Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Về nơi hẹn hò của Chí Phèo và Thị Nở


Đó là làng Vũ Đại (tên thật là Đại Hoàng ở huyện Lý Nhân – Hà Nam). Ở đó đúng là có những vườn chuối ngút ngàn, nơi hẹn hò lý tưởng của anh Chí …
Về làng Vũ Đại, không ai tưởng tượng được nơi này trước kia đã từng đói nghèo xơ xác.
Làng Vũ Đại nổi tiếng với những vườn chuối, thậm chí như anh Chí, thuộc dạng tứ khố vô thân cũng có cả một vườn chuối mấy mẫu làm nơi ở. Lúc nào đói, Chí chỉ cần vặt chuối xanh nhắm với rượu là xong.

Vườn chuối, nơi hẹn hò của Chí Phèo và Thị Nở.
Nhưng chuối ở Đại Hoàng là chuối quý. Chuối xanh mà anh Chí vặt uống rượu là giống chuối quả nhỏ xinh như quả cau, chín vàng như nghệ, thơm nức và ngọt như cát. Đây là loại chuối được tiến vua Tự Đức những năm tháng mà dân đói khổ dưới ách nô lệ.


Cứ thế này, anh Chí có thể vặt chuối xanh chấm muối và nhắm rượu.
Chuối ngự Đại Hoàng được quỹ môi trường toàn cầu tài trợ để nghiên cứu và phát triển nguồn gen. Chuối được trồng trên đất phù sa và đất cát pha, không có tầng đế cày, không có đất sét, không kết vón, không rỉ, không chua mà rất tơi xốp và giữ nước cực kỳ tốt. Người ta đồn nhau rằng: chuối ngự Đại Hoàng đến ăn xanh chấm muối còn ngon huống chi là ăn chín.

Quả chuối ngự đều tăm tắp.


Lúc chín, vỏ chuối vàng như nghệ. Chuối ở đây dấm chín bằng khói hương.

Đặc biệt, nơi đây còn nổi tiếng với món cá kho niêu đất được xuất khẩu sang cả Mỹ, Châu Âu.
Cá dùng để kho niêu đất phải là loại cá trắm đen, từ 3-4 kg. Cá kho niêu đất được mua từ Nghệ An, nắp niêu nhập từ Thanh Hóa. Nồi đất khi mua về sẽ được đun qua nước cháo loãng nhiều lần hoặc dùng lá khoai đánh bên ngoài rồi cho vỏ trấu vào nồi rang để “ráo nồi”. Sau đó mới có thể dùng nồi này kho cá.
Nồi cá kho có nhiều loại gia vị độc đáo là bí quyết cổ truyền nhưng khi ăn thấy có mùi riềng, mùi gừng, mùi nước tương. Khúc cá kho rắn, săn, nhưng xương lại mục, để nguội vẫn ủ mùi thơm. Cá kho kiểu này ăn với cơm trắng là tuyệt ngon.
Nhìn cảnh kho cá nơi đây thật thích mắt. Những niêu cá nhỏ xinh được đun bằng củi nhãn, bốc khói nghi ngút. Có nhà còn quấn cá bằng trấu, giữ nhiệt rất tốt.
Về làng Vũ Đại, hưởng gió mát từ những vườn chuối, thưởng thức chuối ngự tiến vua và hồng không hạt, bạn cũng đừng quên đặt một niêu cá kho về làm quà. Quê hương anh Chí với mối tình vượt thời gian có rất nhiều điều bất ngờ dành cho bạn!

Kho cá trắm đen bằng niêu đất Nghệ An, vung niêu mua từ Thanh Hóa, củi nhãn.
 Kho xong, niêu cá được giữ nhiệt bằng than củi hoặc ủ trấu âm ỉ.

Phụ nữ nơi đây còn dệt vải, Không biết Thị Nở có biết dệt vải hay không?

Nam Cao ngủ yên trên vườn nhà lão Hạc

TT XUÂN - Cái ông nhà văn Nam Cao đã đẻ ra một lão Chí Phèo quá nổi tiếng cùng với cái làng Vũ Đại hư cấu nào đó có Bá Kiến, Thị Nở và cả lão Hạc... Chính vì sự nổi tiếng của cả nhà văn và các nhân vật này mà Sở Du lịch tỉnh Hà Nam đã làm dự án thành lập khu du lịch với kinh phí tới 30 tỉ đồng để “phục chế” cái làng quê nơi sinh thời Nam Cao đã sống...
Mộ Nam Cao và nhà tưởng niệm ông được xây trên đất trùm Ruyên - Lão Hạc

TT XUÂN - Cái ông nhà văn Nam Cao đã đẻ ra một lão Chí Phèo quá nổi tiếng cùng với cái làng Vũ Đại hư cấu nào đó có Bá Kiến, Thị Nở và cả lão Hạc... Chính vì sự nổi tiếng của cả nhà văn và các nhân vật này mà Sở Du lịch tỉnh Hà Nam đã làm dự án thành lập khu du lịch với kinh phí tới 30 tỉ đồng để “phục chế” cái làng quê nơi sinh thời Nam Cao đã sống...
Cụ Đạt và con dâu cùng cháu nội trai của Nam Cao

TT XUÂN - Cái ông nhà văn Nam Cao đã đẻ ra một lão Chí Phèo quá nổi tiếng cùng với cái làng Vũ Đại hư cấu nào đó có Bá Kiến, Thị Nở và cả lão Hạc... Chính vì sự nổi tiếng của cả nhà văn và các nhân vật này mà Sở Du lịch tỉnh Hà Nam đã làm dự án thành lập khu du lịch với kinh phí tới 30 tỉ đồng để “phục chế” cái làng quê nơi sinh thời Nam Cao đã sống...
Lò gạch ở Hòa Hậu hiện nay

Làng Vũ Đại ở đâu?
Chính cái ý tưởng lý thú của dự án này khiến chúng tôi phải hành hương về thăm làng Vũ Đại. Đã có hai bộ phim nói về cái làng này (một là phim truyện Làng Vũ Đại ngày ấy và một là phim tư liệu Làng Vũ Đại ngày nay) khiến nó càng nổi tiếng hơn.
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Trí (1917-1951), thuộc thế hệ văn học tiền chiến nhưng mất rất sớm trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tác phẩm quan trọng của ông hầu hết được viết  trước chiến tranh, với đề tài những khổ đau của dân quê và những hủ tục của một thời mà con người nghèo nàn chỉ biết bám víu vào những hư vị hão trong thôn làng.
Nhưng chúng tôi vừa đi vừa phải hỏi đường, bởi vì chẳng có người dân nào biết cái làng Vũ Đại của Nam Cao nằm ở đâu. Thật ra cả tỉnh Hà Nam chẳng có cái làng nào tên Vũ Đại. Còn cái làng quê Đại Hoàng, nơi chôn nhau cắt rốn của Nam Cao (và cũng là nơi có những nguyên mẫu cho các nhân vật của ông) ngày xưa, bây giờ đã mất tên.
Sau kháng chiến chống Pháp, nó được đổi tên là làng Nhân Hậu, rồi được sáp nhập với hai làng khác để thành xã Hòa Hậu của huyện Lý Nhân ngày nay. Tuy thuộc tỉnh Hà Nam nhưng  nó chỉ cách thành phố Nam Định hơn 10km với phân nửa đường đi vào gập ghềnh đầy ổ voi do mấy ông thần xe tải lui tới chở vật liệu đổ mặt bằng một khu công nghiệp.
Làng của Nam Cao bây giờ có đường nhựa dẫn vào, xanh mát bóng những hàng cây và ao hồ nằm dọc dòng Châu Giang thơ mộng. Tơ tằm được phơi đầy các ngõ ì xèo tiếng máy dệt.
Bí thư xã Hòa Hậu, anh Trần Ngọc Nghiêm, tình nguyện làm “hướng dẫn viên du lịch” không công cho chúng tôi để đi thăm lại “những vết tích xưa”.
Cái “lò gạch cũ”, nơi xuất thân của lão Chí Phèo, bây giờ không còn nữa, cái nền xưa của nó bây giờ là một cái hố nông choèn mà người dân làng dùng để ủ vôi nằm khuất dưới những tàn tre sát bờ sông Châu.
Bá Kiến có nguyên mẫu là Bá Bính hay còn gọi là Chánh Bính. Cơ ngơi hàm hố của tay bá hộ này không còn gì (do bị chia năm xẻ bảy cho ba người con trai của ông ta và chia lại cho nông dân sau cách mạng) ngoài gian nhà thờ có niên đại 200 năm (dài 4m, ngang 7,5m với những kèo cột gỗ lim rất có giá trị, nằm giữa một khu vườn rộng khoảng 1ha).
Nó được xây theo kiểu nhà “bức bàn” ba gian với ngói vảy cá, các đầu kèo được chạm trổ tinh vi. Chị Trần Thị Hoa, một cán bộ làm việc ở UBND xã, cho biết ông nội của chị mua lại căn nhà này từ tay con trai cả của Bá Bính. Ông Bá Bính này không hề bị anh nông dân say rượu nào đâm chết cả mà ông chết vì bệnh sau khi di tản tới một làng khác để sống vì lý do chiến tranh. Cũng giống như lão Hạc thật, không chết vì bả chó như nhân vật lão Hạc mà Nam Cao miêu tả dù hoàn cảnh của hai lão Hạc này rất giống nhau!
Cụ Trần Hữu Đạt, 83 tuổi, em trai ruột của Nam Cao, hiện vẫn đang sống tại mảnh đất của bố mẹ mình, cho chúng tôi biết người chết vì bả chó thật chính là nguyên mẫu mà Nam Cao dùng để xây dựng nhân vật bố chồng của dì Hảo trong truyện ngắn cùng tên.
Truyện và đời
Câu chuyện mà người dân Hòa Hậu kể lại cho chúng tôi nghe, chung quanh cái tên ”làng Vũ Đại”, có một chút gì huyền bí. Dường như có một thứ định mệnh gì đó được tạo ra từ sự giao thoa giữa sáng tác hư cấu và chuyện thật của cuộc đời. May mắn thay, lần này về quê của Nam Cao, khi thắp nhang trước mộ ông, chúng tôi được gặp cô con dâu thứ và đứa cháu nội trai của ông.
Họ cho biết có một cái làng thật tên Vũ Đại nhưng nó không ở Hà Nam mà thuộc tỉnh Ninh Bình... Không biết tại sao Nam Cao lại chọn nơi đây làm địa bàn hoạt động cách mạng, để rồi chính trên cánh đồng của làng có cái tên gắn liền với “sự nghiệp” nổi tiếng của Chí Phèo và Thị Nở này, liệt sĩ Nam Cao đã bị Tây giết và vùi xác tập thể cùng một số chiến hữu khác của ông.
Định mệnh hay ngẫu nhiên? Hoặc một trò chơi khăm lẫn nhau giữa nghệ thuật và cuộc đời? Năm 1998, các con cháu của Nam Cao phải nhờ bói toán, nhập đồng, nhà ngoại cảm và cả khoa học hình sự mới tìm được hài cốt của ông mà đem về Hòa Hậu chôn cất.
Làng Vũ Đại nào mới đúng như trong tác phẩm của Nam Cao đây?
Theo cụ Đạt, đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên của số phận Nam Cao, chứ cái làng Vũ Đại thật ấy chẳng có dính líu gì đến anh Chí Phèo và Thị Nở, bởi tất cả những nhân vật của Nam Cao được xây dựng từ những nguyên mẫu, người thật việc thật của làng Đại Hoàng. Cụ Đạt nhớ rằng ngày ông còn nhỏ, ở đây có một người tên Chí Phèo (bí thư Nghiêm thì nói người đó tên là Tí Tèo) có tính cách giống như Chí Phèo của Nam Cao.
Còn nguyên mẫu thật của lão Hạc có tên là trùm Ruyên, một người Công giáo mộ đạo. Oái oăm thay cái sự đời, sau hơn nửa thế kỷ khi truyện ngắn Lão Hạc được viết ra, nấm mộ của Nam Cao bây giờ và ngôi nhà tưởng niệm ông lại được xây trên chính mảnh vườn của trùm Ruyên - lão Hạc!
Chưa hết, khi vào sống trong ngôi nhà của Bá Kiến - Bá Bính, gia đình chị Hoa luôn gặp rắc rối mà theo lời dân làng, cũng chính cái tác phẩm của ông Nam Cao là “tác nhân”. Ngay tại ngôi nhà ấy bố chị Hoa đã treo cổ tự sát. Chồng chị Hoa bỏ đi biệt tích, đứa con gái duy nhất của chị lìa đời khi đang học lớp 11 vì bị ung thư. Bây giờ chỉ còn chị và người mẹ già quây quần sớm tối với nhau trong căn nhà quá ư nổi tiếng ấy!
Dự án tái tạo
Chị Trần Thị Khuyên, người con dâu thứ hai của Nam Cao, hiện đang sống tại Nam Định, cho chúng tôi biết ngôi mộ của Nam Cao được xây với số tiền hơn 70 triệu đồng, trong đó Nhà nước cấp 27 triệu. Còn ngôi nhà tưởng niệm thì được xây với kinh phí 500 triệu đồng (theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm khi ông về đây thắp hương trước mộ Nam Cao).
Hiện người ta đang bỏ ra khoảng 100 triệu đồng nữa để xây bờ kè trước ngôi nhà tưởng niệm. Chúng tôi nhìn vào bên trong ngôi nhà vừa mới xây xong, chưa có gì trong đó.
Nếu dự án du lịch “làng Vũ Đại” trị giá 30 tỉ đồng của ngành du lịch Hà Nam trở thành hiện thực thì sao nhỉ? Làng Nhân Hậu sẽ được đổi tên là làng Vũ Đại? Cái ”lò gạch cũ” sẽ được dựng lại, ngôi nhà Bá Bính sẽ được trùng tu? Hướng dẫn viên nào sẽ đóng vai Chí Phèo và Thị Nở cho thật đạt? Lại còn bát cháo hành nữa chứ, cũng phải xây một cái bếp để mà nấu... Du khách có kéo về hàng loạt để tham quan không?
Hiện giờ thì cả chính quyền và người dân xã Hòa Hậu chẳng biết tí ti gì về dự án này. Nó vẫn còn trên giấy với những ý tưởng còn đang nhảy múa trong sự hưng phấn đột biến của các anh du lịch, trong khi cả xã Hòa Hậu đang cần kinh phí chỉ vài ba tỉ đồng để củng cố lại làng nghề dệt truyền thống của họ mà chưa có.     
NGỌC VINH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét