Món lộc lằng nấu tép moi là một trong những món canh xếp vào loại bổ dưỡng của vùng Nghệ An - Hà Tĩnh. Người thưởng thức lần đầu sẽ gai gai với vị đắng của lá lộc lằng, nhưng đến lần thứ hai, thứ ba sẽ thấy nghiện vị đắng ở đầu lưỡi nhưng ngọt ở cổ họng của thứ canh dân dã này.
Về xứ Nghệ nắng gió, được thưởng thức khá nhiều món lạ lẫm, nó hoàn toàn khác với những món ăn của ngoài Bắc, món nào cay thì thật cay, mặn thì mặn chát, đắng đến tê người. Món canh lộc lằng là một trong những món như thế, đắng chát nhưng lại cực kì bổ dưỡng. Ấn tượng ban đầu khi nhìn thấy bát canh lộc lằng nấu tôm hệt như canh rong biển, trông rất hấp dẫn. Canh lộc lằng thường được chuộng bởi tính thanh nhiệt, mát gan, bổ máu.
Ngoài ra, lộc lằng kết hợp với tép moi còn giúp trị trứng đau lưng, mỏi khớp. Với những tác dụng như thần dược mà người dân Nghệ rất hay dùng món canh này trong những bữa cơm ngày hè. Món canh lộc lằng nấu tép moi nấu rất nhanh lại đơn giản, nhưng khâu chuẩn bị nguyên liệu thì lại ngốn nhiều thời gian.
Canh lộc lằng nấu tép moi. |
Cây lộc lằng thường mọc trong khe suối, trong truông trên núi, lá hệt như lá cây đậu, khi người dân lên rừng kiếm củi trẩy những lá non đem về rửa sạch phơi khô nhiều nắng, rồi để ăn dần quanh năm. Còn tép moi cũng phải là tép moi khô, bởi tép moi tươi sẽ không có tác dụng làm giảm vị đắng của lá lộc lằng. Hai thứ nguyên liệu khô đem nấu kèm với thịt nạc bằm và hành ngò mới đùng điệu.
Đem ngâm lá lộc lằng khô, tép khô trong nước cho mềm, rồi rửa sạch để ráo. Phi thơm hành tỏi, cho tép khô vào xào, rồi cho lá lộc lằng vào đảo đều cho ngấm gia vị. Cho nước đun sôi nước canh rồi cho thịt bằm, ninh cho lá lộc lằng mềm và thấm gia vị thì được. Lá lộc lằng cũng dai nên cần ninh nhỏ lửa, đảo canh phải khéo để lá không bị tướp trông bát canh sẽ hấp dẫn hơn. Khi bắc bếp xuống, nêm thêm hành ngò, hạt tiêu.
Nồi canh lộc lằng nấu tép moi có vị thơm mát của rau rừng, mặn mòi của tép khô, hơi đắng như canh khổ qua, nhưng đượm vị mát và dai của lá lộc lằng. Tuy mang trong mình vị đắng chát nhưng nếu ai ăn quen sẽ tận hưởng được vị ngọt nơi sâu thẳm của món canh núi rừng: Hỡi ai xuống bể lên rừng Tép moi quẩy ngược, lộc lằng thồ xuôi. Chú thích ảnh: Canh lộc lằng nấu tép moi trông hấp dẫn hệt như canh rong biển nhưng vị đắng chát
Thu Hườ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét