(Kiến Thức) - Dám chỉ huy quân chống giặc hay đứng chắn ác thú bảo vệ chồng, các bà hoàng dũng mãnh nhất Việt Nam không chỉ biết quanh quẩn chốn hậu cung an phận thủ thường...
Dám chỉ huy quân chống giặc hay đứng chắn ác thú bảo vệ chồng, các bà hoàng dũng mãnh nhất Việt Nam không chỉ biết quanh quẩn chốn hậu cung an phận thủ thường...
Hoàng hậu cầm quân đánh giặcTrong lịch sử Việt Nam, nữ tướng đánh giặc theo truyền thống Bà Trưng, Bà Triệu không hiếm nhưng làm hoàng hậu mà cầm quân đánh giặc có lẽ chỉ có vợ Mai Hắc Đế là duy nhất.
Bà là Phạm Thị Uyển, vốn quê ở quận Nam Xương. Theo thần tích của đình làng Hòa Mục (Cầu Giấy, Hà Nội) nơi bà được thờ làm thành hoàng thì song thân của bà là ông Phạm Huyên, hiệu là Minh Dực và bà Phùng Thị Thảo hiệu Diệu Hoa. Gia đình Phạm Công ăn ở phúc đức mà muộn đường con cái nên ông bà ngày đêm đến chùa cầu cúng. Một ngày kia ông bà được báo mộng có người nối dõi. Từ đấy bà mang thai và đồng sinh một gái hai trai.
Phạm Thị Uyển là chị cả, dưới còn Phạm Miện và Phạm Huy. Hai người em bà sau này đều là các danh tướng trong cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng. Năm Phạm Thị Uyển 18 tuổi lấy Mai Thúc Loan. Khi Mai Thúc Loan khởi nghĩa chống nhà Đường thắng lợi lên ngôi hoàng đế, Phạm Thị Uyển trở thành hoàng hậu. Quân Đường thua trận nhưng không chịu bỏ mộng xâm lăng. Bởi vậy nhà Đường sai Dương Tư Húc mang 10 vạn quân sang đánh. Thế giặc mạnh làm cho đội quân gồm những nông dân khởi nghĩa phải lui dần rồi bị tan vỡ.
Trong trận quyết chiến ở phủ thành Tống Bình, hoàng hậu Phạm Thị Uyển cũng dẫn đầu một cánh quân thủy giao chiến ác liệt với quân địch trên dòng Tô Lịch. Bấy giờ sông Tô còn là một nhánh của sông Hồng và là mặt án ngữ phía tây của thành Đại La. Thế giặc mạnh, quân ta bị đuối dần. Thế cùng lực kiệt nhưng quyết không để rơi vào tay giặc, hoàng hậu Phạm Thị Uyển đã nhảy xuống sông Tô Lịch tự vẫn.
Xác bà trôi dạt đến địa phận trang Nhân Mục (nay là làng Hòa Mục) thì được nhân dân lén vớt lên chôn cất rồi lập đền thờ. Đó chính là đền Dục Anh ngày nay nằm trên đường Nguyễn Ngọc Vũ, quay mặt ra sông Tô Lịch ở đoạn gần cầu Trung Hòa.
7 thế kỷ sau, vào thời nghĩa quân Lam Sơn tiến lên tổng công kích quân Minh, một lần Lê Lợi nghỉ đêm ở miếu Dục Anh được thần báo mộng sẽ âm phù cho quân khởi nghĩa diệt giặc. Vậy là mối thù hơn 7 thế kỷ trước của bà đã có dịp trả khi bà phù giúp Bình Định Vương Lê Lợi đánh tan giặc phương Bắc. Cũng nhờ đó, sau này khi lên ngôi vua, Lê Lợi đã sắc phong cho bà là Khiêm Sung đại vương.
Xác bà trôi dạt đến địa phận trang Nhân Mục (nay là làng Hòa Mục) thì được nhân dân lén vớt lên chôn cất rồi lập đền thờ. Đó chính là đền Dục Anh ngày nay nằm trên đường Nguyễn Ngọc Vũ, quay mặt ra sông Tô Lịch ở đoạn gần cầu Trung Hòa.
7 thế kỷ sau, vào thời nghĩa quân Lam Sơn tiến lên tổng công kích quân Minh, một lần Lê Lợi nghỉ đêm ở miếu Dục Anh được thần báo mộng sẽ âm phù cho quân khởi nghĩa diệt giặc. Vậy là mối thù hơn 7 thế kỷ trước của bà đã có dịp trả khi bà phù giúp Bình Định Vương Lê Lợi đánh tan giặc phương Bắc. Cũng nhờ đó, sau này khi lên ngôi vua, Lê Lợi đã sắc phong cho bà là Khiêm Sung đại vương.
Bà Hoàng không sợ hổ
Hai lần đứng chắn cho vua khi hổ dữ xổng chuồng, voi hung thoát xích, hoàng hậu Khâm Từ Bảo Thánh tỏ ra có dũng khí hơn hẳn nhi nữ thường tình. Bà vốn là con gái Hưng Đạo Vương, được gả cho Thái tử Khâm. Năm 1274 được lập làm Thái tử phi. Đến khi Thái tử Khâm đăng quang – tức vua Trần Nhân Tông, bà được lập làm hoàng hậu. Đánh giá về hoàng hậu Bảo Thánh, Đại Việt sử ký toàn thư chép: “ … nhu mì đức tốt, thông minh sáng suốt, nhân hậu với kẻ dưới”. Tuy nhiên, nét nổi bật nhất để Bảo Thánh hoàng hậu được lưu danh sử sách là hai lần bảo vệ chồng trước ác thú.
Vẫn theo Đại Việt sử ký của Ngô Sĩ Liên, vua Nhân Tông có sở thích xem đấu hổ. Ngài thường cho dựng đài cao để xem quân sĩ đấu với hổ bên dưới. Một lần vua ngồi xem đấu hổ trên vọng lâu, có hoàng hậu và phi tần theo hầu. Lầu thấp, song chắn chuồng hổ và thềm cũng thấp. Bỗng nhiên hổ thoát được khỏi chuồng chạy ra ngoài rồi leo lên lầu. Người trên lầu đều chạy tan tác cả chỉ còn có vua và hoàng hậu. Trong lúc nguy cấp, hoàng hậu vớ lấy cái chiếu che cho vua và mình. Hổ leo lên lầu gầm rống rồi lại nhảy xuống mà không vồ hại ai cả. Nhà vua thoát hiểm trong gang tấc.
Một lần khác, vua Nhân Tông ngự ra điện Thiên An xem đấu voi ở Long Trì. Con voi bỗng nhiên xổng thoát, xông tới, định lên điện, tả hữu đều sợ hãi tan chạy cả nhưng hoàng hậu Bảo Thánh vẫn ở lại bên nhà vua.
Khi chép lại mấy mẩu chuyện này, sử thần Ngô Sĩ Liên có lời bàn: “Con hổ hay vồ, con voi hay quật, há chẳng đáng sợ hãi sao? Thế mà Thái hậu (thời điểm chép là trong kỷ Anh Tôn nên Bảo Thánh hoàng hậu đã thành Thái hậu) đương lúc con hổ, con voi chạy lồng xông xáo, tâm thần không động, vẫn cứ thản nhiên. Vì là bụng nghĩ đã chắc, lý lẽ đã rõ vậy. Kể người đàn bà sức vóc yếu ớt mà có thể như thế, so với nàng Tiệp Dư đứng chắn con gấu ngày xưa cũng không thẹn gì”.
Cũng có quan điểm chê hoàng hậu Bảo Thánh nói rằng: “Nhân Tông đi xem đánh cọp, đấu voi, Thái hậu quả là người hiền thì nên can ngăn đi, can mà không nghe thì bỏ trâm hoa để tạ tội là phải. Nay cũng đi theo để xem, đến lúc nguy cấp được thoát khỏi tai họa là may, sao lại là hiền được”. Trả lời điều này, sử thần Ngô Sĩ Liên viết: “Đó là lời trách quá đáng, không phải lời bàn thường tình”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét