệu múa cổ của đất Thăng Long.
Hát múa Bài bông được bảo tồn và gìn giữ qua nhiều thế hệ ở vùng đồng chiêm trũng Phú Nhiêu.
CLB múa hát Bài bông làng Phú Nhiêu đã tạo ra một sân chơi văn hóa bổ ích, đầy ý nghĩa.
Mặc dù không dùng đến bất cứ loại nhạc cụ nào nhưng mỗi khi người dân Phú Nhiêu múa hát Bài bông thì vẫn đều răm rắp, nhịp nhàng và uyển chuyển.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét