Nằm trên địa bàn phường 1, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, khu Di tích lăng một Tả Quân Lê Văn Duyệt tĩnh lặng, cổ kính.
Mỗi ai đã từng đến đây đều cảm thấy như đang lạc vào vào thế giới cổ xưa, bỏ lại sau lưng những ồn ào của phố thị để “hút” mình vào câu chuyện về “thảm kịch” của một dòng họ…
Vị tướng tài năng, đức độ
Theo sử sách, Lê Văn Duyệt sinh năm 1764 trong một gia đình nông dân tại làng Hòa Khánh, nay thuộc xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Thuở nhỏ đã sớm bộc lộ là cậu bé thông minh, lanh lẹ, sức khỏe phi thường và rất thích chọi gà.
Chưa đầy 20 tuổi Lê Văn Duyệt được Nguyễn Ánh tuyển làm Thái Giám Nội Đình. Ông trở thành vị tướng giỏi phò trợ chúa Nguyễn Ánh vạn dặm chiến chinh, dành nhiều thắng lợi, giúp Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu Gia Long.
Cũng nhờ tài giỏi ông được giữ chức Tổng trấn Gia Định hai lần, lần thứ nhất khoảng năm 1812 – 1815 dưới thời triều Gia Long, lần thứ hai dưới triều Minh Mạng từ năm 1820 đến khi qua đời (1832). Là một Tổng trấn tài năng luôn song hành với đức độ, ông được người dân Nam Bộ hết lòng tôn kính. Vừa chăm lo đời sống nhân dân, vừa trị an xứ sở. Vùng đất Gia Định trải dài từ Bình Thuận tới Cà Mau kinh tế phát triển, đời sống nhân dân yên ổn, no ấm, nhân dân một lòng biết ơn gọi ông là “ông Lớn Thượng”.
Nỗi oan san bằng mộ
Đêm 30 tháng 7 năm Nhâm Thìn (1832) Tả Quân Lê Văn Duyệt qua đời sau cơn bạo bệnh. Ông được an táng tại làng Bình Hòa, thuộc quận Bình Thạnh ngày nay. Nhưng chỉ mấy năm sau khi ông mất bi kịch khủng khiếp đã xảy ra với gia tộc, dòng họ của ông. Do bức xúc với nhà vua trước những bất công đối với tôi tớ của Tả Quân mà người con nuôi Lê Văn Khôi khởi binh chống lại triều đình.
Tháng 5 năm 1833, Lê Văn Khôi cùng 27 người trong đạo lính Hồi lương cầm đầu quân sĩ nổi lên chiếm thành Phiên An. Vốn đã nhiều lần “khó ưa” với Tả Quân Lê Văn Duyệt nhưng không thể làm gì vì công lao của ông quá lớn, nay sẵn có cơ hội, dù người đã thác, vua Minh Mạng sai người dẹp biến. Cuộc nổi dậy nhanh kết thúc trong cảnh đẫm máu.
Hàng ngàn người theo Lê Văn Khôi bị lôi ra xử chém và chôn chung một hầm tạo nên ngôi “mả Ngụy” trên đất thành. Lấy cớ Lê Văn Duyệt đã dung dưỡng Lê Văn Khôi cùng lính Hồi lương dẫn đến Phiên An binh biến, tội của Lê Văn Duyệt “nhổ từng cái tóc cũng không kể hết”, vua Minh Mạng ra chỉ dụ cho Tổng đốc Gia Định đến chỗ của Lê Văn Duyệt san bằng mồ mả, xiềng xích khóa lại, dựng bia đá sỉ nhục với tám chữ “Quyền yểm Lê Văn Duyệt phục pháp xử” (nơi hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội). Ông chết vẫn bị kết án bảy tội xử trảm (chém), hai tội xử giảo (thắt cổ), một tội phát quân. Tại Huế, con cháu ông từ 15 tuổi trở lên bị xử trảm hàng loạt. Thân sinh bị tước phẩm hàm, bia mộ bị đục xóa, ruộng điền bị tịch thu, nhà thờ họ tộc ở Quảng Ngãi bị đưa voi về tàn phá.
Sự bất công trên khiến nhân dân Gia Định vô cùng đau xót. Giai đoạn thanh tịnh dưới thời Tả Quân cũng không còn, người dân mất niềm tin vào nhà Nguyễn. Tương truyền rằng sau khi bị san bằng mộ, vào những lúc trời âm u hay đêm yên tĩnh người dân thường nghe thấy tiếng ma hờn quỷ khóc, tiếng người ngựa xôn xao, người dân ở đó không ai dám lại gần. Cho rằng đó là những oan hồn chưa siêu thoát, vương vấn sớm hôm nên cần phải rửa oan, tẩy hận.
Năm 1841, vua Thiệu Trị lên ngôi ban lệnh tha tội cho các thân thuộc của Lê Văn Duyệt và Lê Chất. Đến năm Tự Đức 2 (1849) nghĩ đến công lao của Tả Quân nên vua đã cho nhổ cây bia có khắc 8 chữ, đồng ý cho thân nhân sửa sang xây đắp mộ phần. Sau khi sửa sang những tiếng rên rỉ đêm khuya mới chấm dứt. Đến năm Tự Đức 21 (1868) vua mới phục nguyên hàm cho Tả Quân Lê Văn Duyệt. Sau này khi phu nhân của ông là bà Đỗ Thị Phẩn qua đời cũng được chôn cất bên cạnh phần mộ của Tả Quân. Khu mộ nhiều lần được tu bổ, cải tạo ngày càng kiên cố hơn.
Qua bao nhiêu thăng trầm cùng thời gian, Khu lăng mộ Tả Quân Lê Văn Duyệt trở thành địa điểm văn hóa, tâm linh với công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét truyền thống của vùng đất Nam bộ. Khu lăng mộ Tả Quân Lê Văn Duyệt đã được công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia năm 1988.
Vị tướng tài năng, đức độ
Theo sử sách, Lê Văn Duyệt sinh năm 1764 trong một gia đình nông dân tại làng Hòa Khánh, nay thuộc xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Thuở nhỏ đã sớm bộc lộ là cậu bé thông minh, lanh lẹ, sức khỏe phi thường và rất thích chọi gà.
Chưa đầy 20 tuổi Lê Văn Duyệt được Nguyễn Ánh tuyển làm Thái Giám Nội Đình. Ông trở thành vị tướng giỏi phò trợ chúa Nguyễn Ánh vạn dặm chiến chinh, dành nhiều thắng lợi, giúp Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu Gia Long.
Cũng nhờ tài giỏi ông được giữ chức Tổng trấn Gia Định hai lần, lần thứ nhất khoảng năm 1812 – 1815 dưới thời triều Gia Long, lần thứ hai dưới triều Minh Mạng từ năm 1820 đến khi qua đời (1832). Là một Tổng trấn tài năng luôn song hành với đức độ, ông được người dân Nam Bộ hết lòng tôn kính. Vừa chăm lo đời sống nhân dân, vừa trị an xứ sở. Vùng đất Gia Định trải dài từ Bình Thuận tới Cà Mau kinh tế phát triển, đời sống nhân dân yên ổn, no ấm, nhân dân một lòng biết ơn gọi ông là “ông Lớn Thượng”.
Nỗi oan san bằng mộ
Đêm 30 tháng 7 năm Nhâm Thìn (1832) Tả Quân Lê Văn Duyệt qua đời sau cơn bạo bệnh. Ông được an táng tại làng Bình Hòa, thuộc quận Bình Thạnh ngày nay. Nhưng chỉ mấy năm sau khi ông mất bi kịch khủng khiếp đã xảy ra với gia tộc, dòng họ của ông. Do bức xúc với nhà vua trước những bất công đối với tôi tớ của Tả Quân mà người con nuôi Lê Văn Khôi khởi binh chống lại triều đình.
Tháng 5 năm 1833, Lê Văn Khôi cùng 27 người trong đạo lính Hồi lương cầm đầu quân sĩ nổi lên chiếm thành Phiên An. Vốn đã nhiều lần “khó ưa” với Tả Quân Lê Văn Duyệt nhưng không thể làm gì vì công lao của ông quá lớn, nay sẵn có cơ hội, dù người đã thác, vua Minh Mạng sai người dẹp biến. Cuộc nổi dậy nhanh kết thúc trong cảnh đẫm máu.
Hàng ngàn người theo Lê Văn Khôi bị lôi ra xử chém và chôn chung một hầm tạo nên ngôi “mả Ngụy” trên đất thành. Lấy cớ Lê Văn Duyệt đã dung dưỡng Lê Văn Khôi cùng lính Hồi lương dẫn đến Phiên An binh biến, tội của Lê Văn Duyệt “nhổ từng cái tóc cũng không kể hết”, vua Minh Mạng ra chỉ dụ cho Tổng đốc Gia Định đến chỗ của Lê Văn Duyệt san bằng mồ mả, xiềng xích khóa lại, dựng bia đá sỉ nhục với tám chữ “Quyền yểm Lê Văn Duyệt phục pháp xử” (nơi hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội). Ông chết vẫn bị kết án bảy tội xử trảm (chém), hai tội xử giảo (thắt cổ), một tội phát quân. Tại Huế, con cháu ông từ 15 tuổi trở lên bị xử trảm hàng loạt. Thân sinh bị tước phẩm hàm, bia mộ bị đục xóa, ruộng điền bị tịch thu, nhà thờ họ tộc ở Quảng Ngãi bị đưa voi về tàn phá.
Sự bất công trên khiến nhân dân Gia Định vô cùng đau xót. Giai đoạn thanh tịnh dưới thời Tả Quân cũng không còn, người dân mất niềm tin vào nhà Nguyễn. Tương truyền rằng sau khi bị san bằng mộ, vào những lúc trời âm u hay đêm yên tĩnh người dân thường nghe thấy tiếng ma hờn quỷ khóc, tiếng người ngựa xôn xao, người dân ở đó không ai dám lại gần. Cho rằng đó là những oan hồn chưa siêu thoát, vương vấn sớm hôm nên cần phải rửa oan, tẩy hận.
Năm 1841, vua Thiệu Trị lên ngôi ban lệnh tha tội cho các thân thuộc của Lê Văn Duyệt và Lê Chất. Đến năm Tự Đức 2 (1849) nghĩ đến công lao của Tả Quân nên vua đã cho nhổ cây bia có khắc 8 chữ, đồng ý cho thân nhân sửa sang xây đắp mộ phần. Sau khi sửa sang những tiếng rên rỉ đêm khuya mới chấm dứt. Đến năm Tự Đức 21 (1868) vua mới phục nguyên hàm cho Tả Quân Lê Văn Duyệt. Sau này khi phu nhân của ông là bà Đỗ Thị Phẩn qua đời cũng được chôn cất bên cạnh phần mộ của Tả Quân. Khu mộ nhiều lần được tu bổ, cải tạo ngày càng kiên cố hơn.
Qua bao nhiêu thăng trầm cùng thời gian, Khu lăng mộ Tả Quân Lê Văn Duyệt trở thành địa điểm văn hóa, tâm linh với công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét truyền thống của vùng đất Nam bộ. Khu lăng mộ Tả Quân Lê Văn Duyệt đã được công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia năm 1988.
Vì sao ngôi mộ thái giám bị vua Minh Mạng san bằng?
Lập nhiều chiến công, tài trí hơn người, Lê Văn Duyệt trở thành vị khai quốc công thần danh vọng bậc nhất triều vua Gia Long. Tuy nhiên, xung quanh nhân vật này còn nhiều góc khuất ít người tỏ tường.
Thân khuyết tật vẫn mang chí lớn
Lê Văn Duyệt sinh ra ở tỉnh Định Tường nhưng tổ tiên vốn là người Quảng Ngãi. Là con cả trong một gia đình có 4 anh em nhưng Duyệt lại không được lành lặn. Sách "Kể chuyện các quan thái giám trong lịch sử Việt Nam" cho biết: “Khi mới sinh ra Duyệt, người cha ngắm nhìn con và cảm thấy có phần không vui. Duyệt trông khác hẳn những đứa trẻ khác, hình thể nhỏ nhắn và không có ngọc hành. Tuy nhiên Duyệt vẫn là một đứa trẻ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn”.
Tượng đồng Lê Văn Duyệt. |
Tuổi thơ, Lê Văn Duyệt ít chịu học hành mà chỉ thích bắt chim, chọi gà và tụ tập trẻ con trong xóm chơi trò đánh trận giả. Về phần ông Lê Toại (cha Duyệt), dù thấy con lớn lên bình thường song ông vẫn khổ tâm về sự không lành lặn của Duyệt.
Bấy giờ ở Định Tường có một thầy Táu nổi tiếng xem tướng giỏi. Ông Toại liền đưa Duyệt đến ra mắt thầy. Sau một hồi ngắm nhìn Duyệt, thầy cười khà khà rồi bảo: “Ông chẳng phải lo làm gì, cơ thể nó tuy bất bình thường nhưng nó vẫn có đủ vợ lẽ nàng hầu. Sau này nó sẽ vinh hiển, ông sẽ được nhờ vào nó”.
Quả nhiên, sau này Lê Văn Duyệt đi theo vua Gia Long, lập nhiều chiến công nên vua đã ban cho một cung nữ làm nàng hầu rồi lại cho lấy con người em trai làm con nối dõi cho Duyệt.
Nghe thầy tướng nói, ông Toại yên tâm hơn và cho Duyệt học hành đầy đủ sách vở sách vở đạo Nho, lại cho đọc cả các sách binh thư theo sở thích của Duyệt.
Dù mang khuyết tật bẩm sinh, song Duyệt không lấy đó làm tự ti mà trái lại còn mang hoài bão rất lớn. Bộ sử Đại Nam liệt truyện khi chép chuyện về Lê Văn Duyệt có viết rằng khi còn trẻ, Duyệt thường nói “Làm trai sinh ở thời loạn, nếu không trở thành đại tướng cầm quân, công danh được ghi vào sử sách thì sao xứng là kẻ trượng phu”.
Rồng gặp mây
Sự kiện quan trọng nhất trong đời Lê Văn Duyệt là cuộc gặp gỡ vua Gia Long (lúc này mới là chúa Nguyễn). Đại Nam liệt truyện chép: “Năm Canh Tý (1780) Thế Tổ lên ngôi chúa ở Gia Định, Duyệt năm ấy 17 tuổi, tuyển dụng làm thái giám, việc nội đình làm rất giỏi, được đổi bổ làm Thuộc nội cai đội, quản 2 đội thuộc nội”.
Sách "Kể chuyện các quan thái giám trong lịch sử Việt Nam" thì phân tích suy nghĩ của Duyệt: “Duyệt suy nghĩ mãi và quyết định dự tuyển. Sung vào thái giám thì sẽ được hầu cận bên cạnh chúa. Rồi có ngày chúa sẽ nhận ra tài năng của Duyệt, sẽ cất nhắc Duyệt thành đại tướng cầm quân. Sinh ra ở thời loạn, lo gì không được thi thố tài năng?”.
Hữu xạ tự nhiên hương, ở bên Nguyễn Ánh trong những ngày bôn ba tìm cách phục quốc, chúa Nguyễn sớm nhận ra Lê Văn Duyệt không chỉ là một thái giám tầm thường mà còn có hiểu biết về việc binh. Bởi vậy, con mắt của chúa Nguyễn đối với Lê Văn Duyệt đã thay đổi, những khi có việc quân cơ thường cho Duyệt cùng bàn luận.
Năm 1793, khi theo chúa đi đánh quân Tây Sơn ở Quy Nhơn, Duyệt lập được công lớn nên được phong Thuộc nội vệ úy thuộc quân Thần Sách.
Tài làm tướng của Duyệt được khẳng định rõ ràng lần đầu tiên là trận đánh đồn Trung Hội năm 1795. Trong trận này quân Nguyễn đi cứu thành Diên Khánh bị quân Tây Sơn vây. Tướng Tây Sơn là Lê Phong giữ đồn Trung Hội chặt, quân Nguyễn không vượt được. Duyệt liền bàn với tướng Nguyễn Đức Xuyên rằng: "chia quân 2 đạo, tôi đánh thẳng sau đồn, cho giặc chống giữ, ông dẫn quân đến trước đồn đào nát cái lũy, lũy sụt, quân ta đánh trông hò reo mà vào, đồn thế nào cũng bị phá thôi".
Đức Xuyên còn e ngại vì chưa có lệnh. Thấy vậy Duyệt nói cứng rằng "đã có lệnh rồi, tội vạ đâu tôi xin chịu cả". Đức Xuyên mới nghe theo lệnh. Quả nhiên quân Tây Sơn bị thua. Tin thắng trận báo về, Nguyễn Ánh đến nơi coi. Duyệt xin nhận tội giả làm lệnh vua nhưng Nguyễn Ánh nói: "Lâm trận chế thắng công ấy được ghi để thưởng, có tội gì".
Năm 1801 nổ ra trận quyết chiến giữa Tây Sơn và quân Nguyễn ở Thị Nại, Duyệt lại lập công đầu đánh tan được quân Tây Sơn. Đại Nam liệt truyện chép: “Quân giặc giữ đồn núi chống đánh. Súng đạn như mưa, Di Nguy bị súng giặc bắn ngã xuống nước chết. Duyệt đánh càng khỏe. Vua thấy tướng sĩ nhiều người chết, và bị thương, cho tiểu sai dụ tướng sĩ hãy tạm lui để tránh mũi nhọn của giặc. Duyệt xin liều chết đánh, đối với tiểu sai nói rằng chỉ có tiến không lui, cứ vào không ra, vây quân kíp tiến bèn vào được cửa biển, thuận gió phóng hỏa, đốt hết chiến thuyền của giặc. Giặc cả vỡ, chết rất nhiều, trận này là ngày 16 tháng giêng”.
Sau trận này quân Tây Sơn thế yếu đi rõ rệt và nhanh chóng bị quân Nguyễn đánh bại. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy niên hiệu Gia Long, định đô ở Phú Xuân – Huế. Lê Văn Duyệt lại vâng lệnh ra Bắc đánh dẹp tàn quân Tây Sơn. Trong suốt triều vua Gia Long, Lê Văn Duyệt là vị tướng sáng giá nhất, nhiều lần nhận lệnh vua đi đánh dẹp các cuộc nổi loạn.
Không chỉ tài năng trong quân sự, khi làm Tổng trấn Gia Định, Duyệt cũng tỏ ra là một nhà chính trị sắc sảo. Trấn Gia Định dưới quyền cai quản của ông an ninh đảm bảo. Ông lại khuyến khích mua bán, trao đổi hàng hóa trong vùng và giao thương với người ngoại quốc. Năm 1823, ông cho đào kênh Vĩnh Tế để làm biên giới với Cam-pu-chia tỏ ra có tầm nhìn xa trông rộng về an ninh quốc phòng.
Nỗi oan Lê Văn Duyệt
Tuy công danh bậc nhất một thời song Lê Văn Duyệt lại một thời gian chịu mang tiếng oan. Năm 1832, ông mất ở Gia Định. Một năm sau con nuôi ông là Lê Văn Khôi nổi dậy khởi nghĩa ở thành Phiên An (Gia Định). Đến năm 1835, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. Giận cá chém thớt, vua Minh Mạng đã sai đình thần nghị bàn cả tội của Lê Văn Duyệt.
Các quan lại nghị án đã nêu rất nhiều tội trạng của Lê Văn Duyệt theo kiểu bới bèo ra bọ. Những viên quan có thù ghét ông cũng nhân cơ hội tố cáo. Sau cùng vua Minh Mạng ra lệnh san bằng mộ Lê Văn Duyệt rồi dựng lên một cái bia ghi đại ý: “Đây là nơi Lê Văn Duyệt phụng pháp”.
Lăng mộ Lê Văn Duyệt. |
Sử gia đời sau cho rằng, sở dĩ vua Minh Mạng không buông tha Lê Văn Duyệt ngay cả khi đã chết là vì nhà vua còn căm tức do trước đây Duyệt không ủng hộ mình lên ngôi mà ủng hộ con của hoàng tử Cảnh. Án oan này phải tới năm 1868, vua Tự Đức mới ban lệnh truy phục chức hàm cho Lê Văn Duyệt và cho thờ trong miếu trung thần ở Huế.
Cuộc đời và sự nghiệp của Lê Văn Duyệt đã chứng minh rõ ràng câu thành ngữ “có chí thì nên”. Với dị tật của bản thân, nếu Lê Văn Duyệt không có chí hướng làm tướng lập công danh từ nhỏ thì chắc hẳn cuộc đời ông rồi hoặc làm một kẻ ái nam ái nữ bị cộng đồng xa lánh hoặc cũng bị cô độc chốn thâm cung trong kiếp thái giám chứ sao có thể lưu danh sử sách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét