Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Phong vị chột nưa



Xem h�nh
Ảnh: Cẩm Nang Tiêu Dùng.

Với dân nông thôn miền trung từ Nghệ An vào đến Thừa Thiên - Huế, đặc biệt là Quảng Trị, chột nưa là món đặc sản mang đậm phong vị quê hương và gắn bó với họ bao đời nay.
Chột nưa, hay nói chính xác hơn là chột của cây nưa, một loại thực vật trồng ở những nơi ẩm thấp, gần gũi với cây môn và cây bạc hà nhưng lá của nó lại rất giống lá đu đủ. Người Quảng Trị thường trồng nưa vào tháng tư hằng năm, ngay sau khi thu hoạch xong vụ lúa đông xuân. Đến tháng 7, tháng 8 thì nhổ nưa. Củ nưa chất lên giàn bếp làm lương thực độn cho buổi giêng hai thóc cao, gạo kém, còn chột nưa (thân) chế biến thành thức ăn sau khi tước bỏ lớp da bên ngoài như kiểu bạc hà.

Trước hết, chột nưa mà nấu canh với cá hẻn mồi (tiếng địa phương gọi con cá trê nhỏ theo nước lụt về xuôi) hay con tràu (cá lóc), chẳng cần bột ngọt, bột nêm mà chỉ cho vào ít mắm ruốc, ớt bột cay cay thì nước ngọt đậm đà chẳng thua bất cứ món canh sang trọng, cầu kỳ nào.
Thứ đến, chột nưa thái mỏng rồi muối chua, sau ba ngày vớt ra xả bớt mặn, vắt ráo, chấm với mắm ruốc hoặc nước mắm pha chút tỏi, ớt, đủ hấp dẫn khẩu vị. Nó cũng như người Bắc ghiền cà pháo, mắm tôm hay người Nam ghiền bồn bồn muối cua vậy.
Nhưng món được người miền Trung nói chung và Quảng Trị nói riêng ưa chuộng nhất, và cam đoan với bất cứ ai được nếm qua một lần ắt khó lòng quên, là chột nưa kho với cá mụn nước lụt (cá nhỏ, cá vụn).

Thanh Hằng (Theo Cẩm Nang Tiêu Dùng)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét