Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Kiến trúc bí ẩn của tòa thánh Tây Ninh



Công trình này được xây dựng không theo một bản thiết kế kiến trúc có trước, không có sự tham gia của bất kỳ kỹ sư nào và cũng không sử dụng bất cứ phương tiện máy móc gì.
Vì sao Cao Đài thờ thiên nhãn ?
Khoảng cuối thế kỷ XIX, phong trào Thông linh học trở nên phổ biến sâu rộng trong giới nhân sĩ trí thức ở châu Âu. Thuyết Thông linh cho rằng, sau khi chết, con người vẫn tồn tại ở một thế giới khác và có thể liên lạc được với người sống thông qua một dụng cụ gọi là "ouija", tức cầu cơ. Đó là từ ghép của từ "vâng, phải, đúng" trong tiếng Pháp và tiếng Đức.
Chớp thời cơ, năm 1890, hãng Parker Brothers nhanh chóng sản xuất hàng loạt bàn cầu cơ có ký tự để bán. Nhà buôn Elijah Bond tung ra thị trường loại bàn cầu cơ mang thương hiệu Parker Brothers và nhanh chóng chiếm được một thị phần nhất định. Lúc đó, người ta xem cầu cơ là một trò chơi quý phái của giới thượng lưu.
Đến năm 1914, tiến sĩ William Crockes (Anh) đã báo cáo luận án nghiên cứu hiện tượng cầu cơ trong tập tài liệu có tiêu đề "Thông công với cõi vô hình" tại Đại hội Thần học thế giới diễn ra tại London.
Kể từ đó, phong trào cầu cơ bùng phát ở Pháp rồi lan nhanh sang Việt Nam.
Mặc dù các nhà tâm lý học đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, cầu cơ chỉ là kết quả của "hiệu quả vô thức" (ideomotor effect) nhưng những tín đồ của cầu cơ vẫn tin rằng, đó là phương tiện duy nhất để liên hệ với người chết.
Phúc trình của viên thanh tra Pháp tên Lalaurette gửi cho Thống đốc Nam Kỳ năm 1924 viết: "Giới công tư chức Nam Kỳ nổi lên một phong trào tìm hiểu và thực hành thông công với thế giới siêu hình qua sách vở chữ Pháp do Hội Thông thiên học truyền bá, với các tác giả như Allan Kardec, Flammarion, Blavatsky, Annie Besant, Olcott. Một làn sóng Thông linh học lan tràn khắp Đông Dương".
Trước tình hình đó, chính quyền Pháp ban hành một loạt sắc luật cấm cầu cơ. Dù vậy, việc cầu cơ vẫn xuất hiện khắp Việt Nam. Một số quan chức chính quyền địa phương vẫn ngấm ngầm lập đàn tại tư gia. Có người còn xây cất hương án cố định để thường xuyên liên lạc với cõi vô hình như: đàn Hiệp Minh (ở Cái Khế, Cần Thơ); đàn Minh Thiện (Thủ Dầu Một); đàn Chợ Gạo (Tiền Giang); đàn Miếu Nổi (Bình Thạnh, TP.HCM); đàn Cao Lãnh (Đồng Tháp)…
Năm 1902, tri phủ Ngô Minh Chiêu được một người quen giới thiệu tham dự một phiên hầu đàn cầu cơ ở Thanh An tự, Thủ Dầu Một. Tại buổi cầu cơ này, ông Ngô Minh Chiêu được một vị tiên ông giáng cơ bút đối đáp bằng thơ.
Đến năm 1917, nghe tin đàn Hiệp Minh (Cái Khế, Cần Thơ) được nhiều vị tiên giáng cơ, ông Ngô Minh Chiêu tìm đến hầu đàn xin toa thuốc Nam.
Lịch sử đạo Cao Đài ghi nhận rằng, vào một đêm cầu cơ năm 1920, bất ngờ một "đấng vô hình" xưng là "Cao Đài Tiên Ông" thu nhận ông Ngô Minh Chiêu làm đệ tử để truyền dạy một thuyết đạo mới.
Tháng 10/1920, ông Ngô Minh Chiêu được cử ra đảo Phú Quốc làm tri huyện. Tại đây, ông Chiêu cầu cơ xin Tiên Ông Cao Đài ban cho một biểu tượng của đạo mới.
Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, năm 1950.
Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh, năm 1950.
Buổi sáng ngày 20/4/1921, ông Chiêu bất ngờ trông thấy bầu trời trên mặt biển một vầng hào quang. Giữa vầng hào quang hiện rõ một con mắt thật lớn. Từ đó, hình Thiên Nhãn được lấy làm biểu tượng của đạo Cao Đài. Và ông Ngô Minh Chiêu trở thành Giáo chủ đạo Cao Đài Chiếu Minh.
Đến cuối năm 1925, một nhóm nhân sĩ trí thức thường xuyên cầu cơ giải trí tại Sài Gòn cũng bắt gặp "Cao Đài Tiên Ông" giáng cơ thu nhận làm đệ tử. Chủ xướng nhóm này gồm các ông Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang và Phạm Công Tắc. Sau này có thêm ông Lê Văn Trung, bà Lâm Hương Thanh.
Theo lời hướng dẫn của Cao Đài Tiên Ông qua cầu cơ, ngày 16/2/1925, nhóm nhân sĩ trên lập một đàn cầu đạo mới tại tư gia ông Cao Quỳnh Cư ở đường Bourdais (nay là đường Calmette, quận 1, TP.HCM).
Ngày 18/11/1926, được tín đồ ghi nhận là ngày khai đạo "Đại đạo Tam Kỳ Phổ độ Cao Đài" (gọi tắt là Cao Đài Tây Ninh) tại ngôi chùa Gò Kén, tức Từ Lâm tự - một ngôi chùa Phật giáo ở Tây Ninh. Chùa Gò Kén do Hòa thượng Thích Như Nhãn (tức Hòa thượng Thích Giác Hải) trụ trì.
Sau lễ khai đạo, Hòa thượng Thích Như Nhãn yêu cầu đạo Cao Đài đi tìm nơi khác xây dựng cơ sở thờ tự. Nhóm môn đệ Cao Đài đi tìm mua một khoảnh đất rừng 50 ha ở làng Long Thành (bây giờ là Hòa Thành, Tây Ninh) từ một người Pháp tên là Aspar để xây "tổ đình". Theo phong thủy thì vùng đất nơi ấy có 6 mạch nước ngầm hội tụ, gọi là "lục long phò ấn".
Thiết kế kiến trúc bằng cơ bút
Ngày khởi công được đánh dấu là 16/3/1927. Tuy nhiên vì nhiều lý do, mãi đến năm 1931, công trình mới chính thức được động thổ.
Chỉ huy công trình là những vị trong nhóm khai đạo. Điều đáng ngạc nhiên là, những người trong nhóm khai đạo chưa từng kinh qua kiến thức xây dựng cơ bản. Họ cũng không vẽ trước bản kiến trúc mà xây dựng theo sự hướng dẫn của cơ bút.
Căn cứ vào cơ bút thì tổ đình, tức tòa thánh Tây Ninh được đấng bề trên phác họa thành 3 phần: Bát Quái đài, Cửu Trùng đài và Hiệp Thiên đài. Cả 3 tòa kiến trúc này dính liền với nhau tạo thành tòa  thánh, chiều ngang 27 mét và chiều dài 135 mét.
Một góc nội thất Tòa Thánh Cao Đài.
Một góc nội thất tòa thánh Cao Đài.
Sau 3 lần xây dựng dở dang vì nhiều lý do, ngày 14/2/1936 ông Phạm Công Tắc - Giáo chủ đạo Cao Đài - đứng ra trực tiếp chỉ huy công trình. Lần xây dựng thứ 4 này, Giáo chủ Phạm Công Tắc huy động 500 tín đồ nam, nữ lập đàn tuyên thệ đồng trinh giữ tịnh khiết suốt thời gian trực tiếp tham gia xây dựng. Những tín đồ này phải thề không lấy chồng, lấy vợ.
Trong suốt thời gian xây dựng, tất cả các công đoạn đều làm bằng tay. Xây đến đâu, ông Phạm Công Tắc thiết kế bằng miệng đến đó. Điều lạ là, rất nhiều người là nông dân chưa từng học qua trường lớp mỹ thuật nào vẫn tạo tác thành công hàng chục ngàn họa tiết điêu khắc, hàng chục bức tượng đạt trình độ mỹ thuật cao.
Sự thật về giai thoại quả mìn nằm dưới nền tòa thánh
Tòa thánh vừa xây dựng xong phần cơ bản thì ngày 28/6/1941, chính quyền Pháp đưa quân đội chiếm lấy làm doanh trại đóng quân. Giáo chủ Phạm Công Tắc bị Pháp bắt đày đi đảo Madagascar vì truyền bá dị đạo. Nhân công xây dựng bị quân Pháp xua ra khỏi tòa thánh.
Mãi đến năm 1946, Giáo chủ Phạm Công Tắc mới được Pháp trả tự do, trở về tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng tòa thánh.
Có thể nói công trình kiến trúc tòa thánh Cao Đài Tây Ninh lộng lẫy, nguy nga như một cung điện. Năm 1947, hàng vạn tín đồ từ khắp nơi kéo về Tây Ninh tham dự lễ khánh thành.
Không ai biết trong giai đoạn chiếm đóng tòa thánh, một đơn vị quân Pháp nhận được từ thượng cấp mật lệnh chôn một khối thuốc nổ 100 kg (có tài liệu cho rằng 1.000 kg) dưới nền Chánh điện.
Mãi đến năm 1956, người ta mới phát hiện điều này qua mục Courriers des lectuers (chuyên mục dành cho độc giả viết) của tuần báo Paris Match. Tác giả bài báo là ông Roubaud - nguyên Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng một đơn vị bộ binh Pháp. Bài báo cho biết, năm 1944, tiểu đoàn ông nhận được lệnh tiếp quản tòa thánh từ một tiểu đoàn chiếm đóng trước đó.
á
Ông Roubaud viết: "Tôi có đọc một bài phóng sự của quý báo về tôn giáo Cao Đài làm tôi nhớ lại tòa thánh Cao Đài Tây Ninh, nơi mà chúng tôi từng nhận lệnh chiếm đóng. Trước đó, một tiểu đoàn đã được phái vào chiếm đóng tòa thánh để thực hiện một kế hoạch bí mật. Đó là chôn một khối thuốc nổ 100kg dưới nền để khi quân đội Nhật vào chiếm sẽ cho nổ. Chôn xong khối thuốc nổ, đơn vị này nhận được lệnh đi làm nhiệm vụ khác. Đơn vị của tôi được cử đến thay thế.
Khi tôi cùng tiểu đoàn của mình đến đây tiếp quản tòa thánh, viên sĩ quan chỉ huy làm biên bản bàn giao nhiệm vụ. Không rõ vì nguyên do nào mà trong biên bản bàn giao ấy, ông ta không nhắc đến nhiệm vụ kích hoạt khối thuốc nổ sau khi quân Nhật chiếm đóng. Tôi cũng không nhận được lệnh ấy từ thượng cấp trực tiếp. Đơn vị của tôi cũng là đơn vị cuối cùng đóng quân tại tòa thánh, trước khi rút quân hoàn toàn khỏi Việt Nam. Vì vậy, tôi tin rằng khối thuốc nổ ấy vẫn còn nằm ở đó. Vậy, hôm nay, qua quý báo (Paris Match), tôi xin loan báo cho Hội Thánh Cao Đài biết rõ tin này. Tôi sẵn sàng chỉ chính xác địa điểm chôn khối thuốc khi nào Hội Thánh Cao Đài liên lạc với tôi".
Cao Đài là một tôn giáo lấy triết thuyết Nho, Lão, Thích làm nền tảng. Tín đồ chủ trương sống thiện, tuân pháp, tức làm việc thiện và tuân thủ pháp luật. Trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, đông đảo chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài đã tích cực tham gia đóng góp sức người, sức của vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Lợi dụng niềm tin tín ngưỡng của tín đồ, một số thế lực thù địch đã nhiều lần trà trộn, dùng thủ đoạn thâm độc hòng chia rẽ nội bộ tôn giáo, tạo hình ảnh xấu cho đạo Cao Đài.
Với chủ trương gạn đục khơi trong, làm trong lành môi trường tín ngưỡng để tín đồ yên tâm tu hành, chính quyền ta đã nhiều lần phá vỡ những âm mưu, thủ đoạn đê hèn đó. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt và lâu dài, nhiều cán bộ, chiến sĩ của ta đã hy sinh tính mạng để ngày nay đạo Cao Đài trở thành một tôn giáo thuần túy tín ngưỡng.
Trải qua nhiều sóng gió biến động suốt hơn 3/4 thế kỷ qua, Tòa Thánh trở thành điểm hành hương của khoảng 5 triệu tín đồ ở khắp hành tinh và là điểm tham quan du lịch tâm linh hấp dẫn đối với nhiều du khách quốc tế. Rất nhiều tạp chí kiến trúc nước ngoài đã viết bài giới thiệu và ca ngợi công trình tòa thánh Cao Đài Tây Ninh.
Và người Tây Ninh, kể cả ngoại đạo cũng xem tòa thánh Cao Đài Tây Ninh là công trình kiến trúc đáng tự hào
Theo An Ninh Thế Giớii

Khám phá Tòa Thánh cốt tre nổi tiếng thế giới của VN


(Kiến Thức) - Tòa Thánh Tây Ninh (Thị trấn Hòa Thành, Tây Ninh) của đạo Cao Đài có lẽ là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo nhất trên thế giới.
Tòa thánh Tây Ninh được khánh thành năm 1947. Tổng thể công trình mang hình tượng Long Mã bái sư. Mặt tiền Tòa Thánh như đầu Long Mã nhìn thẳng về phía Tây. Hai lầu chuông và trống vươn lên như hai sừng nhọn.Nằm giữa lầu chuông và lầu trống là tòa nhà lầu với tầng trệt có tên Tịnh Tâm Đài như miệng Long Mã hả ra. Khu vực Bát Quái Đài nằm phía cuối của Đền Thánh là phần đuôi của Long Mã. Một điều đặc biệt là công trình này được xây dựng bằng bê tông cốt tre

Nằm trên Tịnh Tâm Đài ở mặt tiền, Phi Tưởng Đài như cái trán với hai cửa được coi như hai con mắt. Giữa hai cửa là biểu tượng Thiên Nhãn. Trên cao có tượng Phật ngồi trên lưng hổ và tòa sen. Biểu tượng con hổ tượng trưng năm Bính Dần (1926) là năm Khai Đạo Cao Đài
.
Bức tranh Cao Đài Tam Thánh (ba vị Thánh của đạo Cao Đài) ở lối vào chính của Tòa Thánh, do Họa sĩ Lê Minh Tòng vẽ năm 1947. Từ trái sang phải: Tôn Dật Tiên, Victor Hugo và Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nền Tòa Thánh có 9 cấp gọi là “Cửu phẩm thần tiên”, mỗi cấp tương ứng với một phẩm cấp của tín đồ. Trên trần là 9 khoảng bầu trời với các hình vẽ mây, rồng và sao
Hai hàng cột bên trong Tòa Thánh được trang trí hình rồng, chạm khắc tinh xảo, màu sắc rực rỡ.
Khu chính điện của Tòa Thánh là nơi thờ Thiên Nhãn - biểu trưng cho con mắt của Thượng Đế nhìn thấy rõ tất cả những hành vi thiện ác của khắp nhân gian, để khen thưởng hay xử phạt một cách công bình. Nơi đây có quả Càn Khôn lớn tượng trưng cho vũ trụ với Thiên Nhãn nằm trên vì sao Bắc Đẩu xung quanh là 3.072 vì sao tượng trưng 72 quả địa cầu và 3.000 thế giới
Xung quanh vách của Đại điện có những khung cửa sổ được trang trí bằng họa tiết hoa sen đỡ một khung hình Thiên Nhãn chính giữa một tam giác đều, có làm những tia hào quang phát ra.
Ngoài lối vào chính, Tòa Thánh có 6 lối vào phụ, hai bên có tượng Kim Mao Hẩu (sư tử lông vàng - con vật Văn Thù Bồ Tát cưỡi trong tích truyện Phật giáo)
Nghinh Phong Đài là một đài cao 17m, trên có tượng Long Mã mang Hà Đồ chạy về hướng Tây, quay đầu về hướng Đông, hàm nghĩa “Đạo phát ư Đông, di ư Tây, phản hồi ư Đông” (Đạo xuất phát từ phương Đông, truyền qua phương Tây, rồi cũng trở về phương Đông)
Tòa Thánh còn có nhiều biểu tượng ẩn chứa những ý nghĩa đặc biệt, giống như những lời tiên tri trong các sấm truyền đang chờ người giải đáp
Theo thiết kế ban đầu, Tòa Thánh dài 135m, rộng 27m, nền cao 1,8m. Tuy nhiên, khi mới khởi công xây dựng Tòa Thánh, Hội Thánh gặp khó khăn về tài chính nên khi thi công đã thu bớt lại kích thước trên. Kích thước thực tế chỉ còn dài 97,5m, rộng 22m
Tòa Thánh tọa lạc trong khu Thánh địa có diện tích khoảng 100 ha, có hàng rào bao bọc xung quanh. Chánh môn là cửa chính và là cửa lớn nhất trong 12 cửa ra vào nội ô Thánh địa. Cửa này thường đóng và chỉ mở vào các dịp đón tiếp nguyên thủ các quốc gia, lãnh đạo các Tôn giáo
Từ Chánh môn có con đường dẫn thẳng hướng Đông, qua khuôn viên trung tâm Đền Thánh. Tại khuôn viên này có 3 Bửu tháp của Hộ pháp Phạm Công Tắc, Thượng phẩm Cao Quỳnh Cư và Thượng sanh Cao Hoài Sang, được chạm đắp nhiều hoa văn, họa tiết tinh tế
Trước Đền Thánh là một sân rộng gọi là Đại Đồng Xã với thảm cỏ xanh, với tượng Thái tử Si Đạt Ta (tên Đức Phật thời trẻ) ngồi trên lưng ngựa đi tìm đạo.
Tiếp theo là Cửu Trùng Thiên (nơi đặt di cốt của các chức sắc Cao Đài được phong từ bậc Tiên trở lên để hành tang lễ) có hình bát quái với 9 bậc và được sơn ba màu vàng, xanh, đỏ. Hai bên có hai khán đài gọi là Đông khán đài, và một ở phía tây gọi là Tây khán đài, là nơi để tín đồ hành hương và du khách về xem rước Cộ mẫu vào các kỳ Đại lễ và trưng bày những gian triển lãm của tín đồ các châu đạo về dự lễ.
Khoảng sân gạch trước cửu trùng thiên hướng ra cây Bồ đề cổ thụ do Đại đức Thera Narada, phó Tăng thống Phật giáo Srilanka, tặng cây con chiết từ cây Bồ đề ở Chùa Mahabodhi (Bồ Đề Đạo Tràng), Ấn Độ cho Tòa Thánh năm 1953. Cách cội bồ đề không xa có cột phướn cao 18m.
Đạo Cao Đài là một tôn giáo được thành lập ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Đây là một tôn giáo có tính dung hợp các tôn giáo lớn mà chủ yếu là Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và Kitô giáo. Ngoài việc thờ Thiên Nhãn, đạo còn thờ các vị như Phật Thích Ca, chúa Giê su, Khổng Tử, Lão tử, Phật Bà Quan Âm... Ước tính hiện tại, toàn đạo có khoảng gần 3 triệu tín đồ trong cả nước, sinh hoạt tại 38 tỉnh thành, tập trung chủ yếu ở Nam Bộ.
Với kiến trúc độc đáo, thể hiện một sự dung hòa của nhiều yếu tố tâm linh từ Đông sang Tây, Tòa Thánh Tây Ninh không chỉ là nơi hành hương của các tín đồ đạo Cao Đài mà còn thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước tới tham quan mỗi năm
Nếu muốn quan sát cách hành lễ của các tín đồ đạo Cao Đài, du khách nên đến tham quan Tòa Thánh vào khoảng 12 giờ trưa, giờ Tòa Thánh tổ chức Thánh lễ.
Được nghe những bài Thánh ca của đạo Cao Đài vang lên trên nền nhạc được diễn tấu bằng các loại nhạc cụ truyền thống là trải nghiệm khó quên đối với mỗi du khách khi ghe thăm Tòa Thánh Tây Ninh

Quốc Lê

Độc đáo khu rừng nguyên sinh đầy khỉ giữa phố thị VN


(Kiến Thức) - Không chỉ có kiến trúc độc đáo, Tòa thánh Tây Ninh còn là nơi bảo tồn những khoảng rừng nguyên sinh rộng lớn với nhiều chú khỉ tinh nghịch...

Doc dao khu rung nguyen sinh day khi giua pho thi VN
Tòa thánh Tây Ninh (Thị trấn Hòa Thành, Tây Ninh) là một công trình lịch sử nổi tiếng của khu vực Nam Bộ.Doc dao khu rung nguyen sinh day khi giua pho thi VN-Hinh-2
Không chỉ có kiến trúc độc đáo, Tòa thánh còn là nơi bảo tồn những khoảng rừng nguyên sinh rộng lớn với thảm thực vật phong phú
.Doc dao khu rung nguyen sinh day khi giua pho thi VN-Hinh-3
Các khu rừng được giữ lại từ khi con người khai khẩn vùng đất này, giờ đây được khoanh vùng bảo vệ, đem lại cảnh quan hài hòa cho khuôn viên Tòa thánhDoc dao khu rung nguyen sinh day khi giua pho thi VN-Hinh-4
Cách đây ít năm, để tạo không gian sinh động, Ban Quản lý Tòa Thánh cùng Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh đã thả một lượng khỉ vào khu rừng.Doc dao khu rung nguyen sinh day khi giua pho thi VN-Hinh-5
Đàn khỉ phát triển nhanh chóng với số lượng lúc cao điểm lên tới gần 100 con.Doc dao khu rung nguyen sinh day khi giua pho thi VN-Hinh-6
Chúng tỏ ra khá dạn người, thường mò ra đường xin đồ ăn của du kháchDoc dao khu rung nguyen sinh day khi giua pho thi VN-Hinh-7
Sự xuất hiện của đàn khỉ ở Tòa thánh Tây Ninh khiến khách du lịch cảm thấy thích thúDoc dao khu rung nguyen sinh day khi giua pho thi VN-Hinh-8
Tuy nhiên, thời gian gần đây đã xảy ra hiện tượng bắt trộm khỉ trong khu rừng của Tòa thánh, khiến số lượng khỉ nơi đây giảm mạnh...Doc dao khu rung nguyen sinh day khi giua pho thi VN-Hinh-9
Một số hình ảnh khác về đàn khỉ ở Tòa thánh Tây NinhDoc dao khu rung nguyen sinh day khi giua pho thi VN-Hinh-10
Doc dao khu rung nguyen sinh day khi giua pho thi VN-Hinh-11
Doc dao khu rung nguyen sinh day khi giua pho thi VN-Hinh-12
Doc dao khu rung nguyen sinh day khi giua pho thi VN-Hinh-13

Quốc Lê
LĐO MỸ LINH

Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh

Được khởi công xây dựng vào năm 1933 và chính thức khánh thành vào năm 1955, tòa thánh Cao Đài Tây Ninh là nơi thờ Thiên Nhãn - biểu tượng thiêng liêng của đạo Cao Ðài.
    Tọa lạc tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh khoảng 5km về hướng đông nam, cách TP Hồ Chí Minh khoảng 100km, tòa thánh Tây Ninh nổi bật trong khuôn viên với nét kiến trúc riêng, là một trong những điểm đến độc đáo nhất của Tây Ninh.
    Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh ảnh 1

    Toàn bộ tòa thánh bao gồm gần 100 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau, được xây bằng bê tông cốt tre. 12 cổng đều được chạm khắc hình Tứ linh (long, lân, quy, phụng) và hoa sen.
    Chánh môn là cửa lớn nhất với cách trang trí khác biệt mang hình lưỡng long tranh châu, hoa sen cùng 3 cổ pháp: Kinh Xuân Thu, bình Bát vu và Phất trần, thể hiện tinh thần tam giáo (Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo). Trên chánh môn có đắp nổi chữ "Đại đạo tam kỳ phổ độ" bằng chữ Quốc ngữ ở trên và chữ Hán ở dưới.
    Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh ảnh 2

    Ngôi tòa dài 140m, rộng 40m, có tam đài cao 36m, hai lầu chuông và trống cao 25m, cửu trùng đài và bát quý đài cao 30m. Mùng 9 tháng giêng và rằm tháng tám âm lịch hàng năm là hai lễ hội lớn nhất của tòa thánh.
    Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh ảnh 3

    Bên trong tòa thánh có hai hàng cột rồng, sơn xanh đỏ. Trên trần nhà là 9 khoảng bầu trời mây và sao. Khu chính điện thờ Thiên Nhãn nằm trên quả càn khôn có 3.027 ngôi sao (tượng trưng cho 3.072 quả địa cầu).
    Nền Tòa Thánh có 9 cấp gọi là “Cửu phẩm thần tiên”, mỗi cấp là một phẩm cấp. Phía trước gian chánh điện có 7 ghế chia làm tam cấp: Cao nhất là ghế của Giáo Tông, tiếp theo là 3 ghế của 3 vị Chưởng Pháp, cuối cùng là 3 ghế của 3 vị Đầu Sư. Chánh điện có 8 cột trụ rồng xếp thành vòng tròn.
    Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh ảnh 4

    Giờ lễ chính trong ngày tại tòa thánh được tổ chức vào 12h trưa. Du khách có thể thăm tòa thánh vào bất kì thời gian nào trong ngày, nhưng cần lưu ý một số quy tắc chung như: Khi vào không được mang giầy dép, giữ gìn vệ sinh chung; chỉ được vào ở cửa hai bên, nam giới đi cửa bên phải và nữ giới đi cửa bên trái.
    Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh ảnh 5

    Đạo Cao Đài Tây Ninh ra đời cuối năm 1926 tại Tây Ninh, biểu tượng là Thiên Nhãn. Ngoài việc thờ Thiên Nhãn, đạo còn thờ các vị như Phật Thích Ca, chúa Giê su, Khổng Tử, Lão tử, Phật Bà Quan Âm... Tòa thánh Tây Ninh là nơi thờ đạo chính của đạo này.
    Trong tòa thánh có nhiều biểu tượng ẩn chứa những ý nghĩa đặc biệt. Mỗi người, tùy theo dân tộc, trình độ văn hóa, trình độ tâm linh, khi quan sát tòa thánh sẽ tự mình khám phá ra những ý nghĩa này. Một số biểu tượng dễ nhìn thấy nhất và cũng dễ hiểu nhất như: Tượng ông Thiện và ông Ác, tượng Hộ pháp...


    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét