Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

'Độc đáo' cảnh quan trên đỉnh Bạch Mã


139 biệt thự nghỉ mát được người Pháp xây dựng từ những năm 30 của thế kỷ 20 để nghỉ mát tọa lạc trên độ cao từ 1.000 đến 1.400m tại Vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) đến nay cái còn cái mất song vẫn mang lại nét cổ kính, độc đáo cho cảnh quan nơi này.

Theo tài liệu ghi lại, sở dĩ có việc lập ra quần thể kiến trúc này vì người Pháp muốn dùng nơi dây làm nơi nghỉ mát. Vườn Quốc gia Bạch Mã thuộc địa phận 2 huyện, huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế 60km về phía Nam. Đây là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp và khí hậu rất trong lành.
Ở Bạch Mã lúc nào nhiệt độ cũng mát lạnh hơn các vùng dưới thấp từ 8 đến 10 độ. Khí hậu ở đây gần giống Ðà Lạt, Sa Pa, Tam Ðảo, nhưng do gần biển nên nhiệt độ mùa đông không bao giờ xuống dưới 4ºC và nhiệt độ cao nhất vào mùa hè ít khi vượt quá 26ºC. Khí hậu của Bạch Mã được các chuyên gia nước ngoài đánh giá là một trong những vùng khí hậu dễ chịu nhất của những nơi nghỉ trên vùng núi Đông Dương.
Không những có khí hậu dễ chịu, ở Bạch Mã còn có cảnh quan vô cùng đẹp với khung trời lồng lộng, những dãy núi trùng điệp, đỉnh núi nhấp nhô bắt mắt tới tận đầm Cầu Hai, cửa Tư Hiền, vụng Chân Mây sát bờ biển Ðông.
Vườn Quốc gia Bạch Mã còn giữ được hầu như nguyên vẹn những thảm thực vật phong phú và những cánh rừng nguyên sinh bát ngát...
Vào những năm từ 1916 đến 1925, Bạch Mã chỉ là một khu rừng núi hoang sơ, chưa ai khai phá nhưng đến cuối năm 1925, các kế hoạch về bảo tồn và thành lập vườn quốc gia đã làm mọi người chú ý đến vùng núi này. Một kỹ sư người pháp là Girard đã tổ chức khai phá vùng núi này vào năm 1932 nhằm phát triển du lịch của Bạch Mã. Điều này dẫn đến sự tăng vọt của số lượng khu nghỉ mát ở vùng này bao gồm các biệt thự, khách sản và kéo theo đó là phát triển về giao thông công cộng.

Tuy nhiên, nhưng công trình này chủ yếu chỉ để phục vụ giới có tiền thời đó và các quan chức của Pháp.
Sau khi chiến tranh giữa Pháp và Việt Nam kết thúc vào năm 1954, mọi người quên dần đi sự tồn tại của Bạch Mã khiến các kiến trúc xây dựng nơi đây bị bào mòn dần bởi thời gian. Phải đến năm 1960, Vườn quốc gia Bạch Mã được thành lập lại nhưng chiến tranh tiếp tục kéo dài liên miên khiến nó lại rơi vào quên lãng. Khu Bạch Mã được dùng làm căn cứ quân sự của quân đội Mỹ trong thời gian này.
Sau khi hòa bình lập lại, Chính phủ đã có nhiều dự án phát triển trồng trọt tại khu này nhưng vẫn thất bại do điều kiện thời tiết. Với sự thành lập chính thức Vườn quốc gia Bạch Mã, năm 1991, nưi này đã dần dần được bảo tổn và phát triển phục vụ du lịch.
Hiện, những ngôi biệt thụ cổ của Pháp và những công trình như chợ, ngân hàng, bưu điện, hồ bơi, sân quần vợt... cùng hệ thống đường ô tô dài 19 km nối quốc lộ 1A với khu trung tâm của thành phố Bạch Mã một thời đang được tích cực bảo tồn, hứa hẹn trở thành một quần thể kiến trúc độc đáo có một không hai thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Bảo Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét