Minh Khuyên
(Dân Việt) Húp chén nước nóng ngọt lịm từ món trứng vịt hầm tiêu, mùi thơm nồng nàn lan tỏa, mồ hôi vã ra, người thưởng thức càng cảm thấy khoan khoái. Những trái trứng vịt non vừa béo, vừa bùi góp phần cho anh em, bè bạn cạn mấy ly rượu đế quê hương.
Khi nhà có đám tiệc, sẵn vịt, gia chủ sẽ làm thịt để chế biến thức ăn mà khỏi tốn tiền mua thịt heo ngoài chợ. Nhiều con vịt đẻ trong bụng còn trứng non đỏ au. Những dề trứng non ấy thường được người dân đem nấu với tiêu. Món trứng vịt hầm tiêu làm nhanh và cũng không khó khăn gì.
Nghề nuôi vịt chạy đồng từ lâu đã trở thành tập quán quen thuộc của người bình dân miền Tây Nam bộ. Trước đây, người ta canh chừng sao cho khi vịt biết ăn lúa thì cũng là lúc lúa ngoài đồng đã chín để tận dụng lúa đổ, lúa sót. Ngày nay, ở miền Tây lúa đã thâm canh tăng vụ, nên nghề nuôi vịt đồng gần như diễn ra quanh năm.
Người miệt Cửu Long giang rất ưa rau xanh, vì thế để món trứng vịt hầm tiêu thêm hương vị, người ta còn dùng cả mồng tơi, rau đắng, … để nhúng.
Húp chén nước nóng ngọt lịm từ trứng vịt non hầm tiêu, mùi thơm nồng nàn lan tỏa, mồ hôi vả ra, người thưởng thức càng cảm thấy khoan khoái. Những trứng vị non vừa béo, vừa bùi góp phần cho anh em, bè bạn cạn mấy ly rượu đế quê hương.
Nhà quê tính cách đơn giản nhưng không kém phần thú vị, độc đáo. Món trứng vịt hầm tiêu nằm trong mạch chảy dạt dào đó.
Nghề nuôi vịt chạy đồng từ lâu đã trở thành tập quán quen thuộc của người bình dân miền Tây Nam bộ. Trước đây, người ta canh chừng sao cho khi vịt biết ăn lúa thì cũng là lúc lúa ngoài đồng đã chín để tận dụng lúa đổ, lúa sót. Ngày nay, ở miền Tây lúa đã thâm canh tăng vụ, nên nghề nuôi vịt đồng gần như diễn ra quanh năm.
Vịt chạy đồng. (ảnh: Thanh Ly)
Đến các lò ấp vịt, mua vịt con về chịu khó bỏ công chăm sóc thời gian đầu, sau đó lùa chúng xuống sông, rạch cho ăn ốc, tép trấu, … Chỉ tốn công mà vịt lớn nhanh lại khỏe mạnh. Vịt thả đồng được ăn nhiều thứ như vậy nên khi đẻ trứng, trứng vịt tròn lớn, lòng trứng tươi màu, giàu dinh dưỡng. Cũng từ những bầy vịt thả đồng này đã đem lại lợi nhuận không nhỏ cho người dân quê. Nhiều nhà có đời sống khởi sắc, con cái có điều kiện học hành cũng nhờ bầy vịt … đẻ!
Trứng vịt non. (Ảnh: Minh Khuyên)
Khi làm thịt vịt, người làm nhẹ tay để lấy nguyên dề trứng không cho chúng bể. Rửa sơ qua rượu trắng cho hết mùi đặc trưng rồi rửa lại nước lã, để ráo. Chặt trái dừa xiêm tươi lấy một phần nước chế vô xoong hòa thêm nước mưa và bắc lên bếp nấu. Khi nước sôi thả những chùm tiêu xanh vào, không có tiêu xanh thay bằng những hạt tiêu đã phơi, sấy khô cũng được. Khi nước lại, nêm nếm vừa ăn rồi trút vô xoong những trứng vịt non đã chuẩn bị. Có người gọt thêm trái mướp, củ cải trắng hay ít nấm rơm để nấu chung nhằm làm cho nước ngọt hơn.Người miệt Cửu Long giang rất ưa rau xanh, vì thế để món trứng vịt hầm tiêu thêm hương vị, người ta còn dùng cả mồng tơi, rau đắng, … để nhúng.
Húp chén nước nóng ngọt lịm từ trứng vịt non hầm tiêu, mùi thơm nồng nàn lan tỏa, mồ hôi vả ra, người thưởng thức càng cảm thấy khoan khoái. Những trứng vị non vừa béo, vừa bùi góp phần cho anh em, bè bạn cạn mấy ly rượu đế quê hương.
Nhà quê tính cách đơn giản nhưng không kém phần thú vị, độc đáo. Món trứng vịt hầm tiêu nằm trong mạch chảy dạt dào đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét