Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Người Cao Bằng


Cao bằng trước1949

Sau Hòa ước Fournier 18/04/1884 (*), Trung Quốc rút khỏi các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, tất cả các tỉnh Bắc Kỳ rơi vào "bảo hộ" của thực dân Pháp. Dưới đây là những bức ảnh về Cao Bằng, do thực dân Pháp chụp khi chiếm đóng Cao Bằng.
* Thị xã Cao Bằng:




Sông Bằng quanh thị xã Cao Bằng, chắc Bằng Giang phải trong xanh lắm.. Thị xã tương đối đông đúc dân cư.

Chùa Cao Tiên, hình như đã bị phá.
* Bản Giốc:


Sông Quây Sơn, Trùng Khánh khu vực biên giới với Trung Quốc.



Thác Bản Giốc, Trùng Khánh

Trong nhiều tài liệu của Pháp đều ghi rõ thác Bản Giốc là của Cao Bằng, cộc mốc với Trung Quốc ở xa thác, các bạn tìm đọc tài liệu về Bản Giốc sẽ thấy nhiều tư liệu xác đáng, ở đây chúng ta không bàn đến vấn đề này. Mọi chuyện đã thuộc về lịch sử. 
* Người dân tộc thiểu số Cao Bằng

Những người phụ nữ ở Trùng Khánh


Người Thổ (chính là người Tày) Trùng Khánh, trong một gia đình có rất đông người, nhiều thế hệ cùng chung sống.


Người Mán ở Nậm Nàng


Trà Lĩnh

* Nỗi lầm than của dân ta

Người dân bị đi theo đoàn lính phục dịch, chúng bắt bớ dân vô tội vạ.

Công việc cực nhọc, địa vị thấp hèn.


Tra tấn dã man - Nữ tù nhân - Ngân Sơn, Cao Bằng


Cờ người - một hình thức sinh hoạt giải trí của địa chủ giàu, dân chịu cảnh một cổ hai tròng.

* Một số hình ảnh khác:

Đông Khê


Bảo Lạc





Mình không tìm được thời gian chính xác chụp những bức ảnh này, nhưng chắc chắn người Pháp chụp vào những năm khoảng 1884 đến 1949 khi chúng cai trị Cao Bằng. Một số tấm ảnh có dán tem là những bưu thiếp được gửi về Pháp, được scan lại làm tư liệu. Các bạn biết thêm thông tin gì thì bổ sung giúp mình, mình cũng sẽ tìm những nguồn đáng tin cậy để hỏi thêm.

Các bạn có thể đọc thêm thông tin và những bức ảnh trên tại các website:
http://delcampe.net/ (search "cao bang")
http://www.indochine-souvenir.com/

Giải phóng cao bằng 1950

Cao Bằng là miền đất địa đầu Tổ quốc đã có từ rất lâu đời. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, tỉnh Cao Bằng đã có một bề dày truyền thống lịch sử và văn hoá rất đáng tự hào và trân trọng. Lịch sử truyền thống của Cao Bằng gắn liền lịch sử truyền thống dân tộc Việt Nam từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước. Mỗi một địa danh, khu rừng nơi đây dường như đều gắn với chặng đường phát triển của lịch sử Việt Nam.

Cuộc chiến đấu đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bảo vệ Tổ Quốc, năm 218 TrCN do Thục Phán chỉ huy đánh bại 50 vạn quân Tần do Đồ Thư thống lĩnh. Vào năm 180 TrCN sau những trận đánh lớn chống quân Nam Việt của Triệu Đà, đất Cao Bằng rơi vào ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc. Đến đầu thế kỉ XI, Cao Bằng là trung tâm của tiểu quốc do Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao đứng đầu xưng tự trị, đóng tại thành Nà Lữ phía tây thị xã ngày nay. Dưới thời vua Lý Thái Tông, Nùng Trí Cao là người Đại Việt đầu tiên đánh vào thành Ung Châu của nhà Tống giành thắng lợi oanh liệt. Cuối thế kỉ XVI nhà Mạc rút bỏ Thăng Long lên đây, lại đặt thủ phủ ở Cao Bằng, giữ phần lãnh thổ Bắc triều một thời gian. 

Như vậy có thể nói từ xưa Cao Bằng đã từng là trung tâm chính trị và văn hóa của một vùng rộng lớn và mang tính chiến lược, làm phên giậu vững chắc che chắn nơi biên ải. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Cao Bằng nổi lên là một cứ điểm quan trọng, nơi Nguyễn Ái Quốc sau một thời gian bôn ba hải ngoại đã đặt bước chân đầu tiên về Tổ Quốc Việt Nam. Người đã chọn vùng đất Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng, là nơi ẩn mình chỉ huy các cuộc kháng chiến của quân đội Việt Nam. Từ khi thực dân Pháp xâm lược Cao Bằng đã nhen nhóm các hội đánh Tây của nhân dân các dân tộc, do Đồng Chí Hoàng Đình Giong tổ chức gây dựng. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam Được thành lập ngày 03/02/1930 vào ngày 01/04/1930 Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Cao Bằng được thành lập có 3 đồng chí, do Đồng chí Hoàng Văn Nọn (Hoàng Như) làm Bí thư. Chi bộ Đảng ra đời đánh dấu sự phát triển của phong trào cách mạng của nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng. Năm 1933 Cao Bằng được vinh dự đón tiếp đồng chí Lê Hồng Phong, Uỷ viên quốc tế Cộng sản Đảng. Từ Cao Bằng, đồng chí tiếp tục bắt liên lạc chỉ đạo các cơ sở Đảng trong nước. Năm 1935 đồng chí Hoàng Văn Nọn được chọn làm đại biểu chính thức của Đảng Cộng sản Đông dương đi dự Đại hội Quốc tế Cộng sản Đảng lần thứ VII tại Liên Xô. Sau thời gian học tập tại Liên Xô đồng chí Hoàng Văn Nọn trở về nước được Đảng giao nhiệm vụ Bí thư Xứ uỷ Bắc kỳ.

Tại Đại hội Đảng cộng sản Đông dương lần thứ nhất năm 1935, tổ chức tại Ma Cao - Trung Quốc, đồng chí Hoàng Đình Giong được bầu vào BCH Trung ương Đảng. Từ đó Phong trào Cách mạng của nhân dân Cao Bằng phát triển mạnh trong những năm tiếp theo. Tháng 12 năm 1940 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã gặp gỡ Hoàng Văn Thụ và 40 cán bộ Cao Bằng tại Trịnh Tây -Trung Quốc để chỉ đạo phong trào Cách mạng trong giai đoạn mới. Người đã chọn Cao Bằng làm căn cứ địa Cách mạng, và cử đồng chí Vũ Anh, Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm về Hà Quảng chọn nơi đặt cơ quan chỉ đạo Cách mạng. Ngày 28 tháng 1 năm 1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vượt mốc 108 đến làng Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng, Đảng bộ Cao Bằng, cơ sở Cách mạng Pác bó vinh dự thay mặt nhân dân cả nước đón lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vào dịp tết Tân Tỵ, sau hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã sống và làm việc tại hang Cốc Bó trong điều kiện vật chất gian khổ, nhưng Người vẫn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.


Bác Hồ làm việc tại Pác Bó

Tại bàn đá bên cạnh suối Lê Nin ,lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã dịch Lịch sử Đảng Cộng Sản Liên Xô và viết bài Diễn Ca Lịch sử nước ta. Từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941 tại lán Khuổi Nặm Pác Bó, Người đã chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám tại lán Khuổi Nặm - Pác Bó, hội nghị đề ra nhiều chủ trương đường lối của cách mạng Việt Nam xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu Dưới sự trực tiếp chỉ đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1941, Đảng bộ Cao Bằng đã cử 70 cán bộ đi học quân sự ở nước ngoài. Đây là những hạt giống quân sự đầu tiên của căn cứ địa Cao Bằng, sau này là Cao - Bắc - Lạng và khu giải phóng trong tổng khởi nghĩa Cách mạng Cao - Bắc - Lạng Ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc huyện Nguyên Bình; Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) được thành lập; Đội gồm có 34 chiến sỹ, do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy. Trận ra quân đầu tiên là trận đánh chiếm và tiêu diệt đồn Phai Khắt Nà Ngần đã giành thắng lợi, mở màn trang sử truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam sau này. Sau cách mạng tháng tám năm 1945 thành công. Thực hiện Chỉ thị của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng tập trung sức lực, đấu tranh chống âm mưu xâm lược của Tưởng Giới Thạch và bọn tay sai, tiêu diệt thổ phỉ và phản động địa phương, củng cố chính quyền Cách mạng các cấp, phát động phong trào tăng gia sản xuất. Ngày 16 tháng 9 năm 1950 quân dân Cao Bằng mở màn chiến dịch Biên giới dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, tại chiến dịch năm 1950 Hồ Chủ Tịch trực tiếp ra trận quan sát mặt trận Đông Khê. Chiến dịch Biên giới năm 1950 đã giành thắng lợi, Chiến thắng này đã làm thay đổi toàn bộ cục diện của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 3 tháng 10 năm 1950 Cao Bằng hoàn toàn giải phóng. 


Bác quan sát chỉ huy mặt trận Đông Khê


Bác Hồ và thiếu nhi Việt Bắc




Bác về thăm lại đồng bào dân tộc ở Cao Bằng, 1961


Cây xanh Thị Xã Cao Bằng

Cây xanh phố cổ nét đẹp văn hoá từ bao đời nay của một thị xã, xã hội ngày càng phát triển những giá trị truyền thống ấy đang góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đô thị và du khách đến thăm. Cảnh quan môi trường thị xã Cao Bằng, từ lâu đời đã được các thế hệ tiền bối dày công chăm sóc gây dựng, ngày nay trong xu thế hội nhập mở cửa giao lưu quốc tế những giá trị về môi trường văn hoá càng cần được nhân lên gấp bội. 

Thị xã Cao Bằng với dân số khoảng 54.000 người nằm trong khu vực khí hậu đặc trưng của tỉnh nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô, độ ẩm trung bình từ 80 - 85%, nhiệt độ trung bình hàng năm 21,6oC độ cao so với mực nước biển là 240m. Điều kiện địa lý tự nhiên tạo nên thị xã được đặt vào vị trí 3 mặt sông, xung quanh thị xã là những khu đồi thấp bao bọc. Nhà cách mạng lão thành, nhà văn Hoàng Đức Triều quê ở xã Hồng Việt huyện Hoà An đã vịnh cảnh đẹp thị xã Cao Bằng bẵng những vần thơ nổi tiếng: 

"Ba mặt tam giang trôi cuộn cuộn 
Bốn bề tứ trụ đứng tron von"
Rất nhiều du khách của mọi miền đất nước khi đã từng đến thăm thị xã Cao Bằng đều có chung một nhận xét thị xã Cao Bằng một thị xã đẹp của nước ta. Gần đây nhất, dịp tháng 6 năm 2007 trong chuyến thăm và làm việc với tỉnh Cao Bằng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khen ngợi thị xã Cao Bằng đẹp. 

Cây xanh quanh quảng trường Hồ Chí Minh



Cây đại thụ, cổ thụ trong trung tâm thị xã.

Có được một thị xã như ngày hôm nay bởi lẽ ngay từ khi mới thành lập thị xã đã được các thế hệ nhân dân dầy công chăm sóc gây dựng ngoài những căn nhà, đường phố cơ sở hạ tầng được xây cất thì cây xanh cũng được trồng ngay từ những ngày đầu khi mới thành lập thị xã. Hiện nay những cây xanh đang phát triển trên các đường phố thị xã ta có thể chia làm 3 thời kỳ trồng và phát triển khác nhau: 

Thời kỳ đầu tiên là những cây trồng từ thời Pháp thuộc quãng thời gian từ 1930 - 1940 chủ yếu là cây Dã Hương xen vào đó là một số cây Phượng Vĩ, Lát hoa, cây hoa Gạo, một vài cây Sưa, cây Đa..Vị trí trồng của các loại cây này ở các phố Vườn Cam, phố Cũ, khu vườn hoa trung tâm thị xã, nhà thờ đạo Thanh Sơn. Trong số cây trồng vào thời kỳ này hiện còn có trên đường phố thị xã là cây Dã Hương với số lượng khoảng 46 cây, có thể nói đây là loại cây quý có những ưu thế nổi trội trong các loại cây xanh trồng trên đường phố lá cây xanh quanh năm, rễ chìm ăn sâu xuống lòng đất nên phát triển rất bền vững có tuổi thọ lâu dài. Những đường phố ở thị xã trồng nhiều cây Dã Hương như Vườn Cam - Phố Khách hiện chỉ còn lẻ tẻ có 3 cây; phố Cũ và đường đầu cầu Sông Hiến còn 4 cây, hàng cây Dã Hương đang mọc xanh tốt hơn cả đã thành cổ thụ, đó là hàng cây Dã Hương ở phố Đàm Quang Trung bên cạnh Viện kiểm sát tỉnh. Ở nước ta có cây Dã Hương Hàng ngàn năm tuổi đó là cây Dã Hương ở Tiên Lục Bắc Giang thời Lê Trung Hưng (1740 - 1784) cây Dã Hương đã được triều đình phong cây Dã Đại thần để tôn thờ và bảo vệ. Năm 1999 cây Dã Hương Tiên Lục đã được Bộ Văn Hoá thông tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, hiện nay hàng ngày rất nhiều du khách đến thăm quan cây Dã Hương cổ thụ Tiên Lục Bắc Giang. 


.. bên đường những khu phố cũ..

Loại cây thứ hai có trên hè phố thị xã Cao Bằng là cây Xà Cừ thân to, gốc xù xì, cành lá xum xuê, nhiều cây chu vi gốc đo được gần 3m là loại cây có bộ rễ ăn ngang thường nổi lên trên mặt đất cây Xà Cừ có trên đường phố Cao Bằng được trồng từ những năm 1959 - 1960 vào thời điểm toàn dân hưởng ứng tết trồng cây do Bác Hồ phát động. Hiện tại số cây này còn lại trên đường phố thị xã cả khu vực trường Cấp ba Nà Cạn có khoảng 42 cây, tuy nhiên đây là loại cây có nhiều nhược điểm như cành dòn, tán lá quá xum xuê nên rất nặng, rễ không ăn sâu xuống lòng đất nên gặp mùa mưa bão dễ gẫy cành, đổ cây, gây nguy hiểm cho người đi bộ và nhà cửa trên đường phố. 

Cây Dã Hương và cây Xà Cừ đều là những loại cây trồng từ lâu hiện đang trở thành cổ thụ, trong xu thế giao lưu mở cửa hội nhập Quốc tế du khách sẽ đến thị xã Cao Bằng ngày càng đông thị xã nhiều cây cổ thụ rợp bóng mát chắc sẽ để lại ấn tượng trong lòng du khách, chính lẽ vậy chúng ta cần có kế hoạch chăm sóc bảo vệ để các cây cổ thụ ngày càng phát triển tươi tốt. Theo chúng tôi tất cả các cây xanh trồng trên hè phố thị xã Cao Bằng từ trước đến nay cần được rà soát, thống kê, phân loại, tổng hợp để có kế hoạch chăm sóc cho phù hợp, cây Dã Hương và Xà Cừ cần có chế độ chăm sóc riêng chu đáo hơn có đánh số từng cây, thường xuyên cắt tỉa những cành cây có nguy cơ đổ gẫy do mưa bão gây ra, hai loại cây này trồng lâu năm ở thị xã nên có thể dễ bị sâu bệnh phá hoại việc chăm sóc cho cây khỏi bị khô, chết cũng cần được đặt ra. Trường hợp bất khả kháng cần chặt hạ phải có ý kiến của các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền, chúng tôi muốn đề cập đến vấn đề này bởi lẽ trồng được một cây cổ thụ giữa trung tâm thị xã trải qua nhiều thời ký lịch sử khác nhau kể cả chiến tranh tàn phá và quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng như hiên nay thì những cây cổ thụ như những hiện vật chứng minh cho các thời kỳ lịch sử của dân tộc điều này thật đáng quí cần được gìn giữ và bảo vệ để phát triển. 



.. và bên những đường phố sầm uất nhất .. 

Rất nhiều những cây xanh đa chủng loại hiện đang khép tán rợp bóng mát trên các hè phố thị xã đa số trồng từ những năm thập kỷ 80, 90 của thế kỷ XX những cây xanh trồng vào thời điểm này lên đến hàng ngàn cây, tuy nhiên những cây này kích thước to nhỏ khác nhau rõ rệt có cây chu vi gốc đo được quãng 1m, có cây vừa trồng 1,2 năm nên còn rất nhỏ. Nhưng dù sao thế nào đi nữa những cây xanh trên hè phố thị xã Cao Bằng đã thực sự trở thành " Lá phổi " của đô thị, cây xanh đang giữ vai trò quan trọng trong cân bằng sinh thái bảo vệ môi trường trong lành. 

.. hứa hẹn rợp bóng ở khu quy hoạch mới bên dòng sông Hiến 

Trong tương lai không xa thị xã Cao Bằng sẽ phát triển lên trở thành thành phố, việc qui hoạch trồng cây xanh cùng với hệ thống đèn chiếu sáng trong thành phố cũng cần được đề cập ngay từ bây giờ. Riêng việc trồng loại cây gì? Kích thước to nhỏ như thế nào? Trên hè phố hay trong khu công viên thành phố cũng cần được nghiên cứu sâu sắc thông qua các cuộc hội thảo khoa học của các nhà chuyên môn đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng cây xanh, để hệ thống cây xanh, đèn chiếu sáng nay mai có mặt trên thành phố Cao Bằng sẽ mang tính đặc trưng điển hình của một thành phố mà không nơi nào có được, chắc chắn điều này sẽ để lại ấn tượng đẹp đẽ trong lòng du khách.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét