Với nguồn nguyên liệu lác sẵn có tại địa phương, hầu như gia đình nào ở Phú Tân (xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) đều gắn với nghề dệt chiếu. Đây là nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm qua, mang đến nguồn thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.
Từ năm 1977, nghề dệt chiếu lác Phú Tân đã được công nhận là làng nghề truyền thống. Tuy vậy, nghề dệt chiếu lác Phú Tân chỉ thực sự phát triển quy mô từ năm 1995 khi Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên bắt đầu tổ chức mỗi năm 1 lớp dạy kỹ thuật làm chiếu cho lực lượng lao động nhàn rỗi tại địa phương.
Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư mua máy dệt chiếu để nâng cao chất lượng, mẫu mã đẹp, tốn ít nhân công, giá thành của sản phẩm theo đó cũng tăng gấp đôi so với sản phẩm làm thủ công. Hiện làng nghề dệt chiếu lác Phú Tân có 249 hộ gia đình, với trên 600 lao động trực tiếp tham gia dệt chiếu lác, chủ yếu là lao động nữ. Đặc biệt, các em nhỏ và người lớn tuổi đều có thể tham gia vào một số công đoạn trong quy trình sản xuất chiếu lác.
Là một trong những học viên được đào tạo từ những lớp học kỹ thuật làm chiếu của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên, chị Nguyễn Thị Kim Phương (thôn 2, xã An Cư) chia sẻ, trong thời gian học tập, chị từng được tham quan thực nghiệm tại các mô hình dệt chiếu máy ở Đồng Tháp, hay Hợp tác xã sản xuất chiếu lác bằng máy ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) và đều thấy được những tính năng hữu ích của dệt chiếu máy, đó là năng suất sản phẩm cao mà ít tốn công lao động. Chiếu dệt bằng máy còn có chất lượng, mẫu mã đẹp hơn so với chiếu dệt thủ công.
Để dệt một chiếc chiếu thủ công luôn phải cần đến hai người, một người đẩy lác vào khung dệt, người kia cầm khung thực hiện thao tác dập, miệt mài cả ngày cũng chỉ được 2 cặp chiếu. Trong khi đó, để điều khiển một máy dệt chiếu, chỉ cần một người ngồi đưa sợi lác vào máy và theo dõi máy chạy. Loại máy này còn có thể dệt nhiều loại chiếu với đủ kích cỡ, hoa văn khác nhau, tùy theo người điều chỉnh. Riêng nguyên liệu lác để dệt chiếu máy phải mất 6kg lác/1 chiếc chiếu thay vì 2kg lác/1 chiếc chiếu thủ công. Nhờ vậy, chiếu dệt bằng máy có ưu điểm là chiếu dày, chắc, đẹp, bền nên giá trị cao gấp đôi chiếu thường. Nếu một cặp chiếu dệt thủ công, giá chỉ khoảng 50.000 - 60.000 đồng/cặp thì chiếu dệt máy giá lên đến 130.000 - 160.000 đồng/cặp. Cũng nhờ dệt chiếu bằng máy, nhiều người làm nghề ở làng dệt chiếu Phú Tân đã khôi phục được mẫu chiếu hoa nổi truyền thống, giúp cho khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn đối với sản phẩm chiếu lác Phú Tân.
Từ đầu năm 2009, chị Nguyễn Thị Kim Phương đã thành lập tổ hợp sản xuất, đầu tư mua máy dệt chiếu. Tổ hợp có 11 máy dệt, 3 máy may bìa, bình quân mỗi tháng sản xuất 4.500 chiếc chiếu/tháng, tạo việc làm ổn định cho 30 lao động với mức lương 2 - 3 triệu đồng/người/tháng. Hiện ở làng dệt chiếu Phú Tân, mỗi tổ hợp sản xuất chiếu bằng máy như cơ sở của chị Phương một tháng phải sử dụng gần 10 tấn lác. Do vậy, ngoài nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, giờ đây làng nghề còn phải nhập lác từ các nơi khác như Bình Định, Tp. Hồ Chí Minh...
Sản phẩm chiếu lác Phú Tân từng được bình chọn là một trong 13 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Phú Yên, tham gia sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2012. Ngoài tiêu thụ mạnh trên địa bàn tỉnh Phú Yên, chiếu lác Phú Tân nhiều năm qua còn mở rộng thị trường ra các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Bình Định... với tổng giá trị sản phẩm tiêu thụ của làng nghề bình quân đạt trên 5,3 tỷ đồng/năm./.
Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư mua máy dệt chiếu để nâng cao chất lượng, mẫu mã đẹp, tốn ít nhân công, giá thành của sản phẩm theo đó cũng tăng gấp đôi so với sản phẩm làm thủ công. Hiện làng nghề dệt chiếu lác Phú Tân có 249 hộ gia đình, với trên 600 lao động trực tiếp tham gia dệt chiếu lác, chủ yếu là lao động nữ. Đặc biệt, các em nhỏ và người lớn tuổi đều có thể tham gia vào một số công đoạn trong quy trình sản xuất chiếu lác.
Sợi cói nguyên liệu phơi khô để dệt chiếu. Sử dụng bột màu nhuộm sợi cói... ...và sợi cói phải được nhúng đều vào nước nhuộm để giữ được màu tươi lâu. Các sợi cói sau khi nhuộm với đủ loại màu sắc. Để làm ra một chiếc chiếu cói Phú Tân thành phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn. |
Là một trong những học viên được đào tạo từ những lớp học kỹ thuật làm chiếu của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên, chị Nguyễn Thị Kim Phương (thôn 2, xã An Cư) chia sẻ, trong thời gian học tập, chị từng được tham quan thực nghiệm tại các mô hình dệt chiếu máy ở Đồng Tháp, hay Hợp tác xã sản xuất chiếu lác bằng máy ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) và đều thấy được những tính năng hữu ích của dệt chiếu máy, đó là năng suất sản phẩm cao mà ít tốn công lao động. Chiếu dệt bằng máy còn có chất lượng, mẫu mã đẹp hơn so với chiếu dệt thủ công.
Để dệt một chiếc chiếu thủ công luôn phải cần đến hai người, một người đẩy lác vào khung dệt, người kia cầm khung thực hiện thao tác dập, miệt mài cả ngày cũng chỉ được 2 cặp chiếu. Trong khi đó, để điều khiển một máy dệt chiếu, chỉ cần một người ngồi đưa sợi lác vào máy và theo dõi máy chạy. Loại máy này còn có thể dệt nhiều loại chiếu với đủ kích cỡ, hoa văn khác nhau, tùy theo người điều chỉnh. Riêng nguyên liệu lác để dệt chiếu máy phải mất 6kg lác/1 chiếc chiếu thay vì 2kg lác/1 chiếc chiếu thủ công. Nhờ vậy, chiếu dệt bằng máy có ưu điểm là chiếu dày, chắc, đẹp, bền nên giá trị cao gấp đôi chiếu thường. Nếu một cặp chiếu dệt thủ công, giá chỉ khoảng 50.000 - 60.000 đồng/cặp thì chiếu dệt máy giá lên đến 130.000 - 160.000 đồng/cặp. Cũng nhờ dệt chiếu bằng máy, nhiều người làm nghề ở làng dệt chiếu Phú Tân đã khôi phục được mẫu chiếu hoa nổi truyền thống, giúp cho khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn đối với sản phẩm chiếu lác Phú Tân.
Từ đầu năm 2009, chị Nguyễn Thị Kim Phương đã thành lập tổ hợp sản xuất, đầu tư mua máy dệt chiếu. Tổ hợp có 11 máy dệt, 3 máy may bìa, bình quân mỗi tháng sản xuất 4.500 chiếc chiếu/tháng, tạo việc làm ổn định cho 30 lao động với mức lương 2 - 3 triệu đồng/người/tháng. Hiện ở làng dệt chiếu Phú Tân, mỗi tổ hợp sản xuất chiếu bằng máy như cơ sở của chị Phương một tháng phải sử dụng gần 10 tấn lác. Do vậy, ngoài nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, giờ đây làng nghề còn phải nhập lác từ các nơi khác như Bình Định, Tp. Hồ Chí Minh...
Nhiều gia đình đầu tư máy dệt chiếu để năng cao chất lượng sản phẩm. Chỉ cuộn dùng để dệt chiếu bằng máy. Lao động trực tiếp tham gia dệt chiếu cói chủ yếu là nữ. Công đoạn may viền cho chiếu cói Phú Tân thêm chắc chắn. Nghề dệt chiếu cói tạo công việc ổn định và tăng thu nhập cho các hộ gia đình ở xã Phú Tân. Sản phẩm được kiểm tra cẩn thận trước khi đến tay người tiêu dùng. Chiếu cói Phú Tân rất được các khách hàng ưa chuộng. |
Sản phẩm chiếu lác Phú Tân từng được bình chọn là một trong 13 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Phú Yên, tham gia sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2012. Ngoài tiêu thụ mạnh trên địa bàn tỉnh Phú Yên, chiếu lác Phú Tân nhiều năm qua còn mở rộng thị trường ra các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Bình Định... với tổng giá trị sản phẩm tiêu thụ của làng nghề bình quân đạt trên 5,3 tỷ đồng/năm./.
Bài: Nguyễn Vũ Thành Đạt - Ảnh: Thông Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét