Lạ lùng xóm Lò Gốm Chơn vò vò Bàn Cổ xây trời (Gia Định phong cảnh vịnh)
Trên bản đồ phủ Gia Định do Trần Văn Học vẽ năm 1815 có địa danh “xóm Lò Gốm” - một trong những làng nghề nổi tiếng của Sài Gòn xưa.
Gốm cây mai thế kỷ 19. Ảnh Cẩm Tú
Căn cứ vào mối liên hệ cội nguồn và quá trình phát triển của các dòng gốm ở khu vực miền Đông Nam bộ, một số nhà nghiên cứu gọi chung loại gốm sản xuất ở đây từ nửa đầu thế kỷ XX trở về trước là gốm Sài Gòn, gồm có sản phẩm của “xóm lò gốm Sài Gòn xưa” như lò Cây Mai, lò gốm Phú Định - Hòa Lục, gốm Biên Hòa và gốm Lái Thiêu. Niên đại của gốm Sài Gòn có thể định trong khoảng thế kỷ XVIII và phát triển nhất từ giữa thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.
Đây cũng là dấu ấn khởi nguồn cho thuật ngữ “gốm Nam bộ xưa”. Không ai biết tên gọi “gốm Nam bộ” xuất hiện chính xác khi nào nhưng gần như tất cả những nhà sưu tập gốm Nam bộ đều đồng ý với tên gọi đó. Bởi vì từ thập niên 1960 đến nay nhiều sản phẩm gốm Nam bộ đã nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước như gốm Thành Lễ, gốm sứ Minh Long… Hiện nay nhiều tỉnh Nam bộ đã sản xuất đồ gốm xuất khẩu đi nhiều quốc gia, về chất liệu và kỹ thuật có những yếu tố hiện đại nhưng về mẫu mã và trang trí vẫn thể hiện tính chất truyền thống, có thể coi là sự tiếp nối truyền thống gốm Nam bộ xưa. Đó là những đặc trưng nổi bật sau:
Đây cũng là dấu ấn khởi nguồn cho thuật ngữ “gốm Nam bộ xưa”. Không ai biết tên gọi “gốm Nam bộ” xuất hiện chính xác khi nào nhưng gần như tất cả những nhà sưu tập gốm Nam bộ đều đồng ý với tên gọi đó. Bởi vì từ thập niên 1960 đến nay nhiều sản phẩm gốm Nam bộ đã nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước như gốm Thành Lễ, gốm sứ Minh Long… Hiện nay nhiều tỉnh Nam bộ đã sản xuất đồ gốm xuất khẩu đi nhiều quốc gia, về chất liệu và kỹ thuật có những yếu tố hiện đại nhưng về mẫu mã và trang trí vẫn thể hiện tính chất truyền thống, có thể coi là sự tiếp nối truyền thống gốm Nam bộ xưa. Đó là những đặc trưng nổi bật sau:
Gốm Nam bộ là sản phẩm của bàn tay tài hoa nhiều thế hệ thợ thủ công đã kết hợp thành công giữa kỹ thuật làm gốm Minh hương và yếu tố bản địa thuần Việt, cũng là minh chứng cho một cuộc hôn nhân thành công giữa truyền thống và hiện đại.
- Gốm Nam bộ phát triển mạnh mẽ và sớm trở thành hàng hóa cung cấp cho một thị trường rộng lớn chứ không chỉ tự cung tự cấp trong một địa bàn nhỏ. Từ bình dân đến giàu có đều có thể mua và sử dụng các loại sản phẩm gốm Nam bộ. Ngoài ra, nhiều gia đình, đình chùa… phía Bắc cũng sử dụng gốm Nam bộ trong xây dựng, trang trí.
- Chức năng phổ biến của gốm Nam bộ là đồ gia dụng, vật sinh hoạt, đồ thờ cúng trong đình chùa, gốm trang trí kiến trúc… Trang trí hoa văn cũng giản dị, gần gũi với cuộc sống người bình dân. Những sản phẩm gốm men xanh trắng dùng để trang trí nội thất mang tính mỹ thuật cao thường sử dụng điển tích cổ làm đề tài hoa văn. Các loại gốm trang trí ngoại thất sân vườn, cổng nhà, đình chùa… bên cạnh tính mỹ thuật còn có chức năng sử dụng thật sự.
- Gốm Nam bộ thể hiện sự giao lưu tiếp nhận rất nhanh về kỹ thuật sản xuất, mẫu mã mới, với những chức năng mới, luôn thích nghi với lối sống mới và phục vụ cho sinh hoạt thời hiện đại. Tính thực tế trong lối sống Nam bộ thể hiện rõ ràng trên đồ gốm, cả đồ gia dụng và trang trí, mỹ nghệ.
Gốm Nam bộ là sản phẩm của bàn tay tài hoa nhiều thế hệ thợ thủ công đã kết hợp thành công giữa kỹ thuật làm gốm Minh hương và yếu tố bản địa thuần Việt, cũng là minh chứng cho một cuộc hôn nhân thành công giữa truyền thống và hiện đại. Nó là một bổ sung đáng chú ý cho ngành gốm thế giới từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Vì vậy chúng ta có quyền hy vọng không bao lâu nữa nhiều sản phẩm Gốm Nam bộ của thế kỷ XXI sẽ trở thành “cổ vật” xứng đáng được thế hệ sau sưu tầm và lưu giữ.
Hiện nay Hội Sưu tầm cổ vật gốm Nam bộ ở TP.HCM đã có hàng chục hội viên, không chỉ là người Sài Gòn, Nam bộ mà còn có nhiều anh chị ở Hà Nội, Hải Phòng… Hàng năm Hội đều tổ chức trưng bày và quảng bá về gốm Nam bộ. Gần đây nhất là cuộc trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) từ ngày 8.5 với gần 200 cổ vật gốm Nam bộ đang được các nhà sưu tầm nhiều tỉnh thành lưu giữ.
Nguyễn Thị Hậu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét