Lê San
(Dân Việt) Trong dịp tết Chăm phtrong, đồng bào Ơ Đu chọn 1 con lợn để cúng tổ tiên, tuỳ thuộc điều kiện mà mổ lợn to hay nhỏ. Khi mổ lợn, các gia đình Ơ Đu đều mời dân làng tới dự và uống rượu để ăn tết cùng. Đây được xem là dịp gia chủ cảm ơn bà con, hàng xóm trong bản làng đã giúp đỡ gia đình năm qua.
Từ xa xưa, người Ơ Đu ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An) thường phải dựa theo tiếng sấm để xác định thời gian. Anh Lo Xuân Tình – Bí thư Chi bộ xã Nga My cho biết: “Thời ông cha xưa không có đồng hồ, lịch như bây giờ, chỉ dựa vào tiếng sấm. Khi tiếng sấm vang lên là năm mới đến, đến tiếng sấm lần sau là kết thúc một năm rồi”.
Trong dịp tết Chăm phtrong, đồng bào Ơ Đu chọn 1 con lợn để cúng tổ tiên, tuỳ thuộc điều kiện mà mổ lợn to hay nhỏ. Khi mổ lợn, các gia đình Ơ Đu đều mời dân làng tới dự và uống rượu để ăn tết cùng. Đây được xem là dịp gia chủ cảm ơn bà con, hàng xóm trong bản làng đã giúp đỡ gia đình năm qua. Mỗi gia đình đều phải chuẩn bị 1 con gà trống thiến- con gà này sẽ thịt để làm lễ cúng và cặp chân gà được giữ cẩn thận. Sau khi cúng tổ tiên, các gia đình sẽ mang đến nhà cộng đồng nhờ những thầy mo giỏi nhất bản làm lễ thăm chân gà. Theo quan niệm xưa, việc xem chân gà đầu năm để xem năm mới được no ấm, hạnh phúc. Người Ơ Đu cho rằng, sau tiếng sấm đầu tiên trong năm, con vật cất tiếng kêu đầu tiên là con gà, vì vậy gà là linh vật thần sấm gửi gắm thông điệp ngày đầu năm.
Tiếp đó sẽ đến phần hội, với tiếng cồng chiêng, trống và nhạc cụ làm từ ống nứa. Chủ và khách cùng thưởng thức lễ vật và nhảy múa theo những giai điệu truyền thống. Xưa, tết Chăm phtrong kéo dài 5-7 ngày, nhưng hiện nay đồng bào Ơ Đu chỉ tổ chức 1 ngày.
Thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng thần sấm. ảnh: L.S
Tết mừng tiếng sấm (tết Chăm phtrong) là tập tục cổ xưa duy nhất được người Ơ Đu lưu giữ với mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, thuận lợi cho việc trồng trọt, săn bắt. Với người Ơ Đu, lễ mừng tiếng sấm năm mới là ngày tết lớn nhất, được tổ chức long trọng, mổ trâu lợn ăn uống linh đình. Anh Lo Văn Thái – Trưởng bản Văng Môn cho biết: “Trong ngày tết Chăm phtrong, trên bàn thờ gia đình của người Ơ Đu được trang trí rất cầu kỳ, với các loại giấy ngũ sắc rực rỡ. Nhưng màu đỏ lại không được xuất hiện trong ngày tết, bởi bà con rất sợ lửa”.Trong dịp tết Chăm phtrong, đồng bào Ơ Đu chọn 1 con lợn để cúng tổ tiên, tuỳ thuộc điều kiện mà mổ lợn to hay nhỏ. Khi mổ lợn, các gia đình Ơ Đu đều mời dân làng tới dự và uống rượu để ăn tết cùng. Đây được xem là dịp gia chủ cảm ơn bà con, hàng xóm trong bản làng đã giúp đỡ gia đình năm qua. Mỗi gia đình đều phải chuẩn bị 1 con gà trống thiến- con gà này sẽ thịt để làm lễ cúng và cặp chân gà được giữ cẩn thận. Sau khi cúng tổ tiên, các gia đình sẽ mang đến nhà cộng đồng nhờ những thầy mo giỏi nhất bản làm lễ thăm chân gà. Theo quan niệm xưa, việc xem chân gà đầu năm để xem năm mới được no ấm, hạnh phúc. Người Ơ Đu cho rằng, sau tiếng sấm đầu tiên trong năm, con vật cất tiếng kêu đầu tiên là con gà, vì vậy gà là linh vật thần sấm gửi gắm thông điệp ngày đầu năm.
Tiếp đó sẽ đến phần hội, với tiếng cồng chiêng, trống và nhạc cụ làm từ ống nứa. Chủ và khách cùng thưởng thức lễ vật và nhảy múa theo những giai điệu truyền thống. Xưa, tết Chăm phtrong kéo dài 5-7 ngày, nhưng hiện nay đồng bào Ơ Đu chỉ tổ chức 1 ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét