Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Rau đốm xứ Mường, đắng trước ngọt sau

Thời gian gân đây, thực khách ở các thành phố bắt đầu đề mắt đến những món ăn bình dị, đắng đót, ít danh tiếng nhưng lại lạ miệng và cực lành. Nhưng không phải ai cũng biết chế biến để những vị đắng đó thành vị ngọt ngào trong những bữa cơm.

Hằng năm, khi những cơn mưa tưới mát ruộng vườn là lúc loài đắc đốm (tiếng Mường đắc là rau) lại phát triển mạnh nhất. Loài cây thân gỗ chỉ cao chừng nửa mét với những cành khẳng khiu trong mùa đông giá rét giờ trổ những lộc non, lá biếc. Là một trong các loại rau đắng xứ Mường (cùng với măng đắng-lành đanh, hoa đủ đực, cà dại…) nhưng rau đốm lại đem tới vị ngon riêng. Trong giỏ, ớp của những bà, những mế, hay những em bé đi trâu, đi bò (cách gọi của người miền núi thay vì nói đi chăn châu, chăn bò) thường có những nhúm rau đắng mang về góp vào bữa cơm đầm ấm của gia đình.
Rau dom xu Muong, dang truoc ngot sau
Rau đốm xứ Mường (ảnh BVP)
Nếu ngày nay, khi rất nhiều món ăn truyền thống được cải tiến hóa, được thay đổi ít nhiều trong cách chế biến như cà đắng có người đem bung với thịt ba chỉ, hoa đu đủ sào thịt bò…thì rau đắng đốm cứ phải gắn bó với cách nấu nướng của các cụ xưa mới phát huy được. 
Đắc đốm rửa sạch, đồ với những lát đủ đủ xanh, thứ nhựa đắng của hai loài thực vật được dùng chấm  với món súp được chế biến từ lòng cá suối thành món ăn ưa thích với những ai lần đầu bước chân vào thế giới ẩm thực xứ Mường.
Rau đắc đốm còn là vị thuốc chữa đau bụng và tạo thành chất men rất tốt cho ruột. Nhìn đôi tay các bà mế tuổi đã ngoài tám mươi, chín mươi nhưng da dẻ còn hồng hào, sức khỏe còn tốt ta mới hiểu được một bí quyết trong việc giữ gìn sức khỏe mà trong đó món rau đắng ngầm ngậm nơi đầu lưỡi nhưng lại mát lành, ngọt ngào trong dạ là bí quyết, là liều thuốc tiên ngàn đời của tộc Việt-Mường. Nếm một cọng rau đắng đốm càng cảm nhận rõ hơn ân tình của các loại rau, quả với con người nơi đây.
Bùi Việt Phương (Dân Việt) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét