Dưới những tán rừng thâm u ở xã Dân Hóa, H.Minh Hóa, tộc người Khùa nơi đây vẫn còn giữ được truyền thống buộc chỉ cổ tay (rít chọo aty) vào dịp tết để chúc phúc cho con cháu và bố mẹ sống lâu trăm tuổi.
Mỹ tục
Cùng với sự huyền ảo của dãy Giăng Màn và dòng nước mát ngọt nơi đầu nguồn sông Gianh, nhiều câu chuyện xoay quanh lễ buộc chỉ cổ tay của người Khùa đã làm cho người nghe mãn nguyện, đắm chìm trong bể văn hóa của một tộc người ở miền thâm sơn.
Người Khùa không ăn tết Nguyên đán như ở miền xuôi mà lại tổ chức lễ buộc chỉ cổ tay và được xem như tết của dòng tộc. Theo Phòng Văn hóa -Thông tin huyện, hằng năm vào dịp tháng giêng, tháng hai khi tiết trời sang xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc, các dòng tộc của đồng bào Khùa sinh sống ở các bản làng vùng cao Dân Hóa lại tưng bừng tổ chức lễ rít chọo aty. Lễ thường được tổ chức theo các dòng tộc mỗi năm một lần gọi là lễ tiểu, còn 3 năm một lần gọi là lễ đại. Mỹ tục này là để mời thần rừng, vong linh cội nguồn về với con cháu, để cầu chúc yên bình, cho tình bền chặt, có sức khỏe, mùa màng bội thu và nhiều may mắn trong cuộc sống thường ngày.
Bà Hồ Thị Pheng trong sắc phục dân tộc đang kể về lễ buộc chỉ cổ tay - Ảnh: T.Q.Nam |
Chúng tôi vào ngôi nhà sàn cổ xưa ở bản Y Leng hỏi tìm vợ chồng ông Hồ Kết và bà Hồ Thị Pheng, một trong những cao niên trong vùng. Ông Hồ Kết năm nay đã trải gần 100 mùa rẫy, thời niên thiếu ông đã được nghe bố và ông nội kể về gốc tích của lễ buộc chỉ cổ tay. Ông kể, để tổ chức lễ tiểu thì trong mâm lễ sẽ có xôi nếp, và một con gà; tổ chức lễ đại có thêm một thủ lợn, xung quanh cắm 10 cây đăng nhỏ được làm bằng sáp ong rừng (đồng bào thường gọi là tiên). Trên mâm xôi có 4 lá trầu kết thành hình chóp nón (gọi là xộp pa lu), chính giữa cắm một cây đăng cái cao khoảng 40 cm và xung quanh đặt các sản vật được trồng trên nương rẫy. Phía dưới mâm lễ chính, sẽ có hai chiếc khay, một chiếc đựng các lễ vật gồm 3 nén bạc, 2 tấm vải pha khen (vải kẻ ca rô màu tím dùng may váy cho đàn ông), 2 tấm vải pha xa loong (vải sọc đen trắng dùng may váy cho phụ nữ) và chỉ cuộn bằng sợi thô tự dệt. Chiếc khay thứ hai gọi là khăn, dùng để đựng các lễ vật cho thầy cúng (gọi là a loong ra viaay), gồm 1 quả trứng gà luộc, 2 chiếc bánh nếp hình chóp nhọn, 1 cuộn chỉ buộc, 4 cây đăng và một ché rượu cần. Lễ cúng được tiến hành trong thời gian khoảng 40 phút. Trước khi làm lễ, ngay từ buổi sáng, khi những giọt sương còn đọng lại trên những tán lá rừng, ông chủ tộc đã chuẩn bị một mâm xôi, gà tế thổ thần đất đai, thần rừng và tổ tiên. Trong lễ rít chọo aty sẽ có một người khách mời ngoài dòng tộc (a nha rít) để điều hành.
Người Khùa thường cho rằng trên các bộ phận cơ thể đều có những phần hồn riêng hòa quyện với đất trời, với thế giới tâm linh. Sau những lời cầu khấn của thầy cúng là đến nghi lễ buộc chỉ cổ tay cho những thành viên trong dòng tộc. Trước hết thầy cúng sẽ buộc chỉ cho vợ chồng ông trưởng tộc và dùng 1 chiếc bánh nhúng một đầu vào ly rượu rồi chấm vào lòng bàn tay của ông bà trưởng tộc, sau đó lấy cuộn chỉ se buộc vào tay từng người như những lá bùa hộ mệnh.
Say đắm phần hội
Trên ngôi nhà sàn hôm ấy, bà Hồ Thị Pheng trong trang phục truyền thống của người Khùa thỉnh thoảng lại góp chuyện với chúng tôi về lễ buộc chỉ cổ tay cũng là cách thể hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái như thể “ăn hết thức cay, uống hết nước đắng, ăn cơm muối trắng, chân đi không bén đất”, hay thể hiện tình yêu nam nữ, tình chồng vợ đầm ấm có thủy, có chung.
Bản làng người Khùa - Ảnh: T.Q.Nam |
Sau phần nghi lễ của thầy cúng, ông “a nha rít” sẽ điều hành mọi người tham gia cuộc thi uống rượu cần. Hai ché rượu cần mang ra giữa nhà sàn, nước chế rượu được đong bằng sừng trâu trong vắt và tinh khiết lấy từ các khe nhỏ chảy ra từ lòng núi cao. Lúc đó tất cả mọi người đều chếnh choáng hòa quyện với thiên nhiên, đất trời bên điệu kèn lá say đắm lòng người. Ông Hồ Huôn, ở bản Ta Leng, xã Dân Hóa tâm sự, năm nay tròn 50 tuổi, từ thời thơ ấu đã được nghe bố mẹ kể về lễ buộc chỉ cổ tay của người Khùa, cuộc sống vất vả “mùa nào áo ấy” nhưng phong tục này vẫn được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Con chữ có thể bay theo từng mùa rẫy nhưng các nghi lễ thực hiện rít chọo aty trong dịp năm mới đã được khắc sâu trong tiềm thức của mỗi người Khùa trên vùng cao Dân Hóa. Không chỉ buộc chỉ cổ tay cho những người trong họ tộc, khi khách đường xa đến viếng thăm, cùng với chủ nhà tâm đầu ý hợp thường được gia chủ buộc chỉ cổ tay kết nghĩa anh em. Chỉ buộc cổ tay thường được chủ nhà se lại bằng các màu đen, trắng và đỏ trang trọng buộc vào cổ tay khách.
Con đường 12A đã hoàn thành như sợi chỉ uốn lượn quanh các triền núi nối liền với nước bạn Lào sang đến vùng đông bắc Thái Lan trong quá trình hội nhập phát triển. Những tầng văn hóa đặc sắc của người Khùa ở xã Dân Hóa, Trọng Hóa sẽ lan tỏa, được nhiều khách đường xa biết đến.
Trương Quang Nam - Minh Văn (Thanh niên)
Mục đích của lễ buộc chỉ tay là để kết nối linh hồn của những người đã khuất của dòng tộc với những người đang sống và sự đoàn kết, gắn bó giữa những người đang sống, hướng đến vong linh của những người đã khuất, cầu mong ông bà tổ tiên ban phước lành cho con cháu, cầu mong sự bình yên, sức khoẻ, mùa màng bội thu...
Mâm lễ cúng được chủ nhà chuẩn bị từ sáng sớm. Ở chính giữa mâm là một cây nến được làm bằng sáp ong cao độ 2 gang tay, bao quanh cây nến là những lá trầu được kết thành hình chóp nón, gần đỉnh chóp cắm các bông hoa mào gà màu đỏ, phía dưới đặt hai tấm vải màu trắng dùng để may váy cho đàn ông, hai tấm vải sọc đen trắng dùng may váy cho phụ nữ và cuộn chỉ sợi thô tự dệt; trên mâm lễ còn đặt các sản vật khác như: bánh nếp hình chóp cuộn trong lá chuối, xôi nếp, thịt gà luộc, hoa quả, tiền đi lễ của các thành viên trong dòng họ. Phía dưới mâm lễ chính có một chiếc đĩa dùng để đặt các lễ vật cho thầy cúng, gồm một quả trứng gà luộc, hai chiếc bánh nếp hình chóp nhọn, một cuộn chỉ buộc và một ché rượu cần.
Thành phần tham gia buổi lễ gồm có: thầy mo; tộc trưởng (là người cao niên, đứng đầu một dòng tộc); con cháu trong dòng họ; một khách mời ngoài dòng tộc-là người con rể (A nha rịt) được mọi người yêu mến, kính trọng tham gia với vai trò là người điều hành buổi lễ. Ngoài những người trong họ tộc, những người láng giềng hoặc khách ở xa thân thiết, tâm đầu ý hợp với chủ nhà đến chung vui và cũng được gia chủ buộc chỉ cổ tay kết nghĩa anh em. Tấm lòng mến khách của người Khùa đã xóa đi khoảng cách về địa lý và những khác biệt về dân tộc. Lễ cúng được tiến hành trong thời gian khoảng thời gian từ 30 đến 40 phút.
Trước khi làm lễ, nến được thắp sáng, tất cả thành viên của dòng họ đều đặt một tay chạm vào mâm lễ chính. Người Khùa tin rằng, ngoài linh hồn của ông bà tổ tiên, trên các bộ phận cơ thể đều có những phần hồn riêng gọi là vía. Vía của mỗi người được kết nối với trời đất và với thế giới tâm linh. Chạm tay vào mâm lễ chính là thể hiện lòng thành kính của những người đang sống với những người đã khuất và với thế giới tâm linh.
Ông Hồ Buôn Chăn, trong vai trò thầy mo bắt đầu đọc bài cúng được chuẩn bị sẵn trên chừng 5 trang giấy của quyển vở học trò (được viết bằng thứ tiếng Bru cổ) với lời cầu khấn lúc trầm, lúc bổng; sau mỗi lần cầu khấn của thầy mo, mâm lễ chính được các thành viên dòng họ đưa tay nâng lên cao với lòng thành kính. Trong suốt buổi lễ, mâm lễ chính được nâng lên, hạ xuống ba lần và đến lần thứ ba cũng là lần kết thúc bài cúng. Tiếp đến, ông Hồ Buôn Chăn vân vê từng sợi chỉ và buộc vào cổ tay cho vị tộc trưởng và các thành viên tham dự buổi lễ đi kèm với lời cầu chúc sức khoẻ, gặp những điều tốt lành trong cuộc sống.
Để đáp lễ, thầy mo cũng được chủ nhà buộc chỉ vào tay cùng với những lời cầu chúc tốt đẹp. Sợi chỉ chỉ là một vật tượng trưng nhưng ẩn chứa đằng sau nó là một sức mạnh thể hiện cho sự giao ước, kết nối giữa các thế hệ, nhắc nhở mọi người về nguồn cội, cùng nhau chia ngọt, xẻ bùi cùng hướng đến một tương lai tươi sáng. Hoà quyện trong men say bên hũ rượu cần là những nét mặt tươi vui, rạng rỡ, xen lẫn với tiếng khèn rộn rã và những lời cầu chúc một năm mới sung túc, mùa màng bội thu, anh em đoàn kết, con cháu sum vầy...
Lễ buộc chỉ tay của tộc người Khùa
Năm nào cũng vậy, chỉ sau Tết Nguyên đán ít ngày, đồng bào Khùa ở hai xã Dân Hoá và Trọng Hoá, huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng BÌnh), một trong 4 tộc người thuộc dân tộc Bru-Vân Kiều, tưng bừng tổ chức lễ Rít-choọ-ati (buộc
chỉ tay)- một mỹ tục truyền thống gắn kết giữa mỗi cá nhân với dòng tộc, cộng đồng tộc người và với thế giới tâm linh. Nếu như người miền xuôi, hàng năm có lễ Tết, thì đồng bào Khùa có lễ Rít -choọ- ati, đây là lễ lớn nhất được tổ chức trong năm.
Lễ buộc chỉ tay của đồng bào Khùa thường tổ chức rộ nhất là trong khoảng thời gian từ mồng 4 Tết đến trước rằm tháng giêng. Vì đây là thời điểm ngô lúa trên nương đã thu hoạch xong, là thời gian nghĩ ngơi giữa một chu kỳ sản xuất trước khi chuẩn bị bước vào vụ sản xuất mới.
Bản Hà Noông (xã Dân Hóa, huyện Minh Hoá, Quảng Bình) cách trung tâm xã non chừng 7km, cả bản có hơn 30 nóc nhà nằm nép mình dưới tán keo và tràm hoa vàng xanh tốt. Ngôi nhà của ông Hồ Mao, Tộc trưởng nằm ngay giữa bản, tiếp chúng tôi tại chân cầu thang là một thành viên trong gia đình với lời chào thân mật.
Ông Hồ Buôn Chăn, Trưởng bản kiêm Bí thư chi bộ bản Hà Noông, người được chủ nhà mời đứng ra làm chủ buổi lễ cho chúng tôi biết: lễ buộc chỉ tay của đồng bào Khùa là tục lệ có từ lâu lắm rồi, cũng không biết có từ khi nào. Lễ buộc chỉ tay được tổ chức ở nhà tộc trưởng mỗi năm một lần được gọi là tiểu lễ, còn ba năm một lần gọi là đại lễ.
Bản Hà Noông (xã Dân Hóa, huyện Minh Hoá, Quảng Bình) cách trung tâm xã non chừng 7km, cả bản có hơn 30 nóc nhà nằm nép mình dưới tán keo và tràm hoa vàng xanh tốt. Ngôi nhà của ông Hồ Mao, Tộc trưởng nằm ngay giữa bản, tiếp chúng tôi tại chân cầu thang là một thành viên trong gia đình với lời chào thân mật.
Ông Hồ Buôn Chăn, Trưởng bản kiêm Bí thư chi bộ bản Hà Noông, người được chủ nhà mời đứng ra làm chủ buổi lễ cho chúng tôi biết: lễ buộc chỉ tay của đồng bào Khùa là tục lệ có từ lâu lắm rồi, cũng không biết có từ khi nào. Lễ buộc chỉ tay được tổ chức ở nhà tộc trưởng mỗi năm một lần được gọi là tiểu lễ, còn ba năm một lần gọi là đại lễ.
Mục đích của lễ buộc chỉ tay là để kết nối linh hồn của những người đã khuất của dòng tộc với những người đang sống và sự đoàn kết, gắn bó giữa những người đang sống, hướng đến vong linh của những người đã khuất, cầu mong ông bà tổ tiên ban phước lành cho con cháu, cầu mong sự bình yên, sức khoẻ, mùa màng bội thu...
Mâm lễ cúng được chủ nhà chuẩn bị từ sáng sớm. Ở chính giữa mâm là một cây nến được làm bằng sáp ong cao độ 2 gang tay, bao quanh cây nến là những lá trầu được kết thành hình chóp nón, gần đỉnh chóp cắm các bông hoa mào gà màu đỏ, phía dưới đặt hai tấm vải màu trắng dùng để may váy cho đàn ông, hai tấm vải sọc đen trắng dùng may váy cho phụ nữ và cuộn chỉ sợi thô tự dệt; trên mâm lễ còn đặt các sản vật khác như: bánh nếp hình chóp cuộn trong lá chuối, xôi nếp, thịt gà luộc, hoa quả, tiền đi lễ của các thành viên trong dòng họ. Phía dưới mâm lễ chính có một chiếc đĩa dùng để đặt các lễ vật cho thầy cúng, gồm một quả trứng gà luộc, hai chiếc bánh nếp hình chóp nhọn, một cuộn chỉ buộc và một ché rượu cần.
Thành phần tham gia buổi lễ gồm có: thầy mo; tộc trưởng (là người cao niên, đứng đầu một dòng tộc); con cháu trong dòng họ; một khách mời ngoài dòng tộc-là người con rể (A nha rịt) được mọi người yêu mến, kính trọng tham gia với vai trò là người điều hành buổi lễ. Ngoài những người trong họ tộc, những người láng giềng hoặc khách ở xa thân thiết, tâm đầu ý hợp với chủ nhà đến chung vui và cũng được gia chủ buộc chỉ cổ tay kết nghĩa anh em. Tấm lòng mến khách của người Khùa đã xóa đi khoảng cách về địa lý và những khác biệt về dân tộc. Lễ cúng được tiến hành trong thời gian khoảng thời gian từ 30 đến 40 phút.
Trước khi làm lễ, nến được thắp sáng, tất cả thành viên của dòng họ đều đặt một tay chạm vào mâm lễ chính. Người Khùa tin rằng, ngoài linh hồn của ông bà tổ tiên, trên các bộ phận cơ thể đều có những phần hồn riêng gọi là vía. Vía của mỗi người được kết nối với trời đất và với thế giới tâm linh. Chạm tay vào mâm lễ chính là thể hiện lòng thành kính của những người đang sống với những người đã khuất và với thế giới tâm linh.
Ông Hồ Buôn Chăn, trong vai trò thầy mo bắt đầu đọc bài cúng được chuẩn bị sẵn trên chừng 5 trang giấy của quyển vở học trò (được viết bằng thứ tiếng Bru cổ) với lời cầu khấn lúc trầm, lúc bổng; sau mỗi lần cầu khấn của thầy mo, mâm lễ chính được các thành viên dòng họ đưa tay nâng lên cao với lòng thành kính. Trong suốt buổi lễ, mâm lễ chính được nâng lên, hạ xuống ba lần và đến lần thứ ba cũng là lần kết thúc bài cúng. Tiếp đến, ông Hồ Buôn Chăn vân vê từng sợi chỉ và buộc vào cổ tay cho vị tộc trưởng và các thành viên tham dự buổi lễ đi kèm với lời cầu chúc sức khoẻ, gặp những điều tốt lành trong cuộc sống.
Để đáp lễ, thầy mo cũng được chủ nhà buộc chỉ vào tay cùng với những lời cầu chúc tốt đẹp. Sợi chỉ chỉ là một vật tượng trưng nhưng ẩn chứa đằng sau nó là một sức mạnh thể hiện cho sự giao ước, kết nối giữa các thế hệ, nhắc nhở mọi người về nguồn cội, cùng nhau chia ngọt, xẻ bùi cùng hướng đến một tương lai tươi sáng. Hoà quyện trong men say bên hũ rượu cần là những nét mặt tươi vui, rạng rỡ, xen lẫn với tiếng khèn rộn rã và những lời cầu chúc một năm mới sung túc, mùa màng bội thu, anh em đoàn kết, con cháu sum vầy...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét