Làng nghề làm nhang (hương) ở xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh) đã có lịch sử từ hơn nửa thế kỷ qua và mỗi dịp Tết đến, Xuân về sản phẩm nhang nơi đây lại được nhiều người tìm mua để thờ cúng, kính nhớ tổ tiên.
Trên con đường Mai Bá Hương ở xã Lê Minh Xuân những ngày giáp tết sẽ dễ dàng bắt gặp những sân phơi nhang vàng rực trong nắng phương Nam của tiết đầu năm. Vùng đất Lê Minh Xuân xưa nay vốn khô cằn, đất phèn nên người dân gặp nhiều khó khăn trong canh tác, trồng trọt. Nhờ nghề làm nhang mà cuộc sống người dân dần thoát nghèo và đang ngày càng khấm khá, nhất là từ khi Tp. Hồ Chí Minh và huyện Bình Chánh triển khai bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các làng nghề.
Chúng tôi đến xã Lê Minh Xuân khi mùa xuân đang về, người dân lại chuẩn bị đón một cái tết rộn ràng. Sản phẩm nhang của làng nghề vốn là mặt hàng rất hữu dụng cho văn hóa thờ cúng, kính nhớ tổ tiên mỗi dịp tết đến xuân về của người Việt. Làng làm nhang Lê Minh Xuân vì thế mà luôn tất bật “đón tết” khi các cơ sở làm nghề, các hộ gia đình làm nhang gần như “chạy đua” để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Chị Nguyễn Cát Bụi Thúy, chủ cơ sở làm nhang lớn nhất tại xã Lê Minh Xuân cho biết, có nhiều hộ gia đình làm đến ngày 29-30 Tết là bình thường. Ở cơ sở của chị Thúy hiện có 50 nhân công, chưa kể gần 100 nhân công nhận việc về nhà làm, tạo ra khối lượng hàng lớn cho cơ sở. Trong dịp cuối năm hàng nhiều, cơ sở của chị Thúy bình quân lãi hơn 10 triệu/ngày.
Công việc làm nhang thường bắt đầu từ 5 giờ sáng, khi người dân tập trung đi lấy bột về se nhang. Nghề làm nhang thực ra không khó, và còn được coi là một trong những nghề đơn giản dành cho phụ nữ, thậm chí cả người già và trẻ con cũng có thể làm. Trước đây, người làm nhang thủ công phải mua tre về chẻ tăm, trộn bột nhang và để se được cây nhang đều tăm tắp, người làm phải ngồi miệt mài từ ngày này sang ngày khác. Se xong còn phải lăn trên bàn lăn cho đều hơn, đẹp hơn, rồi hong khô, mất rất nhiều thời gian.
Mọi thứ đã thay đổi kể từ khi làng nghề Lê Minh Xuân hình thành tổ hợp tác làm nhang với 170 tổ viên vào tháng 6/2012. Đến đầu năm 2014, tổ hợp tác được công nhận là làng nghề truyền thống,và đây chính là bước ngoặt để người dân làm nhang xã Lê Minh Xuân được hỗ trợ vay vốn, mua máy móc, nguyên vật liệu… phục vụ cho sản xuất. Nhiều hộ còn tự mở cơ sở, đầu tư máy móc để lưu giữ và phát triển nghề. Nhờ làm bằng máy nên thay vì phải làm mười công đoạn thủ công thì giờ chỉ còn năm công đoạn. Chi phí dù có tăng lên nhưng công suất cũng tăng, chỉ cần trộn một lần bột với keo rồi đưa vào máy.
Theo chị Mai Anh, một nhân công tại cơ sở của chị Thúy, bình quân năng suất làm nhang bằng máy của chị được 60-70 thiên/ngày (1 thiên bằng 1.000 que nhang), tiền công 3.000 đồng/thiên, tính ra, chị làm được khoảng 200.000 đồng/ngày. Cũng như chị Mai Anh, người dân ở làng nghề làm nhang Lê Minh Xuân đều có thu nhập khá ổn định, đời sống cũng được nâng lên đáng kể. Thực tế, người dân Lê Minh Xuân rất an tâm với nghề làm nhang khi nguồn hàng có quanh năm, thu nhập cũng có ngay mà không phải phụ thuộc vào thời vụ, nắng mưa như làm ruộng, hay chăn nuôi.
Theo Bác sĩ Trịnh Hồng Lân, Trưởng Khoa Sức khỏe lao động và Bệnh nghề nghiệp (Viện Vệ sinh Y tế công cộng Tp. Hồ Chí Minh) thì người làm nhang theo phương thức thủ công phải tự trộn bột khô, bụi bặm nên dễ mắc các bệnh về tai mũi họng, hô hấp. Bây giờ có máy trộn nên bột ướt, các cơ sở sản xuất lại chủ yếu làm bằng hương liệu tự nhiên, điều kiện làm việc cũng tốt hơn nên sức khỏe của người lao động được đảm bảo hơn trước nhiều…
Được biết, nhang của làng nghề Lê Minh Xuân được thương lái thu mua và phân phối ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Làng nghề dự kiến sẽ cung ứng ra thị trường khoảng 70 - 80 chục tấn nhang trong dịp tết này./.
Chúng tôi đến xã Lê Minh Xuân khi mùa xuân đang về, người dân lại chuẩn bị đón một cái tết rộn ràng. Sản phẩm nhang của làng nghề vốn là mặt hàng rất hữu dụng cho văn hóa thờ cúng, kính nhớ tổ tiên mỗi dịp tết đến xuân về của người Việt. Làng làm nhang Lê Minh Xuân vì thế mà luôn tất bật “đón tết” khi các cơ sở làm nghề, các hộ gia đình làm nhang gần như “chạy đua” để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Chị Nguyễn Cát Bụi Thúy, chủ cơ sở làm nhang lớn nhất tại xã Lê Minh Xuân cho biết, có nhiều hộ gia đình làm đến ngày 29-30 Tết là bình thường. Ở cơ sở của chị Thúy hiện có 50 nhân công, chưa kể gần 100 nhân công nhận việc về nhà làm, tạo ra khối lượng hàng lớn cho cơ sở. Trong dịp cuối năm hàng nhiều, cơ sở của chị Thúy bình quân lãi hơn 10 triệu/ngày.
Bột nhang được trộn ướt bằng máy... ...và được làm bằng các nguyên liệu tự nhiên. Máy phóng nhang cho năng suất cao lại giảm chi phí nhân công lao động. Nhang sản xuất bằng máy phóng nhang cho cây đều tăm tắp. Nghề làm nhang là một trong những nghề đơn giản dành cho phụ nữ, thậm chí cả người già và trẻ con cũng có thể tham gia sản xuất. Người dân xã Lê Minh Xuân rất an tâm với nghề làm nhang khi nguồn hàng có quanh năm. Bình quân năng suất làm nhang bằng máy của mỗi nhân công khoảng 60-70 thiên/ngày. Cắt tăm nhang cho đều các bó. Những sân phơi nhang vàng rực trong nắng xuân ở làng nghề làm nhang Lê Minh Xuân. Tết đến là thời điểm làng nghề làm nhang Lê Minh Xuân bận rộn nhất trong năm. Các cơ sở sản xuất nhang Lê Minh Xuân chủ yếu sử dụng hương liệu tự nhiên để sản xuất nhang. Nhờ có nghề làm nhang, cuộc sống người dân ở làng nghề Lê Minh Xuân ngày càng khấm khá. |
Công việc làm nhang thường bắt đầu từ 5 giờ sáng, khi người dân tập trung đi lấy bột về se nhang. Nghề làm nhang thực ra không khó, và còn được coi là một trong những nghề đơn giản dành cho phụ nữ, thậm chí cả người già và trẻ con cũng có thể làm. Trước đây, người làm nhang thủ công phải mua tre về chẻ tăm, trộn bột nhang và để se được cây nhang đều tăm tắp, người làm phải ngồi miệt mài từ ngày này sang ngày khác. Se xong còn phải lăn trên bàn lăn cho đều hơn, đẹp hơn, rồi hong khô, mất rất nhiều thời gian.
Mọi thứ đã thay đổi kể từ khi làng nghề Lê Minh Xuân hình thành tổ hợp tác làm nhang với 170 tổ viên vào tháng 6/2012. Đến đầu năm 2014, tổ hợp tác được công nhận là làng nghề truyền thống,và đây chính là bước ngoặt để người dân làm nhang xã Lê Minh Xuân được hỗ trợ vay vốn, mua máy móc, nguyên vật liệu… phục vụ cho sản xuất. Nhiều hộ còn tự mở cơ sở, đầu tư máy móc để lưu giữ và phát triển nghề. Nhờ làm bằng máy nên thay vì phải làm mười công đoạn thủ công thì giờ chỉ còn năm công đoạn. Chi phí dù có tăng lên nhưng công suất cũng tăng, chỉ cần trộn một lần bột với keo rồi đưa vào máy.
Theo chị Mai Anh, một nhân công tại cơ sở của chị Thúy, bình quân năng suất làm nhang bằng máy của chị được 60-70 thiên/ngày (1 thiên bằng 1.000 que nhang), tiền công 3.000 đồng/thiên, tính ra, chị làm được khoảng 200.000 đồng/ngày. Cũng như chị Mai Anh, người dân ở làng nghề làm nhang Lê Minh Xuân đều có thu nhập khá ổn định, đời sống cũng được nâng lên đáng kể. Thực tế, người dân Lê Minh Xuân rất an tâm với nghề làm nhang khi nguồn hàng có quanh năm, thu nhập cũng có ngay mà không phải phụ thuộc vào thời vụ, nắng mưa như làm ruộng, hay chăn nuôi.
Theo Bác sĩ Trịnh Hồng Lân, Trưởng Khoa Sức khỏe lao động và Bệnh nghề nghiệp (Viện Vệ sinh Y tế công cộng Tp. Hồ Chí Minh) thì người làm nhang theo phương thức thủ công phải tự trộn bột khô, bụi bặm nên dễ mắc các bệnh về tai mũi họng, hô hấp. Bây giờ có máy trộn nên bột ướt, các cơ sở sản xuất lại chủ yếu làm bằng hương liệu tự nhiên, điều kiện làm việc cũng tốt hơn nên sức khỏe của người lao động được đảm bảo hơn trước nhiều…
Được biết, nhang của làng nghề Lê Minh Xuân được thương lái thu mua và phân phối ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Làng nghề dự kiến sẽ cung ứng ra thị trường khoảng 70 - 80 chục tấn nhang trong dịp tết này./.
Bài: Nguyễn Vũ Thành Đạt - Ảnh: Thông Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét