Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

‘Hạ Long trên cạn’ ở Thung Nai

Với sự kết hợp hoàn hảo của núi, đảo và hồ nước trong xanh, Thung Nai mang đến vẻ đẹp thơ mộng và những phút giây thư thái.
Thung Nai trong nhiều năm gần đây là điểm đến quen thuộc mỗi dịp cuối tuần của những người yêu thích bình yên, tránh ồn ào, khói bụi. Là một xã thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, Thung Nai nằm trong lòng hồ sông Đà, cách trung tâm thành phố 25 km và Hà Nội khoảng 110 km.
tamtay-2383-1381465391.jpg
Thung Nai nép mình trong lòng hồ thủy điện Sông Đà. Ảnh: tamtay
Cái tên Thung Nai khiến nhiều người liên tưởng đến một thung lũng với những chú nai nhởn nhơ gặm bỏ. Theo người dân địa phương kể lại, nơi đây xưa kia từng là nơi sinh sống của nhiều loài nai rừng. Hình ảnh thơ mộng của những chú nai vàng ngơ ngác trong ánh nắng chiều trên những triền dốc, soi bóng xuống dòng sông Đà được người dân dùng để đặt tên cho vùng đất này.
Ngày nay đến với Thung Nai tuy không còn những chú nai rừng nhưng vẻ đẹp nên thơ, lãng mạn của núi non, sông nước nơi đây dường như vẫn vẹn nguyên. Để khám phá “thung lũng nai vàng” này chỉ có thể dùng thuyền hoặc đi bộ. Gửi lại xe bên bờ, chiếc thuyền máy sẽ đưa du khách dạo một vòng trên lòng hồ thủy điện.
Trong cái gió lồng lộng thổi từ mặt hồ, khung cảnh Thung Nai đẹp như tranh vẽ hiện ra trước mắt. Một hồ nước rộng được bao bọc bởi những dãy núi trùng trùng điệp điệp. Trong lòng hồ, hàng trăm “hòn đảo” lớn nhỏ nhấp nhô tựa những kiệt tác thiên nhiên kỳ vĩ. Lênh đênh trên mặt nước, chiếc thuyền máy luồn lách qua những núi đá nhô lên, tạo cảm giác như đang thưởng ngoạn “Hạ Long trên cạn”.
Ngo-Trung-Dung-1-2667-1381465391.jpg
Thung Nai có nhiều đảo đá giữa lòng hồ. Ảnh: Ngô Trung Dũng.
Là sự kết hợp hoàn hảo của sông hồ và đá núi, động Thác Bờ là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Thung Nai. Động nằm sâu trong lòng núi và khá hoang sơ, nhưng phong cảnh bên trong thì tuyệt mỹ. Cả rừng nhũ đá đua nhau mọc lên, vươn xuống, với những hình thù kỳ lạ. Sau mùa nước dâng, du khách vào động có thể thưởng ngoạn hàng đàn cá bơi lội tung tăng trong làn nước nông, trong vắt.
Ngay gần động là đền Bà chúa Thác Bờ. Mặc dù đền khá nhỏ và nằm cheo leo trên dốc núi nhưng nơi đây thu hút rất đông du khách khắp nơi về chiêm bái. Với nhiều người dừng chân lại đền là dịp thưởng thức vẻ đẹp Thung Nai từ góc nhìn trên cao với mây trắng bồng bềnh, thấp thoáng ẩn hiện những bản người dân tộc.
Một điều thú vị ở đây là khi nước sông Đà cạn, du khách lên đền phải leo lên những bậc đá dốc ngược, đôi lúc bị chùn chân. Nhưng vào mùa nước lên, dâng ngập bậc, du khách ghé đền chỉ việc bước từ thuyền xuống. Nếu đi vào chủ nhật, bạn đừng quên ghé chợ nổi Thác Bờ. Không quá ồn ã tấp nập nhưng là  nét văn hóa rất đặc trưng của người Mường ở Thung Nai.
thanhnien-9665-1381465391.jpg
Cối xay gió được nhiều người coi như biểu tượng của Thung Nai. Ảnh: thanhnien
Theo con thuyền chậm chậm rẽ nước, chiếc cối xay gió sừng sững trên hòn đảo nhỏ thu hút ánh nhìn của bất kỳ ai qua lại. Đây giống như lời mời gọi của khu nhà nghỉ ở giữa hồ. Bởi thế, dù đi về trong ngày hay nghỉ lại qua đêm, thì phần lớn khách du lịch đến với Thung Nai đều muốn ghé lại khu đảo nhỏ này cho bằng được, để tận mắt chiêm ngưỡng chiếc cối xay gió tưởng chừng như chỉ có ở Hà Lan, hay trong tiểu thuyết “Don Kihote - nhà quý tộc tài ba xứ Manta” nổi tiếng.
Không chỉ lạ mắt, cối xay gió ở đây còn sở hữu mộ điểm ngắm cảnh tuyệt đẹp. Từ đây, bạn có thể phóng tầm mắt mình ra xa, thu toàn bộ bức tranh thủy mặc Thung Nai vào trong tầm mắt. Nếu lên “cối” vào lúc sáng sớm, bạn sẽ thấy Thung Nai chìm trong làn sương mờ ảo, còn lúc nắng lên, mặt hồ trong xanh ánh lên màu vàng lấp lánh.
Ngoài phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, những bữa tiệc đặc sản của người Mường đã trở thành điểm nhấn ở Thung Nai. Đó là bữa cơm với cá suối, gà đồi và rau rừng lạ miệng.
Vy An

Chuyến dã ngoại cuối tuần ở Thung Nai

Được nhiều người ví như “Vịnh Hạ Long trên cạn”, Thung Nai, Hòa Bình mang vẻ đẹp quyến rũ giữa sông và núi. Đến đây vào đêm rằm, bạn như lạc bước vào khung cảnh đẹp như tranh vẽ với ánh trăng huyền hoặc trên hồ.

1. Thời gian
Chỉ cách Hà Nội khoảng 100 km nên du khách có thể dễ dàng tới Thung Nai, thuộc xã Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Thời điểm thích hợp là lý tưởng nhất cho một chuyến nghỉ dưỡng là khoảng từ tháng 5 đến tháng 8, du khách có thể bỏ lại cái nóng ngột ngạt, oi bức để tận hưởng cảm giác mát mẻ, trong lành ở Thung Nai. Đến vào đêm rằm, bạn còn có thể ngắm trăng sáng soi xuống lòng hồ giữa mênh mông sông nước.
thung-nai-5081-1398670975.jpg
Vẻ đẹp mơ mộng, bảng lảng sương khói của Thung Nai. Ảnh: Thảo Lê
2. Đi lại
Quốc lộ 6 từ Hà Nội lên Hòa Bình đường đi rất thuận tiện. Du khách có thể đi xe ôtô tự lái, xe khách, hoặc chạy xe máy, mất khoảng 2 tiếng. Nếu đi xe khách đến thành phố Hòa Bình, bạn phải thuê taxi hoặc xe ôm để vào Thung Nai, cách trung tâm thành phố gần 20 km, đi lối cảng Bình Thanh, bám dọc theo sông Đà. Sau đó bạn sẽ gặp một bến thuyền để tới Thung Nai.
3. Vật dụng mang theo
Nên mang theo quần jean, áo phông, kính, mũ chống nắng và quần áo bơi nếu bạn biết bơi.... Thỏa sức vẫy vùng dưới dòng nước mát lạnh của hồ cũng là những giây phút bạn được hòa mình với thiên nhiên. Nên mang theo quần áo dài để bạn vào thăm đền thờ Thác Bờ.
4. Lưu trú
Ở Thung Nai không có nhiều địa điểm nghỉ dưỡng như ở một số trung tâm du lịch khác. Một vài nơi bạn có thể tìm đến với giá khá hợp lý là nhà nghỉ Cối xay gió hay Đảo Dừa, với giá khoảng 200.000 đồng/ người. Để đến nhà nghỉ Cối Xay Gió nằm trên đồi, bạn phải leo qua hàng trăm bậc thang mới tới nơi.
5. Một số điểm đẹp ở Thung Nai
Thác Bờ xưa còn gọi là thác Vạn Bờ, được tạo bởi hàng trăm mỏm đá lớn nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà. Bạn nên đến thăm động Thác Bờ, bên trong chứa nhiều thạch nhũ đã được hình thành từ rất lâu, cảnh quan nơi đây hùng vĩ và tươi đẹp luôn hút hồn du khách.
[Caption]
Thung Nai hấp dẫn du khách bởi sự hòa quyện của núi và sông tạo nên một phong cảnh sơn thủy hữu tình. Ảnh: dulichvietnam
Chợ nổi Thác Bờ họp vào sáng chủ nhật cách nhà nghỉ Cối Xay Gió chừng 20 phút đi thuyền. Đây là nơi thông thương của các ghe thuyền trên khắp mặt hồ, không quá ồn ã, tấp nập. Người ta tới đây để trao đổi mua bán những thủy sản được đánh bắt từ hôm trước. 
Từ chợ nổi Thác Bờ đi lên bản Sông, bạn sẽ đến được đền thờ Thác Bờ linh thiêng và được nhiều khách thập phương ghé qua. Dưới chân đền Thác Bờ là các bè nuôi cá. Cách đền độ một giờ đi thuyền có bản Ngòi Hoa, một bản người Mường hoang sơ.
Suối Trạch là một trong những địa điểm không nên bỏ qua khi vào Thung Nai. Nơi đây là bể tắm thiên nhiên lý tưởng với nguồn nước trong, mát lạnh.
6. Ăn uống
Không có quá nhiều món ăn để bạn lựa chọn khi đến nơi đây nhưng chắc chắn bạn sẽ không thể quên được nếu ăn thịt lợn Mường, gà đồi, và cá sông nướng, với một số loại rau sạch.
Lợn Mường ở đây thường là giống lợn cắp nách, chừng hơn 20 km được thả rông và tự kiếm ăn, thịt rất thơm ngon, mỡ giòn, ngậy mà không ngấy. Có thể ăn món luộc, nướng đều ngon tuyệt.
Gà chạy bộ được nuôi ở Thung Nai thịt dai và thơm. Ăn luộc hay rang, hoặc gà nướng là lựa chọn của nhiều du khách. Ngoài gà trong bữa ăn chính, bạn có thể đặt nhà nghỉ chuẩn bị thêm để nướng hoặc nấu cháo vào buổi tối.
ca-nuong1-4568-1398670975.jpg
Món cá nướng luôn hấp dẫn du khách. Ảnh: Thảo Lê
Cá sông Đà nướng: cá thiểu, cá trắm đen, cá măng… là những loại cá sẵn có ở sông Đà, được bán quanh năm. Du khách sẽ được thưởng thức món cá nướng ngay trên bếp củi, nóng hổi và thơm lừng.
Anh Phương

1,5 ngày du lịch "bụi" tại Thung Nai - Hòa Bình
Được ví với “vịnh Hạ Long trên cạn”, Thung Nai là nơi có phong cảnh đẹp và hữu tình nhất lòng hồ sông Đà, là sự kết hợp hoàn hảo của sông và núi.
Nơi đây chứa đựng một vẻ đẹp hoang sơ, yên bình. Tới đây bạn hoàn toàn tách khỏi cuộc sống bận bịu, hối hả, tận hưởng những giờ phút thư giãn, ngắm phong cảnh thiên nhiên trữ tình.
Nằm cách Hà Nội hơn 100km và cách trung tâm TP Hoà Bình hơn 20km, thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, Thung Nai đang là điểm đến thú vị của nhiều bạn trẻ thích khám phá, của những gia đình muốn thay đổi không khí, và của các tập thể muốn có một chuyến du lịch sinh thái dã ngoại kết nối cộng đồng nhưng không có điều kiện đi xa và kinh phí hạn hẹp.

1. Phương tiện:
Từ Hà Nội, ô tô là phương tiện thuận tiện nhất cho bạn lên TP Hòa Bình.
Xe khách đi Hòa Bình xuất phát từ bến Mỹ Đình và Lương Yên trung bình 10 - 15 phút/chuyến. Từ Hòa Bình, bạn bắt taxi hoặc xe ôm để đến Thung Nai.
Nếu bạn sử dụng xe ô tô riêng để đi Thung Nai thì chú ý đường đi khá quanh co, nhiều khúc cua gấp, cua tay áo. Phương tiện được lựa chọn cần đảm bảo các thông số về tốc độ và độ an toàn.
Xe máy cũng là phương tiện được nhiều bạn trẻ lựa chọn để đến Thung Nai vì dọc đường đi có rất nhiều phong cảnh đẹp. Đi xe máy sẽ cho bạn cơ hội dừng đỗ xe linh hoạt hơn ô tô.
Đến Thung Nai, xe máy và ô tô gửi lại bến Bình Thạch. Từ đây, phương tiện di chuyển duy nhất để thăm quan lòng hồ là thuyền. Các bạn nên mua tour trọn gói: đi thuyền từ bến ra đảo, ăn, ngủ, thuyền thăm quan giữa các điểm du lịch từ các nhà nghỉ trong hồ. Giá trung bình vào khoảng 300.000đ/người. Còn nếu muốn thuê riêng thuyền, bạn có thể gọi điện thoại cho chủ thuyền tại đây.
2. Nghỉ ngơi:
Khách đến Thung Nai, thường lựa chọn 1 trong 2 nhà nghỉ sau cho chuyến du lịch của mình:
- Nhà nghỉ Cối Xay Gió: Đây là một nhà nghỉ xây theo phong cách phương Tây, khá lãng mạn và thích hợp với những cặp đôi, gia đình ưa thích loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Nhà nghỉ có đầy đủ các tiện nghi: phòng nghỉ sạch sẽ, tắm nóng lạnh… và đặc biệt là bạn có thể ngắm toàn cảnh lòng hồ Thung Nai từ chiếc cối xay gió của nhà nghỉ. Giá 250.000đ/người/tiền nghỉ và tiền ăn 3 bữa.
- Nhà nghỉ đảo Dừa (0166.886.2663): là nhà sàn của người Thái, xây để phục vụ khách du lịch. Xung quanh đảo Dừa là các loại cây trái, hoa thơm. Không gian rất thoáng đãng, trong lành. Đảo xây theo phong cách sinh thái tự nhiên, thích hợp với những nhóm bạn ưa hoạt động, thích khám phá. Giá trọn gói 300.000đ cho các dịch vụ: đi thuyền vào đảo, ăn 2 bữa, thuyền đi thăm quan và thuyền về bến.
3. Điểm tham quan:
- Du lịch lòng hồ:
- Suối Trạch: một bể tắm thiên nhiên rất lý tưởng với nguồn nước trong vắt, mát lạnh, mà ai đến nơi đây vào mùa hè đều không thể bỏ qua.
- Đền thờ Bà chúa Thác Bờ nổi tiếng linh thiêng, lúc nào cũng tấp nập khách hành hương đến hành lễ, hầu đồng. Là đền thờ của người dân quanh vùng hương khói cầu nguyện cho cuộc sống lênh đênh ngược xuôi trên sông Đà của họ.
-  Động Thác Bờ: Cửa động lớn, bên trong chứa nhiều thạch nhũ đã được hình thành qua nhiều năm tháng, cảnh quan hùng vĩ là những yếu tố gây ấn tượng mạnh với du khách thập phương.


- Phiên chợ nổi Thác Bờ: Chợ họp từ sớm đến 8h các sáng Chủ Nhật, thu hút thuyền buôn bán từ quanh vùng tấp nập về đây. Là nơi dân địa phương trao đổi hàng hóa.
4. Ăn gì:
- Cá thiểu nướng: Cá tươi đánh từ hồ thịt thơm bùi, da cá giòn tan, chấm với nước mắm vô cùng đậm đà, rất hợp để nhắm với chút rượu ngô của người dân tộc.
- Thịt lợn Mường: Thịt lợn thái miếng, ướp riềng, sả, rán thơm lừng, phần nạc thì không bị trơ, phần mỡ không quá béo và bì thì giòn thơm tuyệt vời.
- Các loại rau rừng.
5. Những điều cần lưu ý:
Do là vùng núi và lòng hồ nên khi đi du lịch Thung Nai cần mang theo keo xịt muỗi và côn trùng.
Nên mang theo đồ bơi để bơi lòng hồ và bơi ở suối.
Khi bơi nên mang theo các phương tiện bảo hộ: áo phao, kính bơi, kem chống nắng…
Đồ ăn và các phương tiện giải trí ở Thung Nai gần như không có gì, bạn nên tự chuẩn bị nếu có nhu cầu.
Thời điểm đẹp nhất để du lịch Thung Nai là vào những đêm trăng rằm và khi thời tiết khô ráo, quang mây.

Thung Nai, lựa chọn lãng mạn cho du ngoạn gần Hà Nội

Thung Nai cách Hà Nội khoảng 100 km, thích hợp cho chuyến du ngoạn cuối tuần để tránh xa sự ồn ào của phố phường.

Từ Hà Nội di chuyển theo đường quốc lộ 6 lên Hòa Bình đường đi rất thuận tiện. Du khách có thể đi xe ô tô tự lái, xe khách, hoặc chạy xe máy, mất khoảng 2 tiếng.
Cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 20 km, bạn có thể tới Thung Nai, xã Cao Phong bằng cách đi qua cảng Bình Thanh, dọc theo sông Đà hoặc đi bằng đường bộ.
Thung Nai hấp dẫn du khách bởi sự hòa quyện của núi và sông tạo nên một phong cảnh sơn thủy hữu tình.
Ở Thung Nai có rất nhiều địa danh để tham quan, khám phá như Bản Mu, du lịch trên lòng hồ, tham quan đền Bà Chúa Thác Bờ, chợ nổi, hang Trạch, động Thác Bờ... Theo con thuyền chậm chậm rẽ nước, bạn sẽ lần lượt tham quan những danh thắng ở đây.
Chợ nổi Thác Bờ họp vào sáng chủ nhật cách nhà nghỉ Cối Xay Gió chừng 20 phút đi thuyền. Đây là nơi thông thương của các ghe thuyền trên khắp mặt hồ, người ta tới đây để trao đổi mua bán những thủy sản được đánh bắt từ hôm trước.
Từ chợ nổi Thác Bờ đi lên bản Sông, bạn sẽ đến được đền thờ Thác Bờ linh thiêng và được nhiều khách thập phương ghé qua. Dưới chân đền Thác Bờ là các bè nuôi cá. Cách đền độ một giờ đi thuyền có bản Ngòi Hoa, một bản người Mường hoang sơ.
Thác Bờ xưa còn gọi là thác Vạn Bờ, được tạo bởi hàng trăm mỏm đá lớn nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà.
Bạn nên đến thăm động Thác Bờ, bên trong chứa nhiều thạch nhũ đã được hình thành từ rất lâu, cảnh quan nơi đây hùng vĩ và ngoạn mục luôn hút hồn du khách
Cảnh quan tại Thung Nai rất đẹp và hoang sơ, với những đảo đá trên hồ hay những khu rừng rậm rạp.
Đến với Thung Nai, du khách sẽ được tìm hiểu cuộc sống của người dân tộc Mường cùng nét văn hóa đặc sắc của người dân địa phương.
Ngoài phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, những bữa tiệc đặc sản của người Mường đã trở thành điểm nhấn ở Thung Nai. Đừng quên thưởng thức những món ăn ngon như cá sông Đà nướng, lợn Mường, gà chạy bộ... và rau rừng lạ miệng.
Do là vùng núi và lòng hồ nên khi đi du lịch Thung Nai bạn cần mang theo thuốc xịt muỗi và côn trùng. Với sự kết hợp hoàn hảo của núi, đảo và hồ nước trong xanh, Thung Nai hứa hẹn là điểm đến mang lại những phút giây thư thái thực sự cho kỳ nghỉ của bạn.
Lê Thương
Ảnh: Nguyễn Minh Sơn

Thú vị với Tour dạo sông Đà: Thung Nai - Hang Miếng


Ít ai biết đền thờ Bà chúa Thác Bờ ở Thung Nai và đền Hang Miếng (Sơn La) có có mối quan hệ lịch sử rất đáng tự hào.
Vào cuối mùa xuân năm 1431, sau khi dẹp xong giặc Đèo Cát Hãn ở Lai Châu, Lê Lợi cùng đoàn quân sĩ xuôi thuyền dọc Sông Đà để về Kinh đô, nhưng khi đến khúc sông ở Hang Miếng thì gặp trời mưa to, nước lũ dâng cao không thể xuôi qua. Biết vua và quân sĩ gặp nạn, bà Đinh Thị Vân, người Mường đã vận động nhân dân trong vùng quyên góp lương thực và cùng mọi người chèo thuyền vượt thác, ghềnh để đem lương thảo đến tiếp tế cho vua.
Sau nhiều chuyến chuyển lương thành công, đến chuyến cuối, giông bão nổi ầm ầm, thuyền của bà chở đầy lương chòng chành đã bị đắm ở khúc sông thuộc địa phận Hang Miếng, xác của bà đã trôi dạt vào vùng Thác Bờ. Để tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ công lao của Bà, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ bà ở Hang Miếng. Dân gian gọi là: Đền Chúa Hang Miếng. Ở Thung Nai, nơi xác bà dạt về, người ta lập nên Đền Bà chúa cầu mong Bà che chở, phù hộ cho những chuyến xuôi ngược sông Đà.
Khi làm xong thuỷ điện, nước sông Đà ngập các thung lũng, 2 đền này trở thành điểm du lịch lý tưởng.
Đền chúa Thác Bờ- Thung Nai
Khởi đầu chuyến đi, ta xuống bến cảng ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong. Từ đây có thể thăm các đảo hoang không dấu chân người trên sông Đà hay bồng bềnh trên sóng nước thả câu nhàn cư Lã Vọng. Từ bến đi thuyền vào Đền Bà Chúa Thác Bờ chỉ mất 30 phút. Ngồi trên thuyền ta như lạc vào cõi đảo đá Hạ Long do thiên nhiên ban tặng, có rất nhiều đảo nổi như thế với vô số hình thù tha hồ tưởng tượng.
Quanh chân Đền dưới sông là các bè cá. Cách Đền Bà Chúa 10 phút đi thuyền ta đến một cái Hang rất đẹp - Hang Bờ. Nếu nước dâng cao có thể đi thuyền vào tận trong hang để xem, nước cạn lội bộ trong lòng hang, đi trên những cây tre được kết làm cầu khỉ!





Từ Đền Thác Bờ đi thuyền khoảng 1h ta đến Ngòi Hoa. Một cái tên nghe thơ mộng?! Ở đó có những bản Mường khá nguyên sơ, do địa hình chia cắt nên các bản ở đây biệt lập với bên ngoài, phương tiện duy nhất đi lại là thuyền. Mỗi bản là một chòm núi hay ốc đảo chơ vơ. Có thể nghỉ lại nhà dân với món đặc sản Lợn Mường ( lợn ở đây rất ngon , thả rông chỉ ăn ngô và rau rừng).
Đền Chúa Hang Miếng- Hang Miếng
Đền Chúa Hang Miếng nằm ven hồ thuỷ điện Hoà Bình, thuộc bản Hang Miếng, xã Quang Minh, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đền được xây nguy nga hoành tráng trên ngọn núi Đầu Rồng  với 3 dãy nhà: Tiền- Trung- Hậu, có cung thờ Phật và cung thờ Thánh, Chúa Thượng Ngàn. Đứng trên đỉnh phóng tầm mắt có thể thấy những dãy núi xanh rì mờ xa hay những đảo nhỏ lô nhô giữa sóng nước Sông Đà.
Ven sông là chợ phiên Hang Miếng  được mở vào các ngày 1,2 - 11,12 - 21,22 hằng tháng. Những ngày có chợ đông vui, nhộn nhịp, người mua, kẻ bán, trên bến dưới thuyền tấp nập. Chỉ cần một chiếc máy ảnh bạn tha hồ hòa mình vào dòng người mua bán, hay nhảy bước một giữa các thuyền hàng san sát. Thú vị nhất là gặp bà con người Mường, người Thái đi chợ, được trò chuyện và chụp ảnh với họ.


Sự hiện diện của 2 ngôi đền là dấu nối văn hoá của mọi miền, là điểm dừng chân bạn nên thử khi đi du lịch hồ thuỷ điện Hoà Bình và hồ thuỷ điện Sơn La. Một phút tĩnh tâm, nhưng cũng là đề thấy được cảnh non nước trời mây lung linh huyền ảo, linh thiêng giữa chốn sơn thuỷ hữu tình.

Thung Nai

Phạm Thị Thảo









Cối Xay Gió, nhà nghỉ duy nhất ở Thung Nai, nằm ở vị trí rât thơ mộng, thuận tiện để ngắm cảnh lòng hồ . Ảnh: Phạm Thị Thảo

(TBKTSG Online) - Vừa kết thúc năm học, chúng tôi quyết định tìm một nơi để thư giãn sau kỳ thi căng thẳng ở trường. Liệt kê một loạt các địa điểm, cuối cùng chúng tôi lựa chọn Thung Nai, là một xã lòng hồ sông Đà thuộc huyện Cao Phong, nằm cách thị xã Hoà bình 25km và cách Hà Nội khoảng 110km.

Từ Hà Nội xuất phát, trời chỉ có mưa rào nhỏ, nhưng với chặng đường 80km thì đó quả là một thử thách khá lớn đối với những tay “xế” trẻ như chúng tôi.

Nhưng không ngờ càng đi trời càng mưa nặng hạt hơn, có những chặng đường dốc núi, mưa hắt vào xước hết cả da mặt, mặc dù vậy xe vẫn duy trì ở 40 - 54km/g. Đường ở đây quanh co khúc khuỷu, một bên là vách núi cheo leo, còn một bên là thung lũng, cảnh vật nơi đây còn khá hoang sơ.

Vượt qua bao chặng đường khó khăn, hiểm trở, thời tiết cũng không thuận lợi, cuối cùng chúng tôi cũng tới được Thung Nai. Gửi xe tại bến Bình Thanh, phương tiện duy nhất để khám phá Thung Nai là thuyền.

Trước kia nơi đây là một thung lũng bao bọc bởi những ngọn núi quanh năm mây phủ. Sở dĩ gọi là Thung Nai bởi xưa kia có những đàn nai về đây gặm cỏ bên bờ suối. Kể từ khi xây dựng thủy điện sông Đà thì nơi đây trở thành nơi chứa nước của thủy điện, nước dâng lên núi tạo thành các hòn đảo độc đáo trong long hồ Hòa Bình.
Điểm cập bến đầu tiên của chúng tôi là đền Bà Chúa Thác Bờ - vị thần cai quản cả một dọc Tây Bắc, ngược thượng lưu gòm các xứ Mường (Hoà bình), xứ Thái (Sơn La, Lai Châu)... Truyền thuyết kể lại rằng nơi đây xưa là ghềnh thác hiểm trở, tàu bè đi lại bị đắm nhiều vì thế gười dân nơi đây mới lập đền thờ này để cầu mong Bà Chúa che chở, phù hộ bình yên cho những chuyến xuôi ngược sông Đà.
Sau khi vào đền thắp hương, chúng tôi lên thuyền để đến điểm thứ hai là động Thác Bờ (còn gọi là hang Bờ). Động khá lớn và rất đẹp. Nếu mực nước hồ thủy điện Hòa Bình dâng cao, du khách có thể đi thuyền vào tận trong hang để ngắm cảnh; khi nước cạn thì phải đi bộ vào hang, có chỗ đi trên những cây tre được kết thành dạng cầu khỉ.
Ra khỏi hang, ánh sáng mặt trời làm cho chúng tôi chói đến mức không nhìn rõ trong khoảng vài giây. Sau đó bầu trời lại hiện ra xanh trong và đẹp truyệt vời. Nền trời in xuống nước hồ sông Đà tạo nên một sự pha trộn hài hòa giữa xanh sắc nước và xanh sắc trời.
Có những khối đá sừng sững giữa hồ trông giống như cảnh vịnh Hạ Long.
Thuyền trôi qua những tảng, những hòn, những núi đủ các hình dạng. Có những khối đá sừng sững giữa hồ trông giống như cảnh vịnh Hạ Long.
Gần đến trưa, thuyền xuôi dòng về phía hòn đảo có nhà nghỉ Cối Xay Gió. Nhà nghỉ này nằm ngay cạnh đường bến thuyền lên đảo. Đây là một cơ sở kinh doanh du lịch, cho thuê nhà sàn, phục vụ ăn uống, lửa trại và thuyền dạo chơi lòng hồ… Những bạn thích chụp ảnh cũng lấy nơi đây làm nguồn cảm hứng cho mình với hình ảnh chiếc cối xay gió, những con thuyền dạo chơi trong long hồ, ánh hoàng hôn đổ trên lòng sông Đà, cảnh bắt cá, đánh lưới trên hồ…
Có thể nói đây thực sự là nơi tuyệt đẹp để du ngoạn. Nó thỏa mãn chí tang bồng của những chàng trai thích khám phá đó đây và gợi cảm hứng cho những cô nàng cá tính, mạnh mẽ; tạo nên cảm giác phóng khoáng cho những phút giây bên bạn bè và dịu dàng, lãng mạn đối với những đôi yêu nhau…
Chiều buông xuống lòng hồ rất đẹp, chầm chậm, chầm chậm… Mặt trời xuống thấp dần. Hoàng hôn chậm rãi và những con thuyền vẫn lướt nhẹ qua ánh mặt trời, tạo thành những đợt sóng vàng óng ánh.
Không chỉ hấp dẫn bởi khung cảnh bình yên và thơ mộng mà Thung Nai còn hấp dẫn nhiều người đến đây bởi tính cách chân phương, lòng hiếu khách của người Mường nơi đây.
- Để khám phá Thung nai, từ Hà Nội bạn bắt xe khách về thành phố Hòa Bình ở các bến Mỹ Đình hay Lương Yên, trung bình 10-15 phút/ chuyến. Từ Hòa Bình tới Thung nai còn 25km nữa, bạn có thể đi taxi hoặc xe ôm (giá từ 30 nghìn - 50 nghìn đồng/2 người) tới bến thuyền Bình Thanh. Từ đây phương tiện tham quan Thung nai duy nhất là thuyền.
- Bạn có thể tự thuê thuyền sang đảo với giá từ 100.000đ - 150.000đ/ chuyến. Trên đảo chỉ có nhà nghỉ Cối Xay Gió, gía từ 150.000đ - 250.000đ/ phòng. Ngoài ra bạn có thể ngủ ở nhà sàn với giá cho sinh viên từ 50-70.000đ/người/đêm.

Đêm rằm trên bến Thung Nai

Cuối tuần, sau buổi làm việc sáng thứ bảy, vài người bạn rủ nhau đến với 'Hạ Long trên cạn' nằm ngay gần thành phố Hòa Bình để nghỉ ngơi.
Từ Hà Nội đến với thành phố Hòa Bình không khó khăn chút nào vì quốc lộ 6 đã được làm đẹp đẽ. Sau gần hai tiếng chạy trên đường, ghé thăm đập thuỷ điện sông Đà nằm sát thành phố, chạy tiếp khoảng 5 km thì rời đường lớn rẽ vào một con lộ nhỏ. Đường vào Thung Nai đi lối cảng Bình Thanh, bám dọc theo sông Đà rộng lớn, uốn lượn lên xuống dọc theo núi cho đến trung tâm xã là hết đường bộ, tại đây có một bến thuyền khá to.
Thung-Nai-5738-1384404695.jpg
Thung Nai được ví là 'Hạ Long trên cạn' với khung cảnh sông nước hữu tình. Ảnh:vietnamtravellandscape
Thung Nai, Đà Bắc vốn là một xã trong lòng hồ sông Đà, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, từ lâu đã được coi là điểm đến ưa thích của nhiều bạn trẻ. Đến với Thung Nai để được ngắm cảnh sắc đêm lung linh giữa sông Đà lộng gió là một lựa chọn hợp lý cho ngày cuối tuần.
Từ trên cao nhìn xuống, sông Đà bị ngăn dòng làm thuỷ điện, nước dâng lên ngập các thung lũng, những đỉnh núi cao trước đây giờ biến thành đảo nhỏ, nhấp nhô trên mặt hồ xanh ngắt. Trong khung cảnh hoàng hôn đang dần buông xa xa, cả lòng hồ biến thành một màu tím huyền ảo. Những tia nắng cuối ngày phản chiếu ánh chói lọi xuống lòng hồ như một tấm gương phẳng lặng, vài ba chiếc thuyền rẽ sóng khiến khung cảnh càng trở nên lãng mạn. Bến Thung Nai nhỏ hơn bến Bình Thanh.
Sương đêm khe khẽ hạ bức màn mỏng trên khắp bến nước, con đò và đâu đó đã thoáng thấy ánh trăng mỏng manh ló sau rặng núi xa xăm. Con thuyền nhỏ rẽ sóng đưa ta đến với xã Thung Nai nhỏ nhắn nằm bên sông Đà thơ mộng.
Trên đảo rải rác bên sườn núi, vài ba ngôi nhà của người Mường nằm khuất sau những rặng cây xanh. Ngôi nhà nghỉ mang tên Cối Xay Gió nằm trên đồi. Trong những ngày thấp nước, để lên đến chân Cối Xay Gió, phải leo qua hàng trăm bậc thang mới tới nơi.
DSC0052-JPG-6063-1379300283-4901-1384404
Cá thiểu nướng, đặc sản không thể bỏ qua khi đến Thung Nai.
Đêm rằm, ánh trăng bàng bạc chiếu sáng mặt hồ, tạo nên khung cảnh lung linh huyền ảo. Vài chiếc thuyền tách bến buông cần, thanh tao, nhàn nhã. Thuê một chiếc thuyền nhỏ chạy giữa lòng hồ, giữa thinh không vắng lặng, giữa ánh trăng dát bạc, thong thả nhấm nháp chút rượu lạt với món cá chua đậm đà hay con cá ngạnh nướng thơm phức vừa câu dưới hồ lên.
Câu chuyện thưa nhặt, tiếng con cá quẫy nước đủ làm cả không gian yên tĩnh ấy giật mình và ánh trăng vằng vặc bỗng chốc tan lẫn trong lòng hồ phẳng lặng. Người Mường có tục, cá nướng chín rồi ai là chủ cuộc vui sẽ khai mào bằng việc ăn bong bóng cá, rồi sau đó người khác mới được ăn. Sương đêm giăng mắc, trăng đêm mờ tỏ, mặt hồ mong manh sương khói, thấp thoáng bồng bềnh những núi đồi khiến người ta có cảm giác mình đang trôi giữa chốn bồng lai.
Chợ nổi Thác Bờ họp phiên chủ nhật cách nhà nghỉ Cối Xay Gió chừng 20 phút đi thuyền. Không quá ồn ã tấp nập, chợ là nơi thông thương của các ghe thuyền trên khắp mặt hồ về đây. Người ta mang đến những sản vật được đánh bắt từ đêm hôm trước. 
Từ chợ nổi Thác Bờ đi lên bản Sông, đền thờ Thác Bờ linh thiêng và được khách thập phương ghé qua với hoạt động tâm linh độc đáo là các cuộc hầu đồng nằm ở cuối bản. Dưới chân đền Thác Bờ là các bè nuôi cá. Cách đền độ một giờ đi thuyền có bản Ngòi Hoa, một bản người Mường hoang sơ. Một đảo nhỏ khác mang tên đảo Quạ vì đây là điểm đàn quạ hay dừng chân.
DSC-0631-JPG-1119-1384404696.jpg
Khung cảnh tĩnh mịch của miền sông nước.
Nên thơ và dịu dàng, khoáng đạt và lãng mạn là những gì người ta nhớ về Thung Nai.
Lam Linh

Men nồng đêm trăng Thung Nai

Bài và ảnh: Gia Nguyên









Hoàng hôn ở Thung Nai.

(TBKTSG Online) - Chúng tôi từ Hà Nội đi Thung Nai, một xã miền núi thuộc huyện Cao Phong (cách trung tâm thành phố Hòa Bình 25km) bằng xe máy. Đó là một chuyến du ngoạn ngắn nhưng có nhiều kỷ niệm và thật nhiều ấn tượng.

Bắt đầu xuất phát ở Hà Nội vào khoảng 2 giờ chiều, chúng tôi vẫn kịp ghé thăm công trình thủy điện sông Đà ở thành phố Hòa Bình trước khi đặt chân đến Thung Nai lúc xế chiều.

Thung Nai trong hoàng hôn kiều mị hiện lên trước mắt chúng tôi sau một quãng đường núi hoang sơ khoảng hơn chục cây số từ thành phố Hòa Bình. Thung Nai - khi ấy tựa một bức tranh phủ màu đỏ thắm của vầng dương cuối ngày.
Những hòn đảo nhấp nhô xa gần trên hồ nước mênh mông như gối đầu lên nhau tạo thành các lớp phông nền trùng điệp mờ ảo. Đâu đó, những chiếc thuyền rẽ màn nước phẳng lặng dưới ánh hoàng hôn.
Màu xanh của núi phủ lên mặt nước hồ mênh mông.
Vì tới muộn nên chúng tôi không thể mượn xuồng thúng để đi tắm hồ. Nhiều nhóm du khách tới Thung Nai trước chúng tôi đã kịp đắm mình trong dòng nước mát. Tuy vậy, những giây phút ngồi trên thuyền ra đảo, lặng ngắm khung cảnh Thung Nai trong thời khắc chuyển giao giữa ngày và đêm cũng thật thú vị.
Thung Nai không có điểm vui chơi hay tham quan nào thực sự nổi bật. Thế nhưng, Thung Nai là một trong những địa điểm ở không xa Hà Nội rất thích hợp cho việc dã ngoại, tụ tập vui chơi cùng bạn bè.
Người ta thường nhắc đến Thung Nai như một vịnh Hạ Long trên cạn, hay một vịnh Hạ Long trên núi. Trong cảm nhận của riêng mình, tôi không hề nhớ tới vịnh Hạ Long khi đi thuyền giữa lòng hồ khoáng đạt được bao quanh là vô số những núi, đảo trùng điệp ấy. Với tôi, Thung Nai là nốt nhạc trong trẻo, thanh thoát giữa lòng sông Đà vốn nổi tiếng với hình ảnh kỳ vĩ, hùng tráng.
Chập chùng non nước Thung Nai.
Chúng tôi tới Thung Nai hôm ấy vào đúng dịp trăng tròn. Khi mặt trời vừa lặn xuống hẳn sau vầng mây phía dãy núi xa xa, ánh trăng cũng tỏa dịu man mác khắp không gian. Tuy vậy, ban đầu, chúng tôi cũng chẳng buồn để ý đến... trăng. Thứ nhất, bởi sau chặng đường chạy xe máy hơn 100km, bụng đứa nào đứa nấy đều đã đói meo. Bàn ăn với những món ăn được coi là đặc sản của vùng này mới là thứ hấp dẫn nhất. Này nhé, cá hồ nướng thơm lừng, măng rừng xào ngọt đắng… Khu nhà sàn trên đảo chật kín bàn ăn. Các nhóm khách ngồi quây quần cùng nhau theo từng dãy bàn. Tiếng ly, cốc chạm tới tấp, tiếng “dzô, dzô” liên tiếp.
Khung cảnh bữa ăn tối trên đảo giữa lòng hồ Thung Nai náo nhiệt và rộn ràng. Cô quản lý đảo đã khá lớn tuổi nhưng tính cách trẻ trung nồng nhiệt tới từng bàn chúc rượu. Tuy nhóm tôi chỉ vỏn vẹn mấy mạng đủ ngồi một bàn nhưng cũng tưng bừng không kém các nhóm khác.
Sinh hoạt giao lưu giữa cảnh trí thiên nhiên giúp con người gần gũi, thân thiện nhau hơn.
Phong cách cởi mở và hiếu khách của cô chủ nhà đưa đẩy những lần chạm cốc không ngừng. Bàn nhóm tôi ngồi trở nên xôm tụ hơn khi một nhóm ngồi gần đó cũng nhập hội. Họ là nhóm bạn cùng làm việc ở một công ty về thiết bị y tế tới Thung Nai du lịch. Ông sếp người Hàn Quốc của họ cũng có mặt. Rượu vào thì… lời ra. ‘Lời’ ở đây là những bài hát giao lưu vui vẻ.
Cô chủ đảo nhiệt tình hát tặng khách phương xa các giai điệu dân ca Hòa Bình ngọt ngào. Khách phương xa cũng hào hứng ca những khúc hát quê hương mình tặng nhau. Ông khách Hàn Quốc hát cho chúng tôi nghe một bài hát trong bộ phim Hàn đã từng rất nổi tiếng ở Việt Nam vào cuối thế kỷ 20. Chúng tôi từ những người không quen biết đã hòa nhập rất nhanh vào không khí chung nhờ chén rượu nồng say.
Đêm càng về khuya, trăng càng lên cao, ánh sáng vằng vặc tỏa chiếu khắp một vùng không gian hồ trong núi biếc. Những ồn ào náo nhiệt của buổi tiệc rượu cũng như buổi khiêu vũ, nhảy nhót lắng dần. Chúng tôi ngồi lặng lẽ bên nhau trên ban công nho nhỏ của nhà sàn, ngắm mặt hồ lấp lánh như dát bạc. Gió khuya trong lành thổi vào lồng lồng mát rượi.
Những mệt mỏi sau một tuần làm việc của chúng tôi tan như mây khói, nhẹ nhàng…

Một ngày thong thả thưởng ngoạn ở Thung Nai

Đến Thung Nai, du khách có thể trải nghiệm ngồi thuyền tham quan lòng hồ, khám phá phiên chợ Thác Bờ sáng chủ nhật và ăn những món đậm đà hương vị núi rừng.

Cách Hà Nội khoảng 100 km, Thung Nai là một xã miền núi thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Nơi đây là điểm du lịch lý tưởng cho các bạn thích không khí thanh bình, yên ả vào cuối tuần.
Phương tiện di chuyển
Bạn có thể đi xe máy tới Hòa Bình, trên đường có khá nhiều cảnh đẹp để dừng lại chụp hình.
Ngoài ra, bạn có thể bắt xe khách tại bến Mỹ Đình tới Hòa Bình với giá dao động 50.000 - 60.000 đồng một vé. Khoảng 15 – 30 phút là có một chuyến. Từ bến xe Hòa Bình bắt xe ôm hoặc taxi đi thêm 20 km nữa là tới bến thuyền. Thuyền ra Thung Nai bạn phải đặt trước.
Tới Thung Nai, xe máy và ô tô gửi lại bến Bình Thạch. Từ đây, phương tiện di chuyển duy nhất để tham quan lòng hồ là thuyền. Bạn nên mua tour trọn gói: đi thuyền từ bến ra đảo, ăn, ngủ, thuyền tham quan giữa các điểm du lịch từ các nhà nghỉ trong hồ. Giá trung bình vào khoảng 500.000 đồng một người.
Lưu trú
Bạn có thể lựa chọn một trong hai nhà nghỉ Cối Xay Gió và Đảo Dừa. Nhà nghỉ Cối Xay Gió thường chỉ nhận khách đi nhóm đông và giá cao hơn. Nhà nghỉ Đảo Dừa thoải mái và thân thiện hơn.
Hai điểm lưu trú này đều cung cấp dịch vụ trọn gói ăn ngủ và đi thuyền tham quan các điểm. Giá là 500.000 đồng mỗi người trong 2 ngày một đêm tại đảo Dừa.
Hinh-2-Song-Da-2-JPG-7582-1441018568.jpg
Khung cảnh lòng hồ vào sáng sớm. Ảnh: Bùi Ngọc Hà.
Điểm tham quan
Suối Trạch: một bể tắm thiên nhiên khá lý tưởng với nguồn nước trong vắt, mát lạnh. Du khách đến nơi đây vào mùa hè đều không thể bỏ qua.
Đền thờ Bà chúa Thác Bờ: điểm tham quan nổi tiếng linh thiêng, lúc nào cũng tấp nập khách hành hương đến lễ, hầu đồng. Đây là đền thờ mà người dân quanh vùng hương khói, cầu an cho cuộc sống lênh đênh ngược xuôi trên sông Đà của họ.
Động Thác Bờ: cửa động lớn, bên trong chứa nhiều thạch nhũ được hình thành qua nhiều năm tháng, cảnh quan hùng vĩ là những yếu tố gây ấn tượng mạnh với du khách. Phí tham quan là 50.000 đồng một người.
Phiên chợ nổi Thác Bờ: Chợ họp từ sớm đến 8h các sáng chủ nhật, thu hút thuyền buôn bán từ quanh vùng tấp nập về đây.
Hinh-1-Mon-an-tai-Dao-Dua-JPG-8556-14410
Một bữa ăn trên đảo Dừa. Ảnh: Bùi Ngọc Hà.
Ẩm thực
Đến đây bạn sẽ được thưởng thức những món ăn đơn giản nhưng ngon như gà đồi, cá nướng, thịt lợn Mường, các loại rau rừng...

Bùi Ngọc Hà

Cuối tuần, rủ nhau về Thung Nai "trốn nóng"


Đến Thung Nai (Hòa Bình), bạn sẽ được chiêm ngưỡng hồ nước rộng bao la, nơi được bao bọc bởi những dãy núi trùng điệp.

Theo VTV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét