Dưới thời phong kiến, Hoàng cung vốn bí ẩn với người đời, bảo vật
Hoàng cung lại càng bí ẩn, đến nỗi những người biết đến và được chiêm ngưỡng
những bảo vật này hàng trong trăm năm cơ hồ chỉ có mấy người...
Bảo vật hoàng cung như tên gọi của nó, ngay từ khi được chế tác
hay lưu truyền qua các triều đại đều là những vật tượng trưng cho quyền lực tối
thượng của vua chúa. Sự chuyển giao những bảo vật này được coi như sự chuyển
giao triều đại, ngôi vị quyền lực. Dưới thời phong kiến, hoàng cung vốn bí ẩn
với người đời, bảo vật hoàng cung lại càng bí ẩn, đến nỗi những người biết đến
và được chiêm ngưỡng những bảo vật này trong hàng trăm năm cơ hồ chỉ có mấy
người
Chiếc chậu bằng vàng này có trọng lượng 1,4kg. Hoa văn hình
rồng, thể hiện quyền lực hoàng gia được trang trí trên thành chậu.
Bộ ấm chén ngọc có bọc vàng trang trí với trọng lượng của cả bộ
là 2,6kg.
Ba chiếc ấn của triếu Nguyễn, theo thứ tự từ trái sang phải là
ấn "Sắc Mệnh Chi Bảo", ấn "Đại Nam Thụ thiên Vĩnh mệnh Truyền Quốc Tỷ" và ấn
"Quốc Gia Tín Bảo. Hai chiếc ấn phía ngoài làm bằng vàng khối và chiếc ở giữa
làm bằng ngọc
Cuốn sách được đúc bằng vàng, ghi lại thân thế của người trong
hoàng tộc với khối lượng lên đến 3,3kg.
Hai thanh kiếm với chuôi và vỏ làm bằng vàng, ngọc của hoàng
gia. Trọng lượng của mỗi thanh kiếm lần lượt là 1250g và 580g.
Mũ bình thiên cũng được trang trí bằng vàng ngọc với trọng lượng
660g.
Mũ thượng triều được trang trí cầu kỳ bằng vàng và
ngọc. Mũ có trọng lượng 640g
Đài thờ bằng vàng nạm ngọc
được sử dụng trong hoàng cung thời Nguyễn. Mỗi chiếc có trọng lượng xấp xỉ 4,3
kg.
Chế độ phong kiến đã chấm dứt ở Việt Nam gần một thế kỷ. Những
bảo vật hoàng cùng không còn thuộc về vua chúa. Chúng đã trở thành những bảo vật
vô giá của nhân dân Việt Nam, được xuất hiện trước con mắt chiêm ngưỡng của mọi
tầng lấp dân chúng. Những bảo vật ấy không những chứa đựng những giá trị lịch sử
phong phú mà còn phản ánh tài nghệ tuyệt với của các nghệ nhân người Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét