Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Du ký miền Tây của một chàng trai Bắc

(iHay) Tất cả những gì mình biết về miền Tây Nam Bộ đều là qua phim, sách và truyện. Có đi mới biết miền Tây đâu chỉ là "đất phương nam", là cánh đồng bất tận, là những chiếc áo bà ba với điệu lý câu hò... Miền Bắc hùng vĩ với núi rừng thì miền Nam mênh mông sông nước chan hòa với nụ cười và sự thân thiện mến khách.


Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 7
Khung cảnh mây trời, sông nước miền Tây Nam Bộ trong một ngày nắng đẹp 
Tôi đã đi và chinh phục đất mũi Cà Mau - cực Nam của Tổ quốc. Chuyến đi không dài nhưng thực sự đã để lại ấn tượng nhiều về cảnh sắc và sự thân thiện của con người nơi miền sông nước. Trong vòng chưa đầy một tháng, tôi đã tập hợp được đoàn gồm 12 người đủ mọi miền tổ quốc. Không quen biết nhau nhưng cả đoàn thực sự rất đoàn kết và đã cùng nhau trên một cung đường thành công.
Phần 1: Mênh mang sông nước
Ngày 1: Sài Gòn - Tiền Giang (70km) - Bến Tre (20km) - Trà Vinh (55km) – Sóc Trăng (40km) - Bạc Liêu (100km) Tổng sô 285km.
Bất đồng ngôn ngữ
Đoàn khởi hành lúc 7 giờ sáng tại  TP.HCM. Thời tiết nắng đẹp với trời xanh và mây trắng càng khiến cho hành trình của chúng tôi thuận lợi.
Đến Mỹ Tho đoàn ăn sáng muộn tại nhà một chị lớn tuổi nhất đoàn. Thật tuyệt vời khi được thưởng thức món gà xé phay với nõn chuối, nồi cháo gà thơm phức và cả những trái sầu riêng nữa. Mọi người cũng dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để nói chuyện và làm quen nhau.
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 2
Cầu Rạch Miễu bắc qua sông Tiền tại Mỹ Tho
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 3
Cả đoàn chụp hình trên phà Thới Lộc, khởi đầu cho hành trình qua một loạt phà
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 4
Khung cảnh nhà bè gắn liền với sông nước
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 1
Bữa sáng với món gà xé phay thật ngon tại nhà một thành viên tại Ngũ Hiệp (Mỹ Tho)
Đường miền Nam dễ đi không chỉ vì bằng phẳng, thường cặp sông, loanh quanh đâu cũng tìm ra được, mà còn vì các thị tứ thường chỉ cách nhau 60 km. Ngoài ra chúng tôi cũng còn được trợ giúp khá nhiều từ những người dân thân thiện nơi đây. Được trả lời tận tình, nếu họ không biết sẽ gọi điện hỏi người thân, thâm chí lấy xe dẫn chúng tôi đi. Quả thực đó là điều mà chúng tôi vô cùng cảm kích và yêu quý.
Một điều thú vị nữa là về việc bất đồng ngôn ngữ. Ví như việc mua vé phà, bạn tôi nói “cho cháu sáu cái vé” mà mãi người ta không hiểu. Lúc sau một chị người miền Tây trong đoàn giải thích mới rõ. Số 6 - không đọc là “sáu” mà là đọc giống “sáo” hơn, tượng tự số 1 - không hẳn là “một” mà là “mộc”. Và thậm chí “vé” thì không ai hiểu mà phải là “dzé”. Về sau quen dần, thủ quỹ của đoàn cũng là ôm xe mình đã tập được nói giọng miền Nam nhiều hơn và không gặp khó khăn nữa. Quả đúng là nhập gia phải tùy tục.
Vì rất muốn được trải nghiệm nhiều hơn miền sông nước, chúng tôi quyết định chọn cung đường qua nhiều bến phà: Ngũ Hiệp và Thới Lộc (Mỹ Tho), Cổ Chiên (Trà Vinh), Cầu Quan và Đại Ngãi (Cù Lao Dung, Sóc Trăng).
Thời gian qua phà làm chậm nhịp độ đi đường nhất là đoạn qua Cù Lao Dung. Trung bình mỗi phà đi mất 10 phút thì đoạn qua Cù Lao Dung mất chừng 30 phút, đấy là chưa kể thời gian chờ. Giá qua phà chủ yếu là tiền xe, cũng khá "mềm" với chỉ 6.000 - 7.000 đồng/xe.
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 5
Trên phà Cổ Chiên
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 6
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 8
Bạn sẽ thấy mình thật nhỏ bé trước khung cảnh mênh mông nơi đây
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 9
Một cây cầu sắt khá hẹp bắc qua sông Cổ Chiên
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 10
"Khung cửa" của trời đất
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 11
Món bánh bò nướng rất béo ở Trà Vinh
Đoàn chúng tôi ăn trưa ở Trà Vinh, với món bánh bò nướng ở gần chợ. Tên bánh có chữ bò nhưng lại hoàn toàn làm từ dừa, bánh khá ngọt nên ăn nhiều sẽ ngấy. Và tất nhiên là không thể thiếu món nước dừa tươi mát ngay tại xứ dừa được.
Cánh đồng xanh, nước bạc mấy hàng dừa
Cù Lao Dung là một cồn đất chạy dài trên sông Hậu thuộc huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng). Nơi đây như một ốc đảo xanh với những rừng dừa xanh mướt, những khu dân cư sống bám liền với mặt nước. Tuyến đường quanh Cù Lao Dung chỉ là những nhánh nhỏ đủ một xe đi nhưng khiến chúng tôi như lạc vào khu rừng rậm rạp. Bên những khu rừng bần xanh mát, um tùm là những người dân bản địa thân thiện và vui tính.
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 14
Những hàng dừa nước xanh biếc bên bờ Cù Lao Dung 
Thời gian đi qua nhiều phà đã đưa chúng tôi được ngắm nhìn toàn cảnh vùng sông nước mây trời nơi đây. Tôi đặc biệt ấn tượng với những khu rừng dừa nước. Một màu xanh bạt ngàn mát mắt đung đưa trong gió, nổi bật giữa mênh mông sóng nước mây trời.
Thi thoảng những chiếc ghe thuyền với những thanh niên cởi trần khỏe khắn hay những cô gái trong tà áo bà ba khiến khung cảnh vô cùng hữu tình. Qua khung cửa của phà, dưới trời xanh mây trắng với những làn gió miền tây thô ráp, sóng nước sông bắn cao chạm cả vào những khuôn mặt sạn đi vì nắng. Điều này khiến chúng tôi vô cùng thích thú, những thứ mà trước đây chỉ có thể thấy trong những bộ phim miền tây vậy.
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 12
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 13
Người lái đò bên sông Hậu
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 15
Khung cảnh hữu tình nên thơ
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 16
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 17
Những người dân thân thiện và quá đỗi vui tính
Những khoảnh khắc vui tươi này được chụp khi tôi lang thang trên Cù Lao Dung trong lúc đợi phà. Họ tỏ ra thân thiện và tươi vui nhất có thể khi tôi mở lời xin phép chụp hình.
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 18
Chuyến phà Đại Ngãi qua sông Hậu
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 19
Khu dân cư đông đúc bên bờ nam sông Hậu
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 20
Phà đông nhưng không thấy cảnh chen lấn
Cung đường nam sông Hậu từ Đại Ngãi từ chạy dọc ven đường đê đến Bạc Liêu dài hơn nhiều so với tuyến đường quốc lộ 1. Tuy nhiên lý do tôi chọn con đường này vì sẽ được qua nhiều cánh đồng lúa đẹp, nhiều kênh rạch và cửa sông.
Những hàng dừa thẳng tắp đổ bóng nắng xuống đồng lúa xanh bát ngát, những đàn chuồn chuồn bay lượn trong ráng chiều rực rỡ. Lúa tại đây được trồng với mật độ rất dày, các thửa ruộng cũng không bị phân nhỏ. Điều này khiến cho những cánh đồng trông giống như mảng màu xanh bắt mắt. Những khung cảnh đẹp, thơ mộng đậm chất miền Tây khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng, có lẽ vì thế mà tốc độ đi rất chậm cho dù đường thông thoáng vô cùng.
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 21
Đường Nam sông Hậu qua nhiều cánh đồng xanh ngút ngàn
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 22
Thênh thang những con đường qua miền lúa
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 23
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 24
Khung cảnh thi vị với những hành dừa trên mênh mang đồng lúa xanh
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 25
Xóm chài bên cửa sông
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 26
Món bánh cống tại Bạc Liêu. Được làm từ bột gạo, đậu xanh, thịt băm và tôm
Mênh mang sông nước miền Tây, đất mũi Cà Mau 27
Cầu Bạc Liêu rực rỡ trong đêm
Đoàn nghỉ tối ở Bạc Liêu và thưởng thức món vịt nấu chao. Dạo mát trong đêm trăng ở Bạc Liêu rất đẹp. Chỉ duy có một điều hơi tiếc nuối là nhà công tử Bạc Liêu đã không còn thay vào đó là khách sạn 5 sao

(iHay) Ngày thứ hai, quãng đường ngắn lại đáng kể khi chúng tôi chỉ việc chạy thẳng từ Bạc Liêu tới Cà Mau, xuống huyện Năm Căn.



 Tượng đài đất mũi tại trung tâm thành phố Cà Mau
 
Lịch trình: Tỉnh Bạc Liêu – tỉnh Cà Mau (70km) – Đất Mũi (70 km) – TP Cà Mau (70km). Tổng số: khoảng 210km.
Khởi đầu không mấy suôn sẻ khi xe của tôi bị thủng xăm. Rất may là bên đường có nhiều quán sửa xe. Vá xe ở đây cũng rất khác lạ, với những dụng cụ trông khá thô sơ, dùng cả bếp lửa để hơ nóng săm xe. Tiếp đến là việc chúng tôi bị bắn tốc độ gần thành phố Cà Mau.
Một người bạn "xin xỏ" rất hài hước: “Chú thông cảm, cháu đang trên đường đi vào TP Cà Mau thì thấy biển còn cách Cà Mau 6km. Cháu phấn khởi quá nên chạy nhanh chút…”. Tất nhiên là chúng tôi vẫn bị phạt nhưng nhẹ nhàng thôi. Sau vụ đó chúng tôi đi từ tốn hơn hẳn.

Ngôi chùa theo kiến trúc Khmer (ngay ngã ba đi Năm Căn)
Tuyến đường xuống huyện Năm Căn khá thuận lợi, thông thoáng. Để đi từ Năm Căn ra tới điểm cực Nam có ba phương án. Một là đi tàu cao tốc chở khách, mỗi vé vài trăm ngàn đồng. Hai là thuê ca nô đi riêng giá tầm 2,5 triệu đồng. Ba là thuê vỏ lãi giá tầm 1,5 triệu đồng trọn chuyến. Đi tàu và cano thì rất nhanh mà giá cũng khá cao. Chúng tôi thống nhất phương án ba, vừa giảm kinh phí lại vừa được trải nghiệm sông nước nhiều hơn.
Nói thêm về vỏ lãi, ban đầu tôi cũng nghe rất lạ tai và rất tò mò không biết nó ra sao. Thực ra nó là tên gọi của ghe thuyền làm bằng composite, có gắn động cơ sau.
 

 Ngồi vỏ đi giữa mênh mang sông nước
Quá trình đàm phán thuê vỏ cũng khá thành công. Có nhiều nhà vỏ tranh nhau khách nên chúng tôi được hưởng lợi. Cuối cùng chúng tôi với 12 người trên một vỏ lãi vừa vui lại giá phải chăng. Ngồi vỏ lãi khá chòng chành nhưng an toàn vì đủ số lượng áo phao, vả lại tốc độ di chuyển cũng không quá nhanh.
Chúng tôi được tự do hòa mình vào thiên nhiên, được luồn lách qua những khe rạch bé xíu ngắm nhìn cận cảnh sông nước và cuộc sống sinh hoạt nơi đây. Trong quá trình di chuyển, chúng tôi thấy khá nhiều vỏ lãi khác đang đi chợ, chở hàng…nhộn nhịp ngược xuôi. Có khoảng thời gian trời đổ mưa, chúng tôi được màn hò hét căng bạt che mưa khá vui, rất may cơn mưa không lớn và cũng qua mau. Trên vỏ lãi chúng tôi hò hét và hát vang, đây cũng là dịp chúng tôi hiểu nhau hơn.

Cây xăng miền sông nước. Tiếp xăng cho các vỏ lãi nơi đây

Cảm giác ngồi đầu vỏ để tận hưởng những cơn gió thật là tuyệt

Ngồi vỏ lãi bạn sẽ được hòa mình với thiên nhiên

Những rừng đước, mắm với bộ rễ vững trãi đâm xuyên xuống lớp bùn

Giao thông, vận chuyển nơi đây phần lớn diễn ra trên mạng lưới kênh rạch

Nếu như người dân vùng đồng bằng sử dụng xe máy là phương tiện đi lại thì tại đây lại là chiếc ghe máy (địa phương thường gọi là chiếc vỏ lãi)

Mọi sinh hoạt, vận chuyển đều diễn ra trên mạng lưới kênh rạch
Mũi Cà Mau là một quần thể du lịch, được đầu tư xây dựng khá bài bản. Nơi đây có gắn mốc tọa độ quốc gia GPS0001, pano biểu tượng mũi Cà Mau và vọng lâm đài cao 20m ngắm được toàn cảnh dải đất mũi. Nghe nói mảnh đất này mỗi năm lấn ra biển từ 80 - 100m.
Cây mắm và cây đước là hai giống cây chủ đạo của vùng đất bồi này bởi vì chúng có khả năng chịu mặn. Những khu rừng nguyên sinh với những bộ rễ cây kết bè kết tảng trông như tường thành bảo vệ vùng đất mũi. Chúng tôi cực kỳ ấn tượng với loài cua xanhh, mà nơi đây gọi là ba khía - nghe đâu có tên vậy vì nó có ba gạch trên lưng.
Và nếu có thời gian mà thưởng thức món ba khía rang sẽ rất tuyệt. Ngoài ra ở đây còn có loài cá thòi lòi, tuy nhỏ nhưng với hình dáng như quái vật. Đặc biệt hơn nữa là loài cá này có chân và hoàn toàn thở được trên cạn. Thế nên chúng chạy nhảy và bò rất nhanh trên các khu bùn lầy, nhìn rất lạ mắt.

Cuối cùng sau 3 giờ lênh đênh chúng tôi đã tới được đất mũi

Pano hình cánh buồm, biểu tượng của đất mũi Cà Mau

Bên cột mốc tọa độ quốc gia GPS 0001

Loài ba khía đặc trưng nơi đây

Con đường vươn ra ngoài biển khơi

Cơn giông nơi cực Nam Tổ quốc

Toàn cảnh vùng đất mũi nhìn từ vọng lâm đài
Theo như tôi được biết thì còn có một "cực Nam chuẩn" nằm cách mốc tọa độ vài km và chúng tôi quyết định đi vỏ lãi tới đây. Chúng tôi tới khu du lịch Khai Long, từng được xây dựng để thu hút du khách nhưng gần đây dường như bị bỏ hoang vì vắng vẻ. Cả đoàn đi dạo một vòng và ra tận dải đất bồi, nơi hướng về hòn Khoai.
Một cảm xúc dâng trào khi được đứng trên dải đất tận cùng của Tổ quốc và không quên chụp hình lưu niệm trước khi ra về.

Tượng phật trong khu du lịch Khai Long

Tự hào đứng trước dải đất cực Nam tổ quốc. Phía xa là đảo hòn Khoai

Chúng tôi hào hứng hò hét trên suốt dọc hành trình thú vị 
Chia tay đất mũi, chia tay Năm Căn chúng tôi thẳng tiến về thành phố Cà Mau nghỉ ngơi.

(iHay) Sáng ngày thứ 3, chúng tôi thưởng thức món bánh tầm xíu mại - món ăn đặc trưng của miền Tây khá giống bún trộn ngoài miền Bắc, có khác chăng ở nước xốt đậm đà, đặc hơn và tất nhiên là vị ngọt hơn nhiều.


Lịch trình : Cà Mau - hòn Đá Bạc (40km) - rừng U Minh (15)- Cà Mau (20km) – Cần Thơ (140km).

Món bánh tầm xíu mại và ly cà phê sáng
 
Chúng tôi đi thăm vài địa điểm tại Cà Mau, đó là hòn Đá Bạc và rừng U Minh. Hòn Đá Bạc là cụm hai hòn đảo nằm gần đất liền và hiện có cầu bắc từ đất liền ra đảo rất thuận tiện tham quan. Nơi đây có khung cảnh đậm nét hoang sơ với vô số những tảng đá hình thù độc đáo xếp chồng nên nhau tạo thành những bàn chân, bàn tay thiên tạo…
Bên cạnh đó, nơi đây cũng giống một ốc đảo xanh với hệ sinh thái rừng phong phú. Hòn Đá Bạc cũng in đậm những dấu tích lịch sử về một thời cách mạng.

Hệ thống kênh rạch dày đặc cùng những cây cầu tre gỗ đặc trưng

Cây cầu độc đạo nối đất liền với khu du lịch hòn Đá Bạc

Những hòn đá tảng xếp chồng với nhiều hình thù độc đáo

Con đường lộng gió cùng sóng biển bên ven đảo

Đây cũng là khu di tích lịch sử cách mạng
Đường đi rừng U Minh nằm bên những kênh rạch chằng chịt và dày đặc. Các khu dân cư bên bờ được nối với nhau bằng những cây cầu lớn nhỏ. Những cây cầu tre và cả bê tông nhỏ chỉ một người một xe qua lọt và ghe thuyền ở dưới thì phải khéo léo lèn lách. Đặc biệt nữa là những cây chuối ở đây phát triển to lạ thường.
 

Cuộc sống người dân nơi đây gắn liền với kênh rạch, sông nước

Những ngôi chòi lá với cộng đồng dân cư thưa thớt quanh rừng
Rừng U Minh là khu rừng ngập mặn độc đáo với những cây đước, cây tràm bạt ngàn. Những cây tràm lớn nhỏ tựa vào nhau vươn lên vững chãi như những bức tường thành.
Tuy nhiên chúng tôi vẫn vô cùng thất vọng, có lẽ vì ấn tượng quá mạnh từ nét hoang sơ của rừng U Minh trong phim Đất phương Nam. Điều này thể hiện ở việc đang loay hoay tìm đường thì được biết mình đã đang ở giữa rừng rồi, khiến cả đoàn hết sức bất ngờ. 
Đi trên con đường nhỏ, bên những hàng cây thẳng tắp, chúng tôi đến tháp quan sát và được ngắm phần nào toàn cảnh khu vực quanh đây. Do đoàn đi Hòn Đá Bạc nên bị muộn, thời gian đi rừng vì thế rất gấp. Không thể đủ thời gian đi sâu và tìm hiểu, đi ghe ngắm cảnh, bắt rắn, cá nướng ăn nữa.

Trèo lên tháp quan sát giữa rừng U Minh

Những cánh đồng cỏ hay rừng tràm, đước bạt ngàn tít tắp

 Con đường nhỏ giữa rừng
 
Buổi chiều, chúng tôi quay lại thành phố qua chợ mua đồ rồi theo đường Quản Lộ về Cần Thơ. Trên đường, tôi đặc biệt chú ý đến những cánh đồng ngập nước, được phủ kín những thảm cỏ năn tượng trập trùng trong gió.
Được biết cỏ năn tượng còn có tên gọi khác là hến biển, thuộc họ lác, là loài mọc tự nhiên trong các đầm lầy vùng ven biển, giúp giữ lại lớp phù sa, ổn định nhiệt độ nước và làm giảm ô nhiễm cho vùng nuôi tôm. Những cánh đồng ở đây nghe nói là nuôi cá trong mùa nước nổi, và hết vụ thì mọi người lại nhổ cỏ năn tượng để bắt đầu trồng lúa.

Người dân nơi đây vô cùng thân thiện

Những cánh đồng ngập nước, phủ kín thảm cỏ năn tượng trập trùng trong gió

 Loài cỏ này mọc tự nhiên và có tác dụng lọc nước, giảm ô nhiễm mỗi mùa nuôi hải sản
 
Cuối đường Phụng Hiệp là những cánh đồng lúa đã ngả màu vàng, cảnh sắc rất đẹp. Lúa ở đây không phân thành thửa ruộng nhỏ và trồng với mật độ dày đặc nên trông giống một thảm màu ngút ngàn dài vô tận.

Những cánh đồng lúa đã ngả màu vàng
 
Trên con đường thông thoáng giữa cánh đồng với những làn gió mát sẽ rất dễ làm bạn buồn ngủ và khó làm chủ tay lái. Có lẽ vì thế mà dọc bên đường chúng tôi bắt gặp nhiều những quán cà phê võng bên đường, đây cũng là đặc trưng miền Tây. Tất nhiên là chúng tôi không thể cưỡng lại những chiếc võng và ly cà phê thơm đó.
Cà phê ở đây được đựng trong cốc to như cốc bia và với rất nhiều đá, có lẽ nó dùng để giải khát nhiều hơn. Tuy vậy đong đưa bên những chiếc võng và thưởng thức những ly cà phê thơm đã giúp chúng tôi tỉnh táo hơn trên hành trình.
Chúng tôi đến Cần Thơ khi trời đã tối và nhanh chóng tìm được nhà nghỉ bình dân gần bến Ninh Kiều. Tối đến chúng tôi được thưởng thức món bánh xèo, lẩu cháo cá lóc thật ngon. Đặc biệt là món bánh xèo to gần bằng cái mâm với đủ các loại rau đặc trưng nơi đây.

Món bánh xèo cùng lẩu cháo cá lóc độc đáo

Quang cảnh đêm đầy sắc màu trên cầu Cần Thơ
 
Ban đêm, đi dạo trên cầu Cần Thơ ngắm sông Hậu cũng rất tuyệt.

(iHay) Từ lâu tôi đã nghe danh bến Ninh Kiều và chợ nổi Cái Răng của Cần Thơ nên rất háo hức.


 Đây là ghe thuyền, chỉ chở được tối đa 4 người. Cách này hay được du khách Tây chọn
Đây là ghe thuyền, chỉ chở được tối đa 4 người. Cách này hay được du khách Tây chọn
Lịch trình : Cần Thơ – Vĩnh Long (40km) – Mỹ Tho (60km) – Sài Gòn (70km). Tổng cộng khoảng 170km.
5 giờ sáng, chúng tôi đã ra bến thuê thuyền để đi thăm chợ nổi Cái Răng. Có hai cách để đi thăm chợ nổi. Một là đi ghe nhỏ chỉ chở được tối đa 4 người, không có mái che và tạo cảm giác gần gũi, dễ luồn lách hơn. Phương án hai là đi tàu có mái che, chở được hơn chục người.
Thường du khách nước ngoài thường chọn phương án một và đi với hướng dẫn viên, nhóm mình chọn phương án 2 vì đi đông. Trên bến có nhiều cò mồi chờ sẵn nhưng tôi nhanh chân làm việc trực tiếp với chủ tàu nên giá cũng "mềm" hơn. Giá cả thì tùy việc bạn đi thăm quan riêng chợ nổi hay cả miệt vườn và cầu Cần Thơ hay không.
 Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 2

Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 3

Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 4
Những chiếc thuyền với nhiều loại hàng hóa khác nhau
Thời gian từ bến Ninh Kiều tới chợ nổi chừng 30 phút. Do chúng tôi đi hơi muộn nên khi đến chợ không còn nhộn nhịp cho lắm.
Chợ nổi là hình thức trao đổi mua bán bằng ghe thuyền trên bến sông, đây là đặc trưng của miền sông nước Tây Nam Bộ. Chợ thường họp từ khá sớm, đến  khoảng 8-9 giờ sáng thì tan. Hàng hóa đa phần là các loại hoa quả, nông sản được bày bán trên các ghe, thuyền.
Thông thường mỗi ghe chỉ bán chuyên một loại hàng và sẽ có một cây xào chống, trên đó treo loại hàng mà ghe có. Những tiểu thương nơi đây hầu hết đều sống luôn trên ghe thuyền. Ngoài bán hàng hóa thì có nhiều ghe thuyền với các dịch vụ như ăn uống, cà phê, quán nhậu... Tất cả tạo nên khung cảnh sinh hoạt nhộn nhịp nơi miền sông nước.
Tuy là xứ hoa quả nhưng giá bán lại không hề rẻ chút nào, thế nên chúng tôi chỉ tham quan chứ không dám thử. Đôi khi có cả hiện tượng chèo kéo du khách của các ghe thuyền. Có lẽ điểm thu hút nơi đây chính là sự độc đáo đặc trưng miền sông nước.
Tới đây nếu thích chúng tôi có thể thuê thuyền đi tiếp qua cồn Âu, ngắm cảnh đẹp hai bên bờ sông Hậu, rồi tới khu du lịch Phù Sa, qua miệt vườn với giá đi trọn gói hết tầm 500.000 đồng.
 Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 5

Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 6
Bữa sáng với bún mắm và cà phê
 Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 7

Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 8
Lưu niệm với cầu Cần Thơ hoành tráng
Đoàn ăn sáng với món bún mắm và sau đó quyết định đi miệt vườn tại Vĩnh Long. Trên đường đi chúng tôi qua hai cây cầu nổi tiếng là cầu Cần Thơ và Mỹ Thuận. Quả thực đó là những cây cầu rất hiện đại và đẹp mắt.
 Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 9
Thuê thuyền để đi tới miệt vườn
 Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 10

Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 11

Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 12
Quang cảnh sinh hoạt trên sông Cổ Chiền
 Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 13
Những cô gái miền Tây xinh đẹp ven sông
 Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 14

Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 15
Bên những trái chôm chôm sắc màu
 Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 16
Tay xách, nách mang sau khi rời mỗi vườn
Chúng tôi cũng phải thuê thuyền để tới những khu vườn cây ăn trái dọc bờ sông Cổ Chiên (Vĩnh Long). Đã có kinh nghiệm thuê thuyền, nên chúng tôi nhanh chóng lên thuyền của hai ông cháu vui tính. Mùa này, những khu vườn chôm chôm nặng trĩu quả, đủ sắc màu. Chúng tôi được thỏa sức chụp hình, vừa thăm thú vừa được tận tay hái và thưởng thức những trái quả tươi rói.
Ngoài chôm chôm thì những trái dâu da cũng đậu quả rất sai, tuy nhiên chúng khá chua. Giá hoa quả cũng phải chăng nên hầu như ai cũng hái mua về làm quà. Duy chỉ có điều là vì không thỏa thuận trước nên một số nhà vườn bắt giá khá cao so với mặt bằng, như là vườn dâu da khá chua nhưng giá lại đắt nhất.
Bù lại bữa trưa tại miệt cũng rất tuyệt vời. Thực đơn của chúng tôi gồm có: gà hấp lá chanh, ốc xào tiêu, cá diêu hồng rán giòn quấn nem ăn với rau sống và sầu riêng tráng miệng.
 Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 17
Bác chủ vườn
 Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 18
Những cây dâu chi chít trái
 Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 19
Cả đoàn chụp hình lưu niệm bên vườn dâu da
 Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 20

Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 21
Bữa trưa với những đặc sản miền sông nước
 Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 22

Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 23
Ông cháu lái thuyền vui tính
 Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 24
Những ghe hàng chở toàn chuối, nơi đây giao thông đường thủy là phổ biến
 Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 25
Mênh mang sông nước
 Du kí miền Tây ngày 4: Miệt vườn, chợ nổi sông nước 26
 Cầu Mỹ Thuận
Chúng tôi rời miệt vườn với tay xách nách mang hoa quả, đa phần là chôm chôm tươi ngon. Đoàn khởi hành về Sài Gòn, kết thúc chuyến du ký trong cái nắng chói chang đúng chất miền Tây.

Kinh nghiệm phượt sông nước miền Tây

(iHay) Du ngoạn ở miền Bắc, bạn sẽ thích thú khi được chinh phục đồi núi. Còn ở miền Nam lại là cảm giác được sống giữa mênh mang sông nước.



Những khu rừng dừa xanh ngát dưới bầu trời cao và đầy nắng gió
 
Đường ở miền Tây Nam Bộ dễ đi không chỉ vì bằng phẳng, thường cặp sông, loanh quanh đâu cũng tìm ra được, mà còn vì các thị tứ thường chỉ cách nhau vài chục km. Thế nên, bạn không quá cần thiết phải mang đồ sửa xe như đi miền núi phía Bắc, có chăng nên kiểm tra, bảo dưỡng xe kỹ trước khi đi.

Những cánh đồng mênh mang sắc màu

 Những đồng lúa xanh bên hàng dừa thẳng tắp 
Khi đi phà, thuê ghe thuyền thì bạn nên chú ý kiểm tra số lượng phao và mặc áo phao đầy đủ. Các thiết bị điện tử mang theo cũng cần bọc kỹ với túi mưa khi đi trên sông, kênh nước. Thời gian đợi và qua phà cũng tốn nhiều thời gian, vì thế cần tính toán lịch trình cụ thể.

Những chiếc ghe thuyền giữa mênh mang nước sông Tiền, sông Hậu 
Thêm nữa, dân phượt vẫn nghe câu "đường ở miệng", điều đó càng đúng hơn khi tới miền Tây. Ở bất cứ đâu, cứ hỏi là bạn có câu trả lời cho dù không nghe rõ tiếng. Họ có thể không biết những sẽ hỏi giúp bạn luôn, thâm chí là đưa bạn đi tới đích luôn. Kinh nghiệm hỏi là bạn phải hỏi rõ và địa danh gần nhất mà bạn biết, đừng hỏi một lèo tới nơi quá xa thì bạn sẽ bị "choáng" với câu trả lời đó.
Thời tiết miền Tây nắng nhưng gió mát, khiến bạn dễ chủ quan. Cẩn thận mặc áo chống nắng, thoa kem chống nắng nếu bạn không muốn làn da chuyển sang sắc nâu sau chuyến đi. Nên sử dụng những loại dép sandal dễ đi lại và đi được dưới nước. Ô dù, mũ rộng vành cũng cần thiết cho những ngày nắng chói chang mà phải đi bộ.

Những thị tứ trên vùng sông nước

 Những khu rừng ngập mặn với cây đước, cây mắm

Những cây cầu tre cùng lưới vó bên kênh, rạch
Tìm hiểu kỹ về những vùng bạn qua và tất nhiên là đừng ngần ngại thỏa thuận giá trước khi sử dụng bất kỳ dịch vụ nào. Tất cả sẽ giúp cho các bạn có chuyến đi trọn vẹn và tránh phát sinh chi phí.
Xin chia sẻ với mọi người về cung đường miền Tây mà tôi đã đi.
Ngày 1. Sài Gòn - Tiền Giang (70km) - Bến Tre (20km) - Trà Vinh (55km) – Đại Ngãi (40km) - Bạc Liêu (100km). Tổng cộng khoảng 285km.
Ngày 2. Bạc Liêu – Cà Mau (70km) – Đất Mũi (70) – Cà Mau (70km). Tổng cộng khoảng 210km.
Ngày 3. Cà Mau – Cần Thơ . Tổng cộng khoảng 140km.
Ngày 4. Cần Thơ – Vĩnh Long (40km) – Mỹ Tho (60km) – Sài Gòn (70km). Tổng cộng khoảng 170km.

Và cả những người dân bản địa thân thiện, vui tính luôn chào đón bạn ở bất cứ đâu
 
Ngày trở về, có thể bạn sẽ cảm thấy như thôi, luyến lưu khi phải chia tay những vùng mênh mang sông nước, bầu trời cao và đầy nắng gió. Chia tay những chiếc xuồng chiếc ghe cùng những người dân chân chất hiền hậu. Chia tay những rặng dừa, chuối nước xanh biếc, những miệt vườn trĩu quả, những đồng lúa bạt ngàn. Chia tay những nhịp cầu tre be bé, khẳng khiu và cả những chiếc cầu kỳ vĩ bắc qua những kênh, rạch những sông Tiền, sông Hậu…
Và cả những người bạn đồng hành mới quen đã cùng nhau cảm nhận và chia sẻ cảm xúc suốt dọc hành trình nắng - mưa - gió.
Phượt ký của Ngô Huy Hòa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét