Đình Thổ Tang thuộc xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, được xây dựng từ thế kỷ 17, là một trong những ngôi đình cổ nhất còn lại của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Ngoài những bức chạm tiêu biểu được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước biết đến, bức hoành phi trong đền còn vang danh với ba chữ “Hòa vi quý” mang ý nghĩa: Thể hiện tinh thần đại đoàn kết của nhân dân...
|
Đình Thổ Tang
Đình Thổ Tang thờ thành hoàng Phùng Lộc Hộ đô thống Đại Vương tức Lân Hổ Hầu - một vị tướng có công giúp vua Trần Nhân Tông đánh giặc Nguyên Mông ở phòng tuyến Gia Ninh thế kỷ 13. Lễ hội đình Thổ Tang tổ chức vào ngày 10 đến ngày 15 tháng Giêng hàng năm. Trong lễ hội có lễ rước kiệu từ miếu trúc về đình làng và các trò chơi thi lợn, dưa hấu, trò vui diễn xướng dân gian, chọi gà, đấu vật..
Đình Thổ Tang kiến trúc kiểu chữ “Đinh”, cửa hướng Tây Nam, gồm hai tòa Đại Đình và Hậu cung. Đình dài 25,8 m, rộng 14,2 m, nền được bó vỉa bằng đá xanh. Đại đình gồm năm gian, hai dĩ với 60 chiếc cột to làm bằng gỗ tốt. Từ nền đình tới nóc cao 7 m. Đình Thổ tang hiện còn 21 bức chạm trên gỗ rất đẹp, sống động, nội dung phản ánh phong phú, khái quát về chu trình: lao động - làm ăn - hưởng thụ của cư dân nông nghiệp, của nhân dân ta thời Lê Trung hưng. Bước vào cửa đình ta gặp ngay bức chạm “ngày hội xuống đồng” (lễ tịch điền) rồi lần lượt đến các bức “bắn thú dữ” để bảo vệ mùa màng, thôn xóm. Cảnh vui chơi giải trí có “đá cầu, chơi cờ, uống rượu, người múa... Cảnh sinh hoạt gia đình có: “trai gái tình tự”, “gia đình hạnh phúc”. Phê phán những thói hư tật xấu có: “đánh ghen”, “vợ chồng lười”. Trang trí thờ phụng có: “cửu long tranh châu”, “bát tiên quá hải”... Những bức chạm này đã được những người thợ bậc thầy thể hiện công phu điêu luyện. Nội dung của các bức chạm tinh xảo này góp phần rất nhiều cho các nhà nghiên cứu dân tộc học, trang phục... khi nghiên cứu về lĩnh vực này ở giai đoạn Hậu Lê, thế kỷ 17. Nhìn vào bức đại tự ở giữa đình Thổ Tang nhiều người khá ngạc nhiên và băn khoăn, tại sao lại không treo các chữ thường thấy ở các đình, đền như: “Hộ quốc tý dân”, “Thượng đẳng thần”... mà lại là “Hòa vi quý”. Dân gian kể rằng: Khi đình chuẩn bị khánh thành, đang tìm người để xin chữ đại tự thì vừa lúc có quan Tổng đốc Sơn Tây kinh lý qua. Biết vị tổng đốc là người hay chữ, dân làng liền thỉnh cầu ông. Biết chuyện dân Tam Lâm bên ngoài với dân Tứ Xóm ở trong làng lâu nay thường xuyên đánh lộn, kể cả nguy hại đến tính mạng mà không có cách gì ngăn chặn. Vị Tổng đốc nhíu mày suy nghĩ hồi lâu rồi hạ bút, viết liền 3 chữ “Hòa vi quý”. Thấy nghĩa chữ hay, lại hợp cảnh, hợp thời nên dân làng mừng vui cho khắc và làm lễ treo ngay bức đại tự lên. Như ứng nghiệm, một thời gian sau, chuyện đánh lộn trong làng giảm hẳn. Và xem ra ngày nay cũng hiếm khi xảy ra những chuyện tranh cãi, ẩu đả trong nhân dân hai làng... Ngoài đình Thổ Tang, còn có chùa Tùng Vân và miếu Trúc làm thành cụm di tích có giá trị lớn về lịch sử kiến trúc mỹ thuật. Thổ Tang từ xưa cũng là nơi nổi tiếng về thương mại, đồng thời cũng là quê hương của nhà yêu nước Nguyễn Thái Học, lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Yên Bái chống thực dân Pháp. Nguyễn Đức Khách Độc đáo ngôi đình duy nhất thờ ba chữ “Hòa vi quý“
|
Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012
Thổ Tang - ngôi đình nhắc nhở về sự đoàn kết
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét