Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Du ngoạn quần đảo Hải Tặc với khoảng 1 triệu đồng




Vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc khiến Hải Tặc (Kiên Giang) trở thành điểm đến lý tưởng của những người ham khám phá, mạo hiểm.
Du ngoạn quần đảo Hải Tặc với khoảng 1 triệu đồng
1. Di chuyển
TP HCM đến Hà Tiên: Hà Tiên cách Sài Gòn khoảng 350 km, đi xe khoảng 7-8 giờ. Bạn có thể đi bằng xe khách, ô tô hay xe máy. Xe khách: mua vé xe các hãng như Kumho, Phương Trang... Giá vé 170.000-200.000 đồng một người.
Du ngoạn quần đảo Hải Tặc với khoảng 1 triệu đồng
Nếu di chuyển bằng ô tô riêng hay xe máy, bạn có thể đi theo hai cung đường sau:
Cung 1: Từ TP HCM chạy quốc lộ 1 về miền Tây. Qua cầu Mỹ Thuận rẽ phải theo quốc lộ 80 hướng đi Sa Đéc. Tiếp đó qua phà Vàm Cống sang Long Xuyên, An Giang, rồi chạy xe theo quốc lộ 91 để về Châu Đốc. Từ đây đi dọc theo kênh Vĩnh Tế để về Hà Tiên.
Cung 2: Từ TP HCM đi theo quốc lộ 1, đến địa phận Long An rẽ phải theo quốc lộ 62 (hướng đi cửa khẩu Bình Hiệp, Mộc Hóa). Sau đó, chạy dọc đường sát biên giới Việt Nam - Campuchia để đi Hồng Ngự, Tân Châu, Châu Đốc, Hà Tiên.
Du ngoạn quần đảo Hải Tặc với khoảng 1 triệu đồng
Di chuyển từ Hà Tiên ra đảo: Mua vé tàu lại bến Hà Tiên để đi đảo Hải Tặc. Mỗi ngày có 2 chuyến khởi hành lúc 9h, 14h và 2 chuyến ngược lại về lúc 9h, 15h. Giá vé từ 40.000-50.000 đồng một người. Nếu mang thêm xe máy, bạn sẽ trả thêm 30.000 đồng một chiếc. Thời gian di chuyển trên tàu khoảng 1,5 giờ, cập bến Bãi Nam, đảo Hải Tặc.
Du ngoạn quần đảo Hải Tặc với khoảng 1 triệu đồng
Di chuyển trên đảo: Bạn có thể mang xe máy lên đảo để tự do đi lại khám phá. Nếu không, bạn có thể thuê xe ôm đi dạo một vòng quanh đảo hay thuê xe máy theo buổi hay ngày.
Đừng quên kết hợp với nhiều du khách khác để thuê thuyền nhỏ đi một vòng các đảo. Giá cho chuyến đi khoảng 300.000-400.000 đồng. Một thuyền chở khoảng 8-10 người.
Du ngoạn quần đảo Hải Tặc với khoảng 1 triệu đồng
2. Lưu trú: Hiện nay đảo chưa có nhà nghỉ, khách sạn. Bạn có thể xin ngủ nhờ nhà dân, cắm trại hay thuê phòng trọ do người dân xây dựng với giá 50.000 đồng một người. Điện cắt vào khoảng 21h đến sáng, nêu nếu muốn cắm trại, bạn nên trang bị đủ dụng cụ chiếu sáng.
Du ngoạn quần đảo Hải Tặc với khoảng 1 triệu đồng
3. Ăn uống: Hải sản rẻ. Bạn có thể mua, nhờ người dân chế biến. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham gia lặn bắt - đây sẽ là kỷ niệm đáng nhớ của chuyến đi. Ngoài ra, bạn có thể ăn cơm và các món khác ở hàng quán cạnh bãi biển.
Du ngoạn quần đảo Hải Tặc với khoảng 1 triệu đồng
4. Mua về làm quà: Nếu có đồ bảo quản tốt, bạn có thể mua các loại hải sản tươi về làm quà. Nếu không, hải sản khô sẽ tiện cho việc di chuyển hơn.
Du ngoạn quần đảo Hải Tặc với khoảng 1 triệu đồng
5. Tham quan: Bên cạnh tắm biển, thưởng thức hải sản, chụp hình khung cảnh, đi xe máy trên con đường duy nhất của đảo (dài khoảng 5 km). Bạn có thể thuê kính để lặn biển ngắm san hô gần bờ, lặn bắt hải sản, tới bia chủ quyền quốc gia khắc đủ tên 16 đảo thuộc quần đảo
Du ngoạn quần đảo Hải Tặc với khoảng 1 triệu đồngPhóng to
6. Nên mang theo: Kem chống nắng, áo khoác, mũ, các loại thuốc trị bệnh thường gặp, bikini. Lều, túi ngủ, mền, dụng cụ nấu nướng. Chi phí dự tính chuyến đi 2 ngày 1 đêm cho 2 người khoảng 1,2 triệu đồng.

Huỳnh Hằng. Ảnh: Hữu Anh



Khám phá kho báu đảo Hải Tặc


 Quần đảo Hải Tặc được biết đến vào khoảng cuối thế kỷ 17, từng là căn cứ của hải tặc Cánh Buồm Đen khét tiếng, cho đến nay quần đảo vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn.
Quần đảo thuộc xã Tiên Hải, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, cách đất liền 17 hải lý, nằm trong vịnh Thái Lan, phía tây bắc là quần đảo Bà Lụa, phía đông là đảo Phú Quốc.
Đảo có tổng diện tích 1.100 ha, gồm 16 hòn đảo lớn, nhỏ nằm gần nhau như hòn Tre lớn, hòn Tre nhỏ, hòn Giang, hòn Ụ, hòn Đước và hòn Đồi Mồi, hòn Đốc… trên vùng biển rộng 5 km và dài 7 km.
Kham pha kho bau dao Hai Tac hinh anh 1
Đảo Hải Tặc mang vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng.
Theo những cư dân bản địa, trước đây nhóm hải tặc Cánh Buồm Đen tấn công, khống chế các tàu buôn lớn của Trung Quốc và các nước phương Tây từ vịnh Hà Tiên - Rạch Giá ra đến vịnh Thái Lan. Do cướp biển hoành hành khu vực này, quần đảo được gọi Hải Tặc.
Theo những người già trên đảo kể lại, hải tặc Cánh Buồm Đen không cướp của người nghèo khó mà chuyên đi cướp của người giàu chia cho người nghèo. Vì vậy, mộ của thủ lĩnh vẫn đang được chôn cất trên quần đảo.
Đảo Hải Tặc còn chứa đựng huyền thoại về các kho báu còn lại trên quần đảo. Vì vậy, người Pháp từng đến đảo để truy tìm. Đây cũng là bí ẩn khiến du khách luôn tò mò muốn khám phá.
Trên đảo có hệ thống cây sứ rừng với dây leo và bộ rễ rất đẹp, ngoài ra còn có các loại động vật như thỏ, bồ câu... Với vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc đảo Hải Tặc trở thành điểm đến lý tưởng của những người ham khám phá, thích mạo hiểm.
Kham pha kho bau dao Hai Tac hinh anh 2
Du Khách có thể đạp xe quanh đảo để hòa mình vào nắng gió biển khơi.
Thời điểm thích hợp nhất để du lịch đảo là từ tháng 12 đến tháng 4, vì lúc này sóng biển êm, ít bão, nước biển trong xanh.
Để đến quần đảo Hải tặc từ TP HCM, bạn có thể đón xe ở bến xe miền Tây đi bến xe Hà Tiên. Quãng đường hơn 350 km di chuyển trong thời gian từ 7 đến 8 giờ, với giá vé khoảng 200.000 đồng/người/lượt tùy hãng xe.
Tiếp đó mua vé tàu đi đảo Hải Tặc tại bến tàu Hà Tiên với giá vé 40.000 đồng/người/lượt. Mỗi ngày có hai chuyến, khởi hành lúc 9h và 14h. Hai chuyến ngược lại về lúc 9h và 15h. Thời gian di chuyển trên tàu khoảng 90 phút, cập bến phía nam của đảo. Bạn cũng có thể chọn đi bằng tàu cao tốc với thời gian ngắn hơn.
Khi tàu cập cảng, bạn có thể đi vòng quanh đảo và đến các quán ăn bằng xe điện. Đảo chưa có khách sạn, chỉ có phòng trọ cho thuê với giá 50.000 đồng/người/ngày hoặc du khách có thể cắm trại ở bãi biển để hòa mình vào thiên nhiên.
Do không có nhiều nhà hàng phục vụ ăn uống, bạn nên thuê bếp để tự nấu cơm. Hải sản do người dân đánh bắt nên rất rẻ và tươi ngon. Ngoài ra, bạn có thể lặn ngắm san hô, bắt ốc, cầu gai và tự tay chế biến những món ăn tươi ngon, thưởng thức bữa tiệc nướng ngay tại bãi biển.
Trong hành trình khám phá quần đảo Hải Tặc, du khách sẽ được thả mình trên bãi biển hoang sơ, thơ mộng. Bãi tắm ở đây được cho là sạch nhất khu vực Hà Tiên, nước biển luôn trong xanh như ngọc.
Kham pha kho bau dao Hai Tac hinh anh 3
Ngoài hoạt động bơi lội, du khách còn có thể lặn ngắm san hô, câu mực...
Vào cuối tuần, đảo thường tiếp đón hàng trăm du khách khắp nơi đến tắm biển và thưởng thức các món ăn đặc sản.
21h hàng này, toàn bộ đảo sẽ bị cắt điện. Tuy nhiên, đây cũng là trải nghiệm thú vị đối với du khách. Đêm xuống, hòa cùng làn gió mát xào xạc từ biển, du khách có thể đốt lửa trại, vui chơi thỏa thích...
Đảo Hải Tặc đang thu hút khá nhiều du khách nhất là các bạn trẻ thích trải nghiệm và khám phá, ưu thích loại hình du lịch cộng đồng. 
Nếu một lần đến thăm đảo, chắc chắn bạn sẽ nhận ra kho báu lớn nhất mà hải tặc “Cánh Buồm Đen” cất giữ chính là cảnh sắc thiên nhiên nơi đây.
Kim Kim
Ảnh: Thanh Liêm

Đảo Hải Tặc, nơi hội tụ những tâm hồn bay bổng

(Du lịch - Thethaovanhoa.vn) - Nằm cách Hà Tiên khoảng 1h tàu chạy, tôi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang sơ của quần đảo Hải Tặc khi lần đầu đặt chân đến đây. Con người, cảnh vật, món ăn, không khí trên đảo đều mộc mạc và chân thành khó cưỡng.
Không chỉ có biển hay sông nước mây trời như bao hòn đảo khác, ở đây bạn sẽ được nghe những câu chuyện về "hòn ma" kinh dị nằm trong 16 hòn của quần đảo. Hay câu chuyện về những bác Hải Tặc ngày xưa, những người đã phát hiện và xây dựng hòn đảo đến tận ngày hôm nay.

Một câu chuyện hoang đường nhất mà các bạn chỉ được nghe trong truyền thuyết, hay trên phim ảnh là "kho báu của cướp biển" thì đều được hiện thực hóa trên hòn đảo này. Rồi những ngày tháng chiến đấu, lênh đênh của chính những ngư dân trên biển ngày nay cùng những mất mát, tổn thất về cả vật chất và tinh thần đều được khắc họa rõ nét và sống động nhất.

Nằm cách Hà Tiên khoảng 1 giờ chạy tàu, quần đạo Hải Tặc có khi hậu ôn hòa, dễ chịu. 
Đặc biệt nước rất xanh trong và êm đềm.

Đây là địa điểm thích hợp cho những tay săn ảnh chuyên nghiệp.


Trong 16 hòn của quần đảo, có những bãi nước rất trong như thế này đây, bạn có thể dễ dàng nhìn tận đáy của chúng.


Đây là địa điểm thích hợp cho cặp đôi hay nhóm bạn khám phá vào dịp cuối tuần.

Hoàng hôn trên biển

Những viên sỏi ở đây có hinh thù lạ mắt


Cảnh vật trên đảo rất yên lành và lãng mạn

Đến bãi biển bỏ hoang cũng xinh đẹp thế này

Ẩm thực của đảo Hải tặc cũng rất đa dạng và phong phú, bánh mì xíu mại là món ăn sáng đặc trưng của người dân nơi đây.

Hải sản là món ăn không thể thiếu mỗi khi chúng ta ra biển


Với tôi, đây là một vùng đất dung dị, hoang sơ, nơi mà trí tưởng tượng của bạn được bay bổng nhất. Nơi sẽ khiến con người và thiên nhiên được hòa hợp thành một. Xin lưu ý nhỏ là ai có ý định đến đây thì hãy xin giữ ý thức chung, đừng xả rác bữa bãi để chúng ta có thể bảo vệ được vẻ đẹp hoang sơ của biển thế này mãi nhé!
Bài và Ảnh: Đạt Tiến

“Anh muốn được cùng em về vùng biển vắng…”

(AGO) - Tôi trở lại đảo Hòn Tre Lớn (thuộc quần đảo Hải Tặc, xã Tiên Hải, TX. Hà Tiên, Kiên Giang) vào một ngày thời tiết không đẹp lắm. So với những lần trước, đảo mang đến cho tôi những cảm xúc đặc biệt hơn. Có thể là vì mưa, nên con người dành nhiều thời gian lặng lẽ quan sát về cảnh và người, không bị cuốn theo những hoạt động vui chơi...
Tôi đến hòn đảo này lần đầu vào năm 2011, bằng tàu sắt Minh Nga, sau hơn 1 giờ ngồi bồng bềnh trên biển. Khi ấy, đảo thật sự hoang sơ: Đường sá chưa được đầu tư, chỉ vỏn vẹn vài con đường be bé, đi bộ tí xíu đã xong; bờ biển trải dài 1 bên eo đảo chẳng có bóng người; dân cư chưa nghĩ đến mở dịch vụ du lịch là gì. Muốn đi vòng quanh đảo thì một là cuốc bộ, hai là nhờ người dân chở ra bằng xe gắn máy. Trải tấm bạt ny-lon trên bãi cát trắng phau, vừa ăn hải sản tươi sống (nếu không nhờ dân địa phương đặt trước cũng chỉ biết... nhịn), vừa tắm biển trong khung cảnh “riêng một góc trời”, vừa mường tượng lại câu chuyện về các hải tặc ngày xưa - cái thú ấy thật khác biệt! Đêm, người dân sử dụng đèn sạc bình trong khoảng thời gian eo hẹp, đến 22 giờ toàn đảo chìm trong màn đêm thanh bình. Ai đó mở bài hát “Lời yêu thương” của nhạc sĩ Đức Huy: “Anh muốn được cùng em về vùng biển vắng…”.
gt3.jpg

Nét thơ mộng của đảo
Mấy năm sau, nét đẹp hoang sơ ấy đã trở thành điểm nhấn thu hút du khách đổ xô đến hòn đảo. Ngoài tàu gỗ, tàu sắt, giờ đã có thêm tàu cao tốc để rút ngắn thời gian di chuyển từ bến tàu Hà Tiên đến đảo. Nhưng du khách không thể “mắc đi là đi” như trước, mà phải đặt vé cách đó vài ngày, nhất là dịp cuối tuần. Điều khiến tôi bất ngờ nhất là hàng loạt chiếc taxi (dạng xe điện lữ hành) đậu sẵn ở cầu cảng. Chở cả người lẫn hành lý, xe thẳng tiến đến nơi nghỉ trọ, đến bãi biển hoặc đi vòng quanh đảo... hoàn toàn tiện lợi, mà giá chỉ vài chục nghìn đồng/khách. Cảnh vật thay đổi khá nhiều, với con đường xinh đẹp bọc vòng quanh đảo, hàng quán mọc lên khắp nơi. Dịch vụ ăn uống, nghỉ trọ, tắm nước ngọt, thuê tàu đi câu cá, lặn ngắm san hô, bắt ốc... được cung cấp chuyên nghiệp hơn, chẳng thiếu gì. Du khách chỉ cần tận hưởng trong suốt quá trình lưu lại đảo, mọi việc còn lại cứ để người dân lo!
Hôm tôi ra đảo, trời mưa suốt, nhưng vẫn có rất đông khách dầm mưa tắm biển. Cảnh vật chuyển sang màu xám buồn, mà biển vẫn xanh ngăn ngắt, sóng bạc đầu vỗ ầm ầm vào bờ cát trắng. Những điểm thu hút khách nhiều nhất là bãi tắm Dinh Bà, ao nước ngọt, các bãi đá “sống ảo”. Đặc biệt, ai không chụp ảnh “check in” tại cột mốc “Quần đảo Hải Tặc” thì giống như chưa đặt chân đến đảo vậy. Cột mốc hình tháp, vật liệu bằng đá mài dựng vào năm 1958; là bằng chứng có giá trị pháp lý về chủ quyền quốc gia và biên giới biển, đảo. Trên cột mốc ghi rõ: “... Quần đảo Hải Tặc. Hải đồ số: 3686 S.H; vĩ tuyến 10 độ 10’ 8”; kinh tuyến 104 độ 20’ 0”; phần đế của trụ bê-tông ghi: “Quần đảo Hải Tặc gồm có các đảo sau: Hòn Kèo Ngựa, hòn Kiến Vàng, hòn Tre Lớn, hòn Tre Vinh, hòn Gùi, hòn Ụ, hòn Giang, hòn Chơ Rơ, hòn Đước, hòn Bồ Dập, hòn Đồi Mồi. Quần đảo trực thuộc tỉnh Kiên Giang”. Đoàn khách này chưa chụp ảnh lưu niệm xong, đoàn khác đã chờ sẵn. Cột mốc vẫn kiêu hãnh vươn mình nhìn bao quát ra xa, lá cờ Tổ quốc bay phấp phới trên đỉnh, như lời khẳng định chủ quyền vững chắc nhất.
Tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Thanh Liêm, một người quen từ mấy năm trước. Họ chuẩn bị đi ngủ, nhưng vẫn nhiệt tình trò chuyện cùng tôi, ôn lại chuyện cũ. Nói đến đổi thay của đảo, họ bồi hồi: “Vợ chồng tôi bỏ đất liền ra đảo sinh sống hơn 20 năm. Lúc trước thì sống bằng nghề đi tàu ghe đánh bắt, giờ thì nuôi cá bống mú. Thu nhập tương đối ổn định, cộng với nhận nấu ăn cho khách quen đặt sẵn. Hồi đó, chúng tôi không nghĩ đến việc làm du lịch chuyên nghiệp, nên bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Giờ không theo kịp người ta, chỉ làm “hụ hợ” cho vui. Nghe nói sang năm sẽ kéo điện ra đảo, chúng tôi mừng lắm, không còn giới hạn giờ sử dụng (23 giờ) như hiện nay. Rồi còn lấn biển, làm bờ kè, xây dựng đủ thứ công trình, chắc chắn lần sau mấy cháu ra đảo sẽ thay đổi nhiều hơn nữa. “An cư lạc nghiệp” rồi, các con tôi cũng không có ý định rời đi, nên chắc sẽ bám đảo lâu dài...”.
Khi nghe tôi hỏi “Khai thác du lịch nhiều quá, liệu có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên của đảo?”, ông Liêm nhìn xa xăm: “Chắc phải có rồi, nhưng biết sao giờ...”. Ừ, biết sao giờ, khi đó là quy luật phát triển của tự nhiên! Nhưng tôi mong, dù sao đi nữa, đảo vẫn sẽ níu chân du khách bằng nét hoang sơ, thô mộc của mình, để người phố thị có chỗ tìm về bình yên...
Quần đảo Hải Tặc (hay quần đảo Hà Tiên) có tên gọi như vậy là do nơi này từng là căn cứ của cướp biển vào khoảng cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. Xuất phát từ đây, các toán hải tặc tấn công, khống chế và gây tội ác với các tàu buôn lớn của Trung Quốc và các nước phương Tây trong khu vực vịnh Hà Tiên - Rạch Giá ra đến vịnh Thái Lan.

Bài, ảnh: KHÁNH HƯNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét