Được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 28/1/1998 Đền Quát (đền thờ danh tướng Yết Kiêu) là một công trình có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt lịch sử mà còn có ý nghĩa văn hóa đặc sắc. Dự án tu bổ Đền Quát nhằm mục đích giữ gìn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể, tôn tạo vẻ đẹp văn hóa khu di tích xứng đáng với thân thế và sự nghiệp của danh tướng Yết Kiêu.
|
Đền Quát
Đền Quát được xây dựng vào cuối thời Trần, trên chính quê hương của danh tướng Yết Kiêu. Ông tên thật là Phạm Hữu Thế (1242-1301), quê quán ấp Hạ Bì, huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng (thuộc xã Yết Kiêu - Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ngày nay). Ông là người có công giúp Nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII với biệt tài thuỷ chiến.
Đền Quát toạ lạc ở đầu làng, nằm trên gò đất cao trải bằng phẳng và rộng rãi. Xung quanh đều có hồ, bao bọc ba mặt. Trước cửa đền là con sông Đĩnh Đào, dòng sông chảy tới đây uốn khúc tạo thành hình cánh cung. Đền được xây dựng thành hai khu: khu đền chính và khu bãi bơi. Khu đền chính thiết kế kiểu chữ nhị, chủ yếu xây bằng gạch cậy, lợp ngói mũi, có các cột, xà, hoành, dui. Bên trong có lưu giữ những hiện vật có giá trị sâu sắc về lịch sử văn hóa như: câu đối, đại tự, cửa võng, cuốn thư... được trạm khắc hoa văn tinh sảo. Có các di vật cổ như hai ông phỗng đá, hai con voi đá... mà người dân nơi đây vẫn còn lưu truyền những câu chuyện truyền thuyết kì bí. Ngoài ra hàng năm, cứ 10 đến 20 tháng giêng người dân tổ chức lễ hội Đền Quát. Trong ngày hội, các nghi lễ được tổ chức trang trọng cùng với nhiều trò chơi dân gian: Lễ cáo yết (nghi lễ mở cửa đền); Lễ mộc dục (thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa của nhân dân bản xã với Đức thánh); Lễ rước bộ; Lễ tưởng niệm danh tướng Yết Kiêu; Tổ chức thi cỗ dâng Thánh (có 7 mâm cỗ hộp do các nghệ nhân làng Hạ Bì thực hiện); Hội Bơi chải... Trải qua hơn 600 năm, qua các thời đại vương triều, đền Quát đã được nhân dân nhiều lần tu sửa tôn tạo. Từ thời Nguyễn Thiện Trị: 1841-1847; thời Tự Đức 1848-1883; thời Đồng Khánh 1884-1885 và thời Khải Định 1916-1925 được tu sửa. Sau này, cũng có những đợt tu bổ khác. Tuy nhiên, theo suốt dòng chảy của thời gian cũng như sự tàn phá của chiến tranh thì ngôi đền đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Hàng chục sắc phong quan trọng của những thế kỷ trước đều bị thực dân Pháp cướp đi hoặc đốt phá trong trận càn ngày 14-6-1948. Những năm tiếp theo do sự càn quét của đế quốc Mĩ và lũ lụt các hạng mục công trình của đền bị xuống cấp trầm trọng. Năm 2008, Bộ Văn hóa- Thể Thao& Du Lịch kết hợp với UBND tỉnh Hải Dương đã có dự án trùng tu lại đền Quát với kinh phí dự toán hơn 31 tỷ đồng. Các hạng mục công trình sẽ được tu bổ và xây mới trong dự án này như: Nhà Trung Từ (mặt bằng chữ đinh, 5 gian), và Hậu Cung, Nhà Tiền Bái (5 gian, mặt bằng chữ nhất), 2 nhà Giải Vũ, cổng Nghi Môn... Quy hoạch tổng thể khu di tích để phục vụ khách tham quan, chiêm bái vị tướng tài ba của dân tộc.
Đỗ Huyền Anh
|
Đến Hải Dương nhớ về thăm Đền Quát
.
Ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương có ngôi đền cổ thờ một danh tướng nhà Trần, người đã có công nhiều lần đục thủng thuyền giặc Nguyên Mông làm nên chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử. Đó là đền Quát, thờ danh tướng Yết Kiêu, Đệ nhất đô soái thuỷ quân đức thánh Trần triều...
Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế (1242-1301), phụ thân là Phạm Hữu Hiệu, người Hạ Bì, còn gọi là làng Quát (nay là thôn Hạ Bì, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, Hải Dương). Thân mẫu Yết Kiêu là Vũ Thị Duyên, người làng Lôi Động, Thanh Hà, nay là làng Đồng Nổi, xã Tân An, Thanh Hà, Hải Dương. Sinh trưởng trong một gia đình ngư dân nghèo, 8 tuổi mồ côi cha, từ nhỏ, Phạm Hữu Thế đã phải lặn lội sông nước bắt cá tôm nuôi mẹ. Khi đất nước bị quân Nguyên Mông xâm lược, Yết Kiêu từ biệt mẹ tòng chinh và được tuyển vào thuỷ quân nhà Trần. Ông đã cùng quân dân nhà Trần làm nên nhiều chiến thắng, như chiến thắng Hàm Tử, Tây Kết, chiến thắng Bạch Đằng… Ông mất ngày 28 tháng Chạp năm Quý Mão (1303). Khi ông mất, Vua Trần đã ban sắc phong cho dân làng Hạ Bì lập đền thờ và suy tôn ông là Thành hoàng làng. Yết Kiêu còn được lập miếu, đền thờ ở nhiều nơi, nhưng lớn nhất vẫn là đền Quát. Về tên gọi đền Quát, người dân nơi đây kể rằng: trước kia, cứ đến hội đền, dân các làng chài khác về dự hội rất đông vui. Chính vì thế mới gọi là đền Quát (Quát trong từ bao quát).
Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế (1242-1301), phụ thân là Phạm Hữu Hiệu, người Hạ Bì, còn gọi là làng Quát (nay là thôn Hạ Bì, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, Hải Dương). Thân mẫu Yết Kiêu là Vũ Thị Duyên, người làng Lôi Động, Thanh Hà, nay là làng Đồng Nổi, xã Tân An, Thanh Hà, Hải Dương. Sinh trưởng trong một gia đình ngư dân nghèo, 8 tuổi mồ côi cha, từ nhỏ, Phạm Hữu Thế đã phải lặn lội sông nước bắt cá tôm nuôi mẹ. Khi đất nước bị quân Nguyên Mông xâm lược, Yết Kiêu từ biệt mẹ tòng chinh và được tuyển vào thuỷ quân nhà Trần. Ông đã cùng quân dân nhà Trần làm nên nhiều chiến thắng, như chiến thắng Hàm Tử, Tây Kết, chiến thắng Bạch Đằng… Ông mất ngày 28 tháng Chạp năm Quý Mão (1303). Khi ông mất, Vua Trần đã ban sắc phong cho dân làng Hạ Bì lập đền thờ và suy tôn ông là Thành hoàng làng. Yết Kiêu còn được lập miếu, đền thờ ở nhiều nơi, nhưng lớn nhất vẫn là đền Quát. Về tên gọi đền Quát, người dân nơi đây kể rằng: trước kia, cứ đến hội đền, dân các làng chài khác về dự hội rất đông vui. Chính vì thế mới gọi là đền Quát (Quát trong từ bao quát).
Đền Quát đang được tiến hành trùng tu. |
Khuôn viên ngôi đền hiện nay toạ lạc ở vị trí rất đẹp, phía trước là dòng sông Đinh Đào, một khúc của sông Đò Đáy bao bọc ruộng đồng phù sa màu mỡ. Đây là gò đất cao, trải bằng phẳng, vốn là bến đò xưa, cũng chính là nơi chôn rau cắt rốn của danh tướng Yết Kiêu. Khúc sông trước mặt đền là nơi mà bao đời nay con cháu họ Phạm- hậu duệ của ông- thả lưới, quăng chài để mưu sinh. Khu di tích đền thờ Yết Kiêu bao gồm đền chính và bãi bơi. Đến lần trùng tu đời Nguyễn, đền chính được thiết kế gồm tiền tế 7 gian và hậu cung 3 gian. Giữa đền và bãi bơi có một hồ nước nhỏ rộng rất đẹp. Đền xây dựng bằng gạch, lợp ngói âm dương. Bên trong đền có rất nhiều đại tự, cuốn thư, đồ thờ, các sắc phong, những hình vẽ, chạm trổ. Đền chính đã thay đổi nhiều, còn bãi bơi thì ít thay đổi. Bãi bơi rộng tới 2000m2 dọc theo bờ sông, tại đây có đôi voi đá, ngựa đá và bệ ngự đặt kiệu Yết Kiêu và phu nhân mỗi khi có lễ hội. Khu di tích đền Quát đã được xếp hạng di tích Quốc gia năm 1998. Ở đền Quát bây giờ vẫn còn rất nhiều câu đối hay. Đặc biệt bên trong đền còn có tượng đôi trâu thần. Chuyện kể rằng, vào khoảng năm 15 tuổi, trong một lần đi gánh nước, Yết Kiêu thấy hai con trâu trắng húc nhau chí tử trên bờ sông. Một con nhỏ hơn nhưng hung dữ đánh sừng rất hiểm. Con còn lại rất khoẻ nhưng ra đòn chậm chạp. Ông nghĩ, nếu không can ắt có một con sẽ chết nên nhảy vào dùng đòn ống can hai con trâu ra. Chúng hoảng sợ bỏ chạy xuống sông rồi biến mất, để lại hai cái lông. Yết Kiêu nhanh tay nhặt được, đặt xuống nước thì thấy nước rẽ làm đôi. Ông đinh ninh đó là lông trâu thần, liền cầm lên và nuốt vào bụng. Từ đó, thân thể Yết Kiêu cường tráng phi thường, bơi lặn lâu như đi trên mặt đất... Ngoài tượng đôi trâu thần, trong đền thờ còn có nhiều hiện vật khác như voi chiến, ngựa chiến, cá thần, hạc thần v.v. Đặc biệt, bên phải tượng Yết Kiêu uy nghiêm còn an trí tượng công chúa nhà Nguyên tên gọi Ngọc Loan.
Lễ hội đền Quát tưởng nhớ Yết Kiêu xưa kia được tổ chức vào mùa xuân nhưng gần đây được chuyển sang mùa thu để cộng hưởng cùng với lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) tưởng niệm Trần Hưng Đạo, chủ soái của Yết Kiêu. Đây là những lễ hội quan trọng nhất của Hải Dương. Lễ hội đền Quát bao giờ cũng tổ chức lễ rước thuỷ và rước bộ như một nghi thức quan trọng nhất của phần lễ. Phần hội luôn luôn có cuộc thi bơi chải. Người tham gia thi bơi là những thanh niên khoẻ mạnh, được tuyển chọn rất kỹ từ những xóm chài. Các đội thuyền trước khi bơi đều phải tuân theo nghi lễ bắt buộc là vào dâng hương để xin mùa cá bội thu, nhân dân no ấm. Người bơi đều chít khăn, thắt lưng, tất cả đều mặc áo cổ vuông và khác màu để phân biệt các đội với nhau. Thuyền đua được thiết kế dạng thuyền rồng dài và hẹp có độ lướt cao. Đường đua là đoạn sông thẳng nhất, được cắm cây nêu gắn cờ đuôi nheo để đánh dấu đích đến. Khi người thi bơi nghe thấy một hồi, một tiếng trống, nghĩa là cuộc thi bắt đầu. Lễ hội đền Quát thể hiện tinh thần thượng võ cao đẹp của dân tộc. Nó có nét tương đồng với lễ cầu ngư của ngư dân duyên hải Trung bộ. Hiện nay, lễ hội đền Quát luôn thu hút đông đảo con cháu họ Phạm cũng như du khách xa gần đến thăm viếng.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sự và sự băng hoại khốc liệt của thời gian, nhiều hàng mục công trình đền Quát đã xuống cấp. Rất nhiều sắc phong quý giá từ thời phong kiến đã bị thực dân Pháp cướp đi mất. Vì thế, để bảo tồn những vốn quý còn lại, đền Quát đang được trùng tu trên diện tích rộng 40.000m2, như một công trình lịch sử văn hoá trọng điểm của Hải Dương cũng như cả nước…
Lễ hội đền Quát tưởng nhớ Yết Kiêu xưa kia được tổ chức vào mùa xuân nhưng gần đây được chuyển sang mùa thu để cộng hưởng cùng với lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) tưởng niệm Trần Hưng Đạo, chủ soái của Yết Kiêu. Đây là những lễ hội quan trọng nhất của Hải Dương. Lễ hội đền Quát bao giờ cũng tổ chức lễ rước thuỷ và rước bộ như một nghi thức quan trọng nhất của phần lễ. Phần hội luôn luôn có cuộc thi bơi chải. Người tham gia thi bơi là những thanh niên khoẻ mạnh, được tuyển chọn rất kỹ từ những xóm chài. Các đội thuyền trước khi bơi đều phải tuân theo nghi lễ bắt buộc là vào dâng hương để xin mùa cá bội thu, nhân dân no ấm. Người bơi đều chít khăn, thắt lưng, tất cả đều mặc áo cổ vuông và khác màu để phân biệt các đội với nhau. Thuyền đua được thiết kế dạng thuyền rồng dài và hẹp có độ lướt cao. Đường đua là đoạn sông thẳng nhất, được cắm cây nêu gắn cờ đuôi nheo để đánh dấu đích đến. Khi người thi bơi nghe thấy một hồi, một tiếng trống, nghĩa là cuộc thi bắt đầu. Lễ hội đền Quát thể hiện tinh thần thượng võ cao đẹp của dân tộc. Nó có nét tương đồng với lễ cầu ngư của ngư dân duyên hải Trung bộ. Hiện nay, lễ hội đền Quát luôn thu hút đông đảo con cháu họ Phạm cũng như du khách xa gần đến thăm viếng.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sự và sự băng hoại khốc liệt của thời gian, nhiều hàng mục công trình đền Quát đã xuống cấp. Rất nhiều sắc phong quý giá từ thời phong kiến đã bị thực dân Pháp cướp đi mất. Vì thế, để bảo tồn những vốn quý còn lại, đền Quát đang được trùng tu trên diện tích rộng 40.000m2, như một công trình lịch sử văn hoá trọng điểm của Hải Dương cũng như cả nước…
Hải Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét