Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Độc đáo bánh lá ngải của người Tày


LĐO ĐỖ THẢO 

bánh lá ngải thơm ngon
Cao Bằng, Bắc Cạn, vùng đất có về dày truyền thống lịch sử , văn hóa, danh lam thắng cảnh và nhiều món ăn đặc sản ngon lạ đến bất ngờ. Đến với Cao Bằng, Bắc Cạn, khó ai có thể quên được hương vị độc đáo của món bánh lá ngải nổi tiếng.
    Lá ngải là lá ngải cứu, một loại thuốc và cũng là một loại thực phẩm quý. Ngải cứu có vị đắng nổng, nhưng qua bàn tay của người Tày, ngải cứu được chuyển thành món bánh đặc biệt và thơm ngon là bánh lá ngải. Bánh lá ngải trước thường được làm trong các dịp lễ tết của người Tày như tết Thanh minh, dịp mừng lúa mới... Ngày nay, bánh lá ngải được làm thường xuyên hơn, được bà con làm bán cho khách du lịch.
    Lá ngải để làm bánh là những lá non, đều, xanh. Ảnh. Đỗ Thảo
           Bánh lá ngải có hình tròn, hình dáng và cách làm khá giống với bánh dày của người kinh. Bánh mang giá trị văn hóa và tâm linh của dân tộc Tày, tựa như giá trị của bánh chưng, bánh dày của dân tộc Kinh.
    Nguyên liệu làm bánh là ngải cứu, gạo nếp, vừng và đường phên, những thực phẩm hết sức gần gũi với đời sống hàng ngày. Để chế biến thành món bánh, đòi hỏi rất nhiều công phu, sự tỉ mỉ trong từng khâu, từ khâu chọn gạo, chọn đường, chọn lá tới giã bánh, làm bánh.
    Những chiếc bánh được nặn ra với bao tình cảm và sự khéo léo của người phụ nữ Tày. Ảnh. Đỗ Thảo 
    Lá ngải phải là lá ngải tươi, ngon, có màu xanh thẫm, đều lá đều ngọn. Ngải cứu được xử lý rất cẩn thận để giữ nguyên mùi thơm, màu xanh đậm nhưng phải khử sạch vị đắng. Bà con người Tày dùng tro để khử vị đắng của lá ngải. Tro từ tre nứa hoặc tro từ vỏ đỗ xanh, lọc mịn rồi đem hòa với nước, dùng để luộc lá ngải. 
    Luộc lá nhừ, đêm rửa sạch, vắt kĩ nước. Gạo làm bánh là gạo nếp nương thơm ngon, không được pha thêm gạo tẻ. Ngâm gạo trong 6, 7 tiếng thì mang đò thành xôi. Trộn xôi và lá ngải đã được luộc nhừ, đem giã nhuyễn cho tới khi thành một thứ bột sánh, mịn và dẻo quánh, đậm màu xanh. 
    Công đoạn giã bột bánh đòi hỏi người có sức vóc, nên đàn ông người Tày thường đảm nhiệm giai đoạn này. Bột bánh giã nhanh, để tới lúc đạt, vẫn còn ấm ấm. Đem nặn bột bánh, kèm nhân pha sẵn để có món bánh thơm ngon.       

    Bánh lá ngải thơm ngon, đậm tình cảm của người Tày. Ảnh. Đỗ Thảo
    Nhân bánh là vừng đen được ranh chín, giã nhỏ trộng với đường phên. Kèm nhân vào bột bánh, rồi nặn thành hình tròn, nhỏ hơn lòng bàn tay, rồi quết một lớp mỡ ở ngoài, đem gói từ 5 đến 10 chiếc trong lá chuối, thế là xong món bánh lá ngải.
    Giai đoạn nặn bánh thể hiện sự tỉ mỉ và khéo léo cùng tình cảm của người làm bánh. Nhìn những chiếc bánh nhỏ xinh, đều tăm tắp trong lòng bàn tay, mịn bóng, nhìn những nụ cười của các cô, các chị, mới thấy người Tày nâng niu những chiếc bánh như thế nào. 
    Quanh khu hồ Ba Bể, du khách có thể tìm mua những chiếc bánh lá ngải ngon thơm. Ảnh. Đỗ Thảo
    Những chiếc bánh lá ngải thường được gói vào lá chuối. Ảnh. Đỗ Thảo
    Bánh lá ngải là món bánh chay, tưởng chừng như khó ăn, vì làm từ lá ngải đắng, nhưng qua sự chế biến tài tình, món bánh này rất dễ ăn, thơm ngon và mát. Lá ngải làm mất vị nóng của gạo nếp, hỗ trợ thêm hương thơm cho gạo. Bánh dẻo mềm, ngọt thơm, bùi bùi, hương vị rất dễ ăn, dễ nhớ.
    Bột bánh sánh mịn, dẻo mềm, nhân bánh bùi ngậy hấp dẫn. Ảnh. Đỗ Thảo
    Người phụ nữ Tày không ai không biết làm bánh lá ngải, không ai không quý bánh lá ngải. Nên khi nhà có khách quý, cả nhà sẽ chung tay làm bánh để đãi khách, đem hết những gì hồn hậu, nồng ấm nhất của vùng đất này tới với mọi người.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét