Từ những quán nước xưa …
Thời kỳ trước chiến tranh, quán nước được nhắc đến nơi phố phường như một nơi tụ họp của những người dân làm nghề kéo xe, đạp xích lô hoặc khách qua đường. Quán nước chỉ có trà mạn, nước vối, ít thuốc lào, vài ba thứ bánh lá như bánh nếp, bánh tẻ hoặc ít kẹo bột, kẹo dồi chó.
Một quán nước thời xưa.
Ở Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố, thị xã lác đác có vài quán nước ở cửa chợ, nhà ga, bến xe hoặc các ngã tư lớn. Bắt đầu từ năm 1966 quán nước mở ra la liệt khắp mọi nơi. Ngồi quán nước đã trở thành thói quen của cán bộ, công nhân, học sinh, sinh viên.
Một thời gian, các cơ quan, xí nghiệp, trường học sơ tán về nông thôn, những quán nước mô hình ở thành phố cũng theo về. Ở thành phố, quán nước chỉ là túp lều lợp giấy dầu. Về nông thôn, quán được lợp rơm rạ.
Khách là những người lao động bình thường.
Đồ nghề trong quán hồi đó thường có: một bếp dầu, 2 hoặc 3 cái phích, 2 chiếc ấm sành loại 1 lít ủ trong thùng gỗ hoặc thúng đã chèn chặt rơm, lá chuối hoặc rẻ rách. Trên một cái bàn bày mấy lọ kẹo như thời sơ khai quán nước vẫn có, chỉ có điều kẹo đã được gói trong giấy bóng để bảo quản lâu hơn. Bàn có thuốc lá (Tam Đảo, Điện Biên, Trường Sơn, thuốc lá cuốn).
Ông nội tôi kể, ra Hà Nội thời đó uống nước chè khoảng 5 xu một chén ở các quán nước như vậy.
Nhiều quán bán thêm rượu “quốc lủi” (rượu nấu lậu, bán lậu), giá 2 hào/1 chén, có thể nhắm với lạc rang đong bằng chén con (50ml) với giá 1 hào. Có cả những loại bánh như bánh trưng, bánh giò, bánh tẻ. Quán có những ghế băng cho khách ngồi.
...đến những quán nước ngày nay
Theo thống kê, năm 1971 Hà Nội có 7.000 quán nước loại này. Trước chỉ những người ngoài 50 tuổi mới đi bán nước vỉa hè. Sau đó có rất nhiều phụ nữ trẻ đã bỏ công việc đi bán nước và làm giàu từ những quán nước lụp xụp như thế.
Ghé quán nước cạnh trường Đại học Thủy Lợi lúc hơn 8h sáng một ngày cuối tháng 7 để xem mọi người buôn chuyện. Những bác xe ôm ngồi đó từ lúc mới dọn hàng; những công nhân xây dựng mặc quần áo bảo hộ, những nhân viên của một số doanh nghiệp gần đó… đang ngồi uống chén trà sau khi vừa đi ăn sáng về. Cách sinh hoạt này cũng không khác gì ngày xưa là mấy.
Ngày xưa các cụ buôn từ những chuyện nhỏ của gia đình đến chuyện xí nghiệp, quốc gia, đại sự ở quán nước. Giờ mọi người cũng buôn đủ thứ chuyện: chuyện giáo dục, chuyện đi đường của các bác xe ôm, chuyện tán ngẫu về gia đình, chuyện Trường Sa, chuyện kiếm tiền, chuyện khủng hoảng, chuyện bóng đá, chuyện bảo hiểm xe máy, chuyện tiền lương… Mỗi người góp một chuyện.
Nơi buôn chuyện và đổi tiền lẻ.
Những quán nước vẫn giữ đặc điểm chung: di động và của các quán trà chát là di động và được dựng rất sơ sài: di động tuềnh toàng. Bây giờ người ta làm mái hiên di động hoặc một cái dù lớn. Ghế nhựa loại nhỏ thay ghế băng kê quanh một cái bàn. Trên bàn thay kẹo bột, kẹo dồi, kẹo cao su.... Những loại thuốc lá phổ biến ở đây là Vinataba, Thăng Long mềm. Người chủ quán vẫn giữ vị trí trung tâm với tích trà (hoặc ca nhựa) ủ nóng, bình đá. Yhi thoảng có quán được trang bị một cái điếu cày.
Quán rất di động và sơ sài.
Những quán nước vỉa hè từ lâu đã trở thành một sinh hoạt văn hóa đặc trưng của Hà Nội. Đến Sài Gòn, bạn không thể không đến những quán café vỉa hè với giá bình dân từ 5.000 – 10.000 đồng/cốc. Còn đến Hà Nội, bạn cũng sẽ phải ghé quán nước vỉa hè nào đó uống cốc trà đá, nhân trần 2.000 - 3.000 đồng/cốc để thưởng thức những dư âm, dư vị cuộc sống thường nhật của Thủ đô.
Bia hơi trước đây còn gọi là “bia vại” vì nó được đong vào loại cốc có hình vại nước, dung tích 0,5 lít, giá bán 1 hào 5 xu/1 cốc.
Trước khi Hà Nội có nhà máy bia thì đàn ông Hà Nội uống rượu Mơ, trước nữa thì uống rượu sen do làng Thụy Chương nấu. Năm 1890, Nhà máy Bia Hommel bắt đầu xây dựng trên núi Voi đường Hoàng Hoa Thám (nay là Công ty Bia Hà Nội), sau hai năm thì hoàn thành. Nhà máy có hơn 30 công nhân và công suất ban đầu là 150 lít/ngày. Bia chủ yếu phục vụ công chức và binh lính, sĩ quan Pháp đóng ở Hà Nội.
Trước chiến tranh, uống bia hơi chưa là nhu cầu phổ biến của người dân Hà Nội. Hồi đó người ta chưa quen uống bia, còn phải pha bia với sirô cho dễ uống. Khách uống bia hơi chỉ là trí thức, văn nghệ sĩ hoặc số ít người đã từng đi Đông Âu về nước quen với bia Tiệp, bia Đức.
Những năm tem phiếu có nhiều lỗ hổng rò rỉ nên ở Hà Nội phát sinh đội ngũ đông đảo các loại “con phe” giàu hơn bình thường và có nhu cầu hưởng thụ. Những đối tượng trên trở thành khách hàng thường xuyên của quán bia. Nhà máy bia lúc đó sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu nên ở các quán bia có hiện tượng chen lấn, xô đẩy, ồn ã. Quán bia trở nên lộn xộn.
Cảnh mua bia thời bao cấp: tiền lẻ hơn thẻ thương binh.
Các quầy bia ở đâu cũng giống nhau, sau khi "giải quyết" hết các suất "ưu tiên" cho ông này, bà nọ, nhân viên mới đủng đỉnh bán vé cho dân thường. Ban đầu vé là đồng xèng hình vuông hoặc hình chữ nhật bằng tôn mỏng, đánh số.
Sau chuyển sang vé in trên giấy như vé tàu điện. Và cũng như mua thực phẩm, gạo, dầu... thẻ thương binh được ưu tiên mua trước, tuy nhiên vì hiếm tiền lẻ nên có câu "Tiền lẻ hơn thẻ thương binh". Ai có tiền lẻ được mua trước cả thương binh.
Theo lời kể của những người cao niên, các quán bia thời kỳ tem phiếu có những cái tên rất lạ: Chuồng Cọp Cổ Tân, Chuồng cọp Phùng Hưng. Lý do là các quán bia này, nhà nước làm hệ thống hàng rào kiên cố để ngăn ngừa hiện tượng chen lấn, xô đẩy nhau. Hàng rào này làm người ta liên tưởng đến những chuồng cọp ở nhà tù Côn Đảo.
Hồi xưa, những người từ Hải Phòng và các tỉnh lân cận lên Hà Nội đều cố vào một quán bia để uống bia hơi Hà Nội. Những cửa hàng nhà nước giá bia 1 hào 5 xu một cốc, những cửa hàng bên ngoài bị “chém” từ 3 đến 5 hào.
Những năm 1990, người Hà Nội bắt đầu quen với việc uống bia sau giờ tan sở. Những quán bia chật cứng ngồi ghế gỗ là đặc trưng thời kỳ này.
Bia hơi những năm 90 của thế kỷ trước thường ngồi bàn, ghế gỗ thấp.
Hiện nay, các quán bia hơi mọc lên nhan nhản khắp nơi. Các quán bình dân cũng phục vụ loại bia này. Những quán bia lớn thì bán bia hơi Hà Nội, bia hơi Việt Hà. Có những quán bia rất nổi tiếng thành thương hiệu như: Hải Xồm, Lan Chín. Ngoài ra, các quán cơm bình dân, quán phở, hay những quán xá bình thường thì phục vụ bia hơi không rõ nguồn gốc. Cốc bia thường ít bọt hơn bia Hà Nội, bia Việt Hà.
Bia Hà Nội xịn.
Khách du lịch thường rất thích đến phố cổ Hà Nội uống bia hơi. Đó là đoạn ngã tư Tạ Hiện – Lương Ngọc Quyến. Ngã tư này hiện được gọi là ngã tư bia hơi. Khách đến uống bia chủ yếu là khách Anh, Pháp, Đức, Úc và một số khách du lịch ở các quốc gia khác. Bia ở đây uống giống hương vị của bia phương Tây: dịu, ngọt và nhẹ. Giá cả cũng khá rẻ: 5.000 đồng một cốc bia.
Trước những năm 2005, giá bia hơi là 3.000 đồng 1 cốc. Trước mùa hè năm 2010, giá bia hơi là 4.000 – 5.000 đồng 1 cốc. Giờ giá bia lên tới 6.000 – 8.000 đồng 1 cốc. Mùa hè các quán bia hơi lúc nào cũng chật cứng người.
Sau giờ làm, đàn ông sống ở Hà Nội vẫn rủ nhau bù khú ở những quán bia hơi. Đó cũng là một nét sinh hoạt rất đặc trưng khi bạn đến Hà Nội nên tìm hiểu.
Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác có rất nhiều những quán nhỏ vỉa hè. Có lẽ so với nhiều địa phương lân cận khác, Hà Nội là nhiều nhất, chưa có ai thông kê, kiểm, đếm nhưng con số những quán vỉa nước vỉa hè mà ta hay gọi là quán cóc có lẽ phải đến hàng vạn, hàng triệu quán
Hiện diện trên mọi ngả đường,. mọi ngóc ngách, những quán nước vỉa hè góp phần làm nên diện mạo một nét văn hoá Hà Nội. Những quán cóc này đã thân quen và gần gũi đến mức chỉ cần nói ra quán nước đi thì sẽ có rất nhiều người hiểu đấy là quán nước vỉa hè
Có chuyện gì mà không thể mang ra quán cóc ngồi buôn với nhau. Nhiều khi chỉ mấy người bạn, gọi mấy cốc nước mà ngồi được với nhau đến hàng giờ đồng hồ để nói về những chuyện trên trời dưới bể; nhưng cũng nhiều khi chỉ một người, gọi cốc nước, thêm điếu thuốc cũng có thể ngồi hàng giờ để nghe mọi người xung quanh nói chuyện, để ngắm đường phố, ngắm dòng đời chảy trôi, hoặc để bắt chuyện với một ai đó
Không có gì giản đơn hơn mấy quán nước vỉa hè. Chỉ một cái bàn con trên bày mấy món lặt vặt như thuốc, kẹo cao su, thêm mấy chai nước ngọt, mấy quả xoài, ổi... thế là thành một quán nước. Tất nhiên không thể thiếu cái quan trọng nhất hình thành nên tên gọi của quán nước là nước. Thường thường các quán chỉ có 2 món truyền thống và quen thuộc là nhân trần và trà. Từ nhân trần và trà có thể biến thể thêm ra thành trà nóng, trà đá, nhiều quán còn hãm cả trà xanh, nhân trần cũng có nóng và đá
Nhiều lúc ngồi quán ngẫm mà thấy lạ, tại sao chỉ cái quán bé con con với đồ uống đơn giản mà hút khách, mà tạo thành thói quen đến thế. Có lẽ đúng là có cả một nền văn hóa vỉa hè thật. Chưa thấy ai đả động hay nghiên cứu về vấn đề này nhưng có lẽ để nghiên cứu về nó có lẽ phải có một luận văn dày cộp cấp tiến sĩ cũng chưa thể nghiên cứu hết...
Chẳng biết có nền văn hoá này không nhưng thấy dân ta cứ quán vỉa hè là ngồi, lâu lâu không ngồi lại thấy nhớ nhớ, dù có ngồi quán nước máy lạnh, uống bia rượu ê hề như nào thì cũng vấn nhớ quán cóc vỉa hè, vẫn lại thi thoảng rời xa những quán máy lạnh, mò ra quán cóc ven đường chỉ để " U ới, cho con chén nước "
Những quán cóc bên vỉa hè thường là những quán đơn sơ và giản dị. Nhièu khi giản dị đến không ngờ. Chỉ một bao thuốc, vài cái kẹo lạc, kẹo cao su, vài quả ổi, quả xoài, thêm ấm nước... nhiều khi cả cái quán nhỏ, cộng thêm bàn ghế cũng chỉ vài trăn ngàn, thậm chí những quán đơn sơ, lặt vặt vài món đồ đơn giản, bàn ghế chỉ là miếng gỗ ghép thì còn rẻ hơn nhiều, thậm chí còn chẳng đến trăm ngàn
Thế nhưng, có rất nhiều chuyện diệu kỳ được làm nên từ bàn nước đơn sơ ấy. Mình đã nghe chuyện một bà mẹ quê nghèo miền Trung theo chân con lên thủ đô. Con học đại học, mẹ ra vỉa hè gần trường mở quán nước. Rõng rã gần 4 năm trời, cái quán nước ấy đã nuôi được một cử nhân đại học. Câu chuyện này điễn ra ở một quán nước nhỏ gần trường ĐH KTQD, nếu vào khu KT hỏi chắc ai cũng biết
Mình biết thêm một câu chuyện tương tự thế khi nhà mình xây nhà. Những lúc nghỉ trưa, tranh thủ hỏi thăm, buôn chuyện với mấy bác làm công cho nhà mình mới biết có một bác quê Nghĩa Hưng - Nam Định. Có mỗi cậu con trai, mà cậu ấy lại đỗ Bách Khoa năm rồi, nhà cũng hoàn cảnh, với lại sợ con đua đòi nên cả nhà quyết định theo con lên HN. Con học ở trong, bên ngoài bác gái bán chè chén, còn bác trai đi làm phu xe kéo cát cho các công trình xây dựng. Cả nhà bác trọ ở dưới gần nhà mình vì ở gần đấy có cái nhà thờ, chủ nhật nào cả nhà cũng nghỉ đi lễ. Rất hạnh phúc. Chắc chắn cái quán nước chè nhỏ của bác gái sẽ góp phần đào tạo được một cử nhân Bách Khoa
Cũng vậy, cái quán nước đầu tư đơn giản, ít tốn kém ấy đã nuôi được bao gia đình. Sau khi NN và thành phố quy hoạch khu Mỹ Đình, Mễ Trì, rất nhiều nông dân mất ruộng đất sản xuất nông nghiệp, được đền bù chút ít đã bỏ ra để xây, sửa lại nhà cho chắc chắn. Khi không biết làm gì: nghề chính không có, nghề phụ càng không thì cái quán nước mở ra ở khu vực quảng trường Mỹ Đình hàng tối lại là nguồn thu nhập chính nuôi gia đình...
Ngồi với các bậc tiền nhân
Ngồi bên quán nước vỉa hè ta còn được biết bao chuyện hay, bao chuyện xã hội, những vấn đề thời sự nóng hổi, nhất là ngồi quán nước khu tập thể, nơi có nhiều các cụ về hưu, ngồi nghe các cụ nói chuyện thì có hết ngày cũng không hết, mà lại toàn chuyện hay. Cứ ngồi nghe 1 cụ về hưu phân tích về tình hình thời sự thế giới chắc sẽ thấy nhiều điều hay và sâu sắc, nhiều khi giở báo Nhân dân, Hà Nội mới hay một tờ báo nào đấy đọc những bài chính luận hay xã luận về tình hình thời sự thấy cũng không thể hay và sâu sắc như các cụ được
Cứ chịu khó tìm quán nước nào đó có đông các cụ ngồi, ta còn học được bao điều. Mỗi cụ là một quyển sách sống để ta học tập. Tất cả mọi vấn đề các cụ đều biết và chỉ bảo cặn kẽ nếu ta có nhu cầu tìm hiểu
Tớ đã mất 3 buổi chiều ngồi ở quán nước bụi trên phố Hàng Bồ để " tán " một cụ, mất 3 buổi chiều nhưng tớ thu được ối chuyện hay, nhất là những chuyện về Hà Nội xưa, những chuyện xã hội, chuyện ngoài đường, ngoài chợ
Ông cụ này tên Cường, lúc nào ra quán nước cũng chỉ gọi chén rượu, thỉnh thoảng cũng làm chén với cụ, vui phết, cụ bẩu: sẽ gả cô cháu gái cực ngoan, cực xinh cho. Sướng
Không phải chỉ Hà Nội mới có quán nước, ở bất kỳ một địa phương, một vùng đất nào trên mảnh đất nhỏ hẹp hình chữ S đèu có những quán nước vỉa hè, nhưng đúng là ngồi quán nước Hà Nội mới thấy được những nét đẹp, những cảm xúc rất riêng
BÁT BẢO TRÀ PHỐ
Mỗi tối, cả khu phố dài sáng trưng ánh đèn điện và biển hiệu, khách rất đông, ngồi túm tụm, nhóm nọ san sát nhóm kia trên cả vỉa hè rộng rãi của phố. Họ vừa chuyện trò vừa thưởng thức những cốc trà bát bảo vừa ngọt vừa mát lạnh.
Trà bát bảo, còn gọi là “bát bảo liềng xa” hay “bát bảo lường xà” (nghĩa là trà đường) là một loại nước chè giải khát, có tác dụng bồi bổ, giải nhiệt, tiêu độc, lại ngọt thơm dễ uống nên rất thích hợp với những ngày hè nóng bức.
"Bát bảo" là 8 vị thuốc quý, gồm lá tre, rễ cỏ tranh, hoa hoặc cành lá kim ngân, rễ ngưu tất, thục địa, cam thảo bắc, ý dĩ, và mía. Có thể thay lá tre bằng rau má, nhân trần; rễ cỏ tranh bằng râu ngô, lá mã đề; ngưu tất bằng thổ phục linh, tỳ giải; thay kim ngân bằng bồ công anh, sài đất; thục địa bằng huyền sâm, hoàng tinh; cam thảo bắc bằng cam thảo dây, cam thảo đất hoặc cỏ ngọt; ý dĩ bằng hoài sơn, hạt sen.
Mỗi quán lại có cách pha nấu và lựa chọn liều lượng của các vị thuốc này khác nhau tạo hương vị riêng của quán, để níu giữ những khách hàng quen.
Hầu hết các quán ở đây ngoài trà bát bảo đá (mùa hè) và nóng (mùa đông) còn bán kèm rất nhiều đồ ăn vặt khác như xoài, cóc, ổi, cá chỉ vàng và mực nướng.
Giá 1000 đồng/ cốc trà nóng hoặc đá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét