Dưới sự sáng tạo của đầu bếp, chôm chôm có thể kết hợp được với tôm, hải sản trong các món mặn hay với hạt sen cho món chè.
Gỏi chôm chôm hải sản. Nguyên liệu cho món này gồm chôm chôm, xà lách xoong, càng cua, ớt sừng, tôm và gia vị. Sau khi bóc vỏ chôm chôm, bạn chọn lấy phần thịt, trộn chôm chôm với các loại rau và gia vị. Bạn có thể trộn tôm chung với các nguyên liệu khác hoặc để riêng đều được.
Tôm kẹt sốt trái cây chôm chôm. Nguyên liệu của món ăn gồm tôm kẹt và các loại trái cây như đu đủ, thanh long, xoài, chôm chôm. Sau khi sơ chế, bạn hấp chín tôm với ít gừng, sả. Xay các loại trái cây và chế biến cùng gia vị để làm sốt. Khi dùng, bạn chấm thịt tôm vào sốt trái cây, ăn kèm chôm chôm. Món này có vị ngọt thanh, lạ miệng.
Bắp bò hầm chôm chôm ăn kèm bánh mì. Nguyên liệu của món ăn gồm bắp bò, cà rốt, khoai tây, hạt chôm chôm và các loại gia vị. Sau khi sơ chế, bạn hầm thịt bò, hạt chôm chôm, các loại củ. Khi thịt bò mềm, bạn nêm nếm vừa ăn. Hạt chôm chôm có vị đắng nhẹ ban đầu song càng thưởng thức, bạn càng nhận ra vị bùi thơm của loại hạt này.
Gà tiềm tứ quý. Nguyên liệu của món ăn gồm thịt gà và 4 loại rau, quả. Món gà tiềm phú quý có vị thanh, nhẹ, tốt cho người mới khỏi ốm hay những ai đang cần bồi bổ.
Bánh crepe cuộn nhân chôm chôm. Nguyên liệu của món ăn này gồm bột, dầu ăn và chôm chôm. Sau khi tách vỏ chôm chôm, bạn bỏ hạt, ngâm sơ qua nước muối loãng. Sau khi tráng chín vỏ bánh, bạn xếp chôm chôm vào giữa và cuốn lại.
Chè hạt sen chôm chôm. Nguyên liệu của món ăn này gồm hạt sen, chôm chôm và đường phèn. Để món chè thơm, dậy mùi, sau khi tắt bếp, bạn nên cho một ít gừng xắt nhuyễn vào.
Theo Huỳnh Hằng (News Zing)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét