Bài, ảnh: Hoàng Tuấn
(Dân Việt) Hồ Xuân Hương nằm trên độ cao 1.478 mét so với mặt biển, là một hồ đẹp nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt và là thắng cảnh đầu tiên ở Lâm Đông được công nhận Di tích lịch sử
Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, có chu vi chừng 5 km, rộng 33ha, có độ sâu trung bình 1,5 mét. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt.
Hồ nguyên là thung lũng, có dòng suối Lát chảy qua. Năm 1919, Toàn quyền Đông dương - Paul Doumer cho đắp đập ngăn dòng suối thành Hồ Lớn (Grand Lac); đến năm 1953, Nguyễn Vỹ, chủ tịch hội đồng thị xã, đề nghị đổi tên Grand Lac thành Hồ Xuân Hương. Có nhiều giả thiết về tên gọi Hồ Xuân Hương, vì hồ vào mùa xuân có mùi thơm của hoa và cây cỏ, hòa quyện nên một mùi hương thoang thoảng; lại có giả thiết lấy tên nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19: Hồ Xuân Hương.
Hồ là “trái tim xanh” của Đà Lạt, làm nên thắng cảnh tuyệt đẹp của “thành phố ngàn hoa”. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài hơn 2 km với cảnh quan thơ mộng, đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù… Hàn Mặc Tử đã viết về hồ Xuân Hương:
“Ai hãy lặng thinh chớ nói nhiều/ Để nghe dưới nước đáy hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió/ Và để nghe trời giải nghĩa yêu”.
Hồ là “trái tim xanh” của Đà Lạt, làm nên thắng cảnh tuyệt đẹp của “thành phố ngàn hoa”. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài hơn 2 km với cảnh quan thơ mộng, đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù… Hàn Mặc Tử đã viết về hồ Xuân Hương:
“Ai hãy lặng thinh chớ nói nhiều/ Để nghe dưới nước đáy hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió/ Và để nghe trời giải nghĩa yêu”.
Những tia nắng đầu tiên chào ngày mới bên Hồ Xuân Hương.
Hoa cỏ xung quanh hồ hòa quyện nên một mùi hương thoang thoảng…
Những khoảnh khắc bình yên bên Hồ Xuân Hương.
“Ai hãy lặng thinh chớ nói nhiều/ Để nghe dưới nước đáy hồ reo/ Để nghe tơ liễu run trong gió/ Và để nghe trời giải nghĩa yêu”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét