Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Lên rừng Nam Cát Tiên trốn nóng Sài Gòn

(iHay) Nếu muốn trốn cái oi nồng và gắt gỏng của những tia nắng đầu mùa phượng vỹ ở Sài Gòn, tôi khuyên bạn nên vác ngay lều và phóng xe lên rừng Nam Cát Tiên!

>> Về An Giang thăm rừng tràm Trà Sư 

Nam Cát Tiên - Bản giao hưởng mùa hè 1Con đường vào rừng rợp mát bóng cây như một đường hầm xanh bất tận
Đến với rừng, bạn sẽ cảm nhận được hơi thở khoan thai của gió luồn qua tóc mát rượi, ngước mắt lên và đón những tia nắng lấp lánh xuyên thủng qua tầng tầng lớp lớp tán cây, đi dạo giữa một đường hầm xanh du dương bản giao hưởng rộn ràng của chim trời và cây lá.

Rừng Nam Cát Tiên – hiện nay là vườn quốc gia Cát Tiên, chỉ cách TP.HCM khoảng 4 tiếng đi xe máy, không quá khó cho một chuyến du ngoạn cuối tuần, nhất là khi trời dần chuyển hạ.
Nam Cát Tiên - Bản giao hưởng mùa hè 2
Không chọn dịch vụ xe đưa đón tại các vị trí tham quan trong rừng, tôi thuê một chiếc xe đạp, quyết định thử sức mình với quãng đường rừng 35 cây số. Mang theo đôi giày chống vắt, một bình nước suối khá lớn, tôi bon bon đạp xe xuyên qua những cánh rừng già nua, tán cây cong cong chạm đầu vào nhau, đại thụ uy nghi sừng sững, dây leo dây gai uốn lượn quyện vào nhau muôn hình vạn trạng, gió thổi mát rượi mang theo bản hòa ca của muôn thú, đẹp như truyện cổ tích.
Nam Cát Tiên - Bản giao hưởng mùa hè 3Lang thang trong rừng bằng xe đạp
Kilomet đầu tiên là đường xi măng, và 15 km kế tiếp để đến được cây sỉ trăm thân, cũng là điểm tham quan gần như xa nhất toàn là đường mòn đất đá lồi lõm. Và đây là quyết định sáng suốt nhất, trong rừng có rất nhiều bướm, hàng ngàn con bướm dọc đường đi, đạp xe đến đâu, chúng bay theo cả đàn đến đó, tôi có thể chạm vào chúng và đùa giỡn, mặc cho chiếc xe chở khách đi tour lướt ngang qua đầy nuối tiếc.
Nam Cát Tiên - Bản giao hưởng mùa hè 8Hàng trăm con bướm đủ màu sắc trên đường vào rừng
Nam Cát Tiên - Bản giao hưởng mùa hè 4
Nam Cát Tiên - Bản giao hưởng mùa hè 5
Nam Cát Tiên - Bản giao hưởng mùa hè 6Cây si trăm thân kì bí
Nam Cát Tiên - Bản giao hưởng mùa hè 7Cây gõ bác Đồng – báu vậy 700 năm tuổi giữa đại ngàn
Nam Cát Tiên - Bản giao hưởng mùa hè 9
Nam Cát Tiên - Bản giao hưởng mùa hè 10
Nam Cát Tiên - Bản giao hưởng mùa hè 11Cây Tung với bộ rễ to 20 người ôm không xuể
Phượt ký của SARU

Ngủ giữa rừng mưa Cát Tiên

Trong cái tĩnh lặng của núi rừng, nằm yên nghe, tôi cảm nhận được mọi vật vẫn đang hoạt động về đêm, cảm thấy mùi ngai ngái của côn trùng, cỏ cây bốc lên sống mũi.

Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trên địa bàn ba tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước và Đồng Nai, cách TP HCM khoảng 150 km về hướng đông bắc. Nơi đây, luôn là điểm đến yêu thích của nhiều du khách để trải nghiệm khám phá thiên nhiên và tận hưởng sự trong trẻo, ngắm cảnh và đôi lúc thử cảm giác ngủ một đêm ngoài rừng ở mảnh đất còn nhiều bí ẩn này.
Trong suốt hành trình xuất phát, nhóm chúng tôi luôn gặp nhiều trắc trở về phương tiện và bị mắc mưa giữa đường khi đi qua quốc lộ 20 tỉnh Đồng Nai. Do đó, chúng tôi đến Cát Tiên mãi cho đến 16h chiều. Sau quá trình làm thủ tục thuê phòng, lều trại và một số đồ dùng cần thiết cho đêm cắm trại, chúng tôi chỉ dành một giờ đồng hồ đi bộ đến tận 5 km đường mòn để ngắm thác Bến Cự đang tung bọt trắng xóa, từng dòng thác đổ ầm ầm qua từng ghềnh thác và chảy về nơi thượng nguồn sông Đồng Nai ở phía dưới.
rung2-4529-1433818781.jpg
Khung trung tâm vườn có một khu đất trống để dành cho du khách cắm trại ngủ qua đêm. Ảnh: Xuân Lộc.
Một khoảng thời gian ngắn ở thác Bến Cự, vậy mà ai cũng tỏ ra lo sợ tối nay ngủ ngoài lều trại không biết có vắt đeo bám hút máu như lúc ở ngoài bờ thác không. Riêng tôi, nhiều cảm xúc vui buồn đan xen lẫn lộn, đôi lúc hướng đôi mắt xa xăm về phía những cánh rừng xanh um tùm, hoang vắng kia và bất chợt cảm giác hơi lo lắng.
Vào lúc mờ mờ tối, khi ánh hoàng hôn dần khuất sau những rặng núi, khu rừng già đầy bí hiểm, cũng là lúc những chiếc lều trại được dựng lên và những đốm lửa bập bùng cháy đỏ sáng rực cả một vùng đen tối.
Bữa tối, món thịt gà nướng thơm lừng, lan tỏa qua từng người, đánh thức khứu giác của ai đó và lòng bất đầu nôn nao, như muốn lao tới để thưởng thức cái đùi gà đang “rịn” những giọt mỡ vàng lên đống than hồng. Chúng tôi san sẻ nhau từng miếng thị, miếng lương khô, ly nước suối, cái bánh ngọt… cho bữa tối, để mọi người lấy lại sức sau một ngày dài đầy mệt nhọc.
Không gian về đêm ở đây yên ắng và tĩnh mịch đến đáng sợ, chỉ cần một tiếng hét nhỏ cũng đủ làm vang vọng khắp khu rừng và lay động những con chim rừng, thú ăn đêm hốt hoảng. Cả nhóm quây quần bên nhau bên đống lửa riu riu cháy, người khẩy đàn, người cầm ca để rồi khu rừng giờ đây phút chốc đã tan biến đi sự tĩnh lặng và thay vào đó là những khoảnh khắc vui tươi tiếp nối.
Đêm cũng dần khuya, những cơn mưa ở Cát Tiên vẫn chưa chịu thôi, cứ rả rích theo từng hồi cùng đó là những cơn gió thoảng qua khiến cho chúng tôi đều rung mình và nổi da gà vì cảm giác lạnh. Thời điểm này luôn cuốn hút những cô cậu “khoái” kể những câu chuyện “kinh dị” nhất, mặc dù trong lòng vẫn cảm thấy sợ sệt.
Trong lúc những mảnh chuyện về “ma quỷ”, “kinh dị” luân phiên được truyền tai nhau từ người này sang người khác, bỗng một tiếng “hú” lên của thú rừng trong đêm vắng khiến cả nhóm la hét và nhảy dựng lên trong hốt hoảng vì sợ. Cũng vì lẽ đó, mà không thấy ai mặn mà nghe và kể chuyện nữa. Mọi người đều tỏ ra thấm mệt và “ngáp” những tràn dài như muốn chìm ngay vào giấc ngủ say nồng.
rung1-3967-1433818781.jpg
Thác Bến Cự, nơi bạn có thể lắng nghe những điệu nhạc du dương được cất lên giữa đêm khuya. Ảnh:Xuân Lộc
Chúng tôi bắt đầu dập tắt những đống lửa để chuẩn bị đi ngủ, không gian giờ đây đen mịch, vắng vẻ. Nằm trong túp lều nhỏ đủ cho hai người nằm mà không thể trở mình được, tôi chợt nghĩ về giây phút ban chiều khi bị con vắt hút máu và lo lắng liệu dưới khu đất mình nằm có vắt không? Suy nghĩ vu vơ bỗng chốc tan biếng khi bên tai văng vẳng những tiếng “ộp ộp” của ếch, nhái, ễnh ương; lâu lâu giật mình vì con thú rừng đáng ghét “hú” “gầm” đáng sợ.
Trong cái tĩnh lặng của núi rừng, nằm yên lắng tai nghe, đôi mắt lim dim trong giây lát, tôi vẫn cảm nhận được mọi vật đang hoạt động về đêm, cảm thấy mùi ngai ngái của côn trùng, cỏ cây bốc lên sống mũi, tiếng chim rừng hót cũng dần thưa, giờ chỉ còn những giai điệu được cất lên từ những dòng suối nơi xa ở thác Bến Cự, thế rồi ai nấy chìm vào giấc ngủ say để lại không gian khu rừng như thuở ban đầu của nó.
Xuân Lộc

Lên Nam Cát Tiên ngắm thác và nghe kể truyền thuyết

Ngắm dòng thác tung bọt trắng xóa, đổ ầm ầm về phía hạ nguồn cùng với đó là những câu chuyện truyền thuyết về tiên giáng trần đã tạo cho du khách những lôi cuốn và cảm nhận thú vị.
Cách TP HCM chừng 150 km về hướng đông bắc, VQG Nam Cát Tiên là khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn các huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước). Nơi đây nằm tách biệt với dân cư và ngăn cách bởi con sông Đồng Nai.
Nam Cát Tiên không chỉ là nơi dành cho các tín đồ yêu thiên nhiên, thích khám phá mà còn là địa chỉ vàng cho các bạn trẻ, gia đình tổ chức các buổi cắm trại, picnic. Đặc biệt, hãy đến các khu vực thác để chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của nó và lắng nghe những giai thoại truyền thuyết về vùng đất “tiên” này.
Khung cảnh thơ mộng giữa chốn rừng sâu Nam Cát Tiên.
Khung cảnh thơ mộng giữa chốn rừng sâu Nam Cát Tiên.
Ngắm thác trong rừng
Thác ở Nam Cát Tiên không cao và trong vắt như ở Tây Nguyên, tuy nhiên lại có nhiều ghềnh thác. Không gian xung quanh rừng cây um tùm và có mây mù bồng bềnh bao phủ khắp khu vực thác đổ, tạo nên khung cảnh huyền bí và âm u.
Nếu du khách đến vào mùa khô, thác trông như những ngọn suối nhỏ, để lộ ra những bãi đá lổm chổm khắp một vùng rộng lớn. Mùa mưa, những dòng suối ấy phút chốc trở nên hùng mạnh, tạo nên những dòng thác dữ, tung bọt trắng xóa chảy ầm ầm qua các phiến đá. Một số đoạn quanh co tạo nên những bãi cát vàng tự nhiên, thích hợp để tắm tiên.
Mùa mưa, những dòng thác dữ, tung bọt trắng xóa chảy ầm ầm qua các phiến đá.
Mùa mưa, những dòng thác dữ, tung bọt trắng xóa chảy ầm ầm qua các phiến đá.
Thác Mỏ Vẹt, thác Trời và thác Dựng là ba địa chỉ gợi ý cho du khách để chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của những dòng thác ẩn mình chốn rừng sâu nước hiểm: ngồi trên tảng đá, lắng nghe tiếng thác chảy, những dòng suối róc rách qua từng phiến đá, ngắm nhìn những đám mây lượn lờ trôi gần mặt đất và dõi theo cánh chim trời tung bay.
Trong giây phút thẫn thờ người hòa theo cảnh vật, một cơn nước dữ đập vào thành đá văng tung tóe cả nước vào mặt, khiến ai nấy đều hoảng hồn và tỉnh giấc.
Truyền thuyết về tên gọi “Cát Tiên”
Truyền thuyết về danh thắng “Cát Tiên” vẫn được người Mạ lưu truyền cho đến ngày nay. Tương truyền, ngày xưa tại vùng đất phía tây nam tỉnh Lâm Đồng, trong lúc đi săn bắn, chàng thợ săn người Châu Mạ tìm thấy một khối trụ đầy màu sắc, trông rất đẹp.
Với tính tình hiếu kỳ và tò mò, chàng liền vung tên bắn vào khối trụ này, bỗng dưng một dòng nước tuôn trào dữ dội như thác và nhanh chóng đuổi theo chàng. Chàng hoảng sợ chạy vun vút như bay, dòng nước dữ kia như cơn thịnh nộ đang cuồn cuộn đuổi rượt chàng thợ săn.
Chàng chạy càng nhanh, dòng nước cũng chạy nhanh theo, để lại phía sau những vùng nước, ghềnh thác ở nhiều nơi. Khi chạy chậm, dòng nước đọng lại thành những bầu nước sâu còn khi dừng lại, dòng nước tạo nên những hồ nước lớn.
Trong lúc màn rượt đuổi gây cấn, chàng thợ săn Châu Mạ bỗng dừng lại, dòng nước cũng ngừng hẳn. Chàng nhìn thấy nhiều tiên nữ đang vui đùa trên bãi cát rộng mịn màng bên dòng suối, cùng với những đàn hươu, nai nhởn nhơ gặm cỏ, xa xa là những đàn công đang xòe đuôi khoe sắc, những đàn chim, bướm đang nhảy múa,… như những ngày hội, tạo nên khung cảnh thật đẹp và thơ mộng, tựa như cảnh tiên giới dưới trần gian. Từ đó địa danh “Cát Tiên” được hình thành.
Thác Bến Cự, nơi gắn liền với câu chuyện tình ly kỳ
Thác Bến Cự nằm cách trung tâm vườn khoảng 5 km và mất khoảng 60 phút để đi tản bộ đến đây. Trên đường đi, bạn có thể ngắm đàn bướm ngũ sắc đang chao lượn ở các nẻo đường mòn, có nơi chúng đậu lại thành từng cụm, có xe hoặc người chạy qua, đàn bướm bay vụt lên không phương hướng, khiến cho khung cảnh hoang vắng phút chốc trở nên khác lạ và thú vị.
Những dòng thác dữ chảy xiết qua từng ghềnh đá, hòa trong sương bù bảng lảng nơi dòng nước, ven cánh rừng già, ánh hoàng hôn dần khuất sau những rặng núi, khiến khung cảnh vừa thơ mộng lại pha chút huyền bí.
Khung cảnh huyền bí ở thác Bến Cự.
Khung cảnh huyền bí ở thác Bến Cự.
Bên cạnh vẻ đẹp quyến rũ của thác, Bến Cự còn lưu giữ câu chuyện tình hết sức cảm động và lãng mạn, giữa một bên là người trần gian chàng K’Du và thế giới thần tiên nàng Ka Mài.
Tiên nữ Ka Mài thầm yêu chàng K’Du, người dân làng Mạ và mồ côi cha mẹ, trốn thượng giới xuống trần gian để kết duyên vợ chồng. Họ đã sinh sống hạnh phúc một thời gian nhưng vì phạm vào luật trời, tiên nữ Ka Mài bị bắt về trời. Chàng K’Du vì nhớ nhung vợ đến chết, còn ở nơi thượng giới tiên nữ xin nguyện chết để hóa kiếp loài hoa để vợ chồng được bên nhau.
Qua biết bao thử thách, khó khăn và sự hy sinh cho nhau, tình yêu của họ cuối cùng đã được đền đáp, dù không còn trong dáng dấp của con người. Chàng K’Du hóa thân gốc cây rừng, còn nàng tiên nữ Ka Mai biến thành bụi lan, cả hai gắn kết và sống hạnh phúc bên nhau.
Khám phá cây Tung cổ thụ gần thác Bến Cự được xem là một trải nghiệm đáng nhớ.
Khám phá cây Tung cổ thụ gần thác Bến Cự được xem là một trải nghiệm đáng nhớ.
Ngoài ra, người dân làng Mạ tin rằng, thác Bến Cự là nơi che chở bảo vệ dân làng khỏi chiến tranh và giết chết giặc thù.
Bên cạnh đó, đi xe jeep xem thú hoạt động vào ban đêm trong rừng và ngắm sắc bướm chao lượn trên các nẻo đường mòn cũng thu hút sự quan tâm của nhiều du khách không kém.


Theo Bảo Ninh - Xuân Lộc / Báo Lao Động

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét