Công Xuân
(Dân Việt) Dù được rất nhiều người biết đến và mua về để sử dụng làm thuốc, thế nhưng ngay cả tại quê hương của sâm cau là huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi), không phải ai cũng đã tận mắt nhìn thấy loại cây này.
Vì hình dáng của lá và rễ giống như cây cau, nhưng lại bổ như sâm nên loại sâm này được gọi là sâm cau. Còn lý do được ví là sâm "nhớ vợ" bởi lẽ loại sâm này gắn với câu chuyện "nửa đùa nửa thật" của một số người rằng, một khi đã uống sâm cau thì chỉ muốn về nhà "thăm" vợ.
Tùy từng nơi mà sâm cau có tên gọi khác, như: ngải cau, tiên mao, cồ nốc lan... còn tên khoa học của nó là Curculigo orchioides Gaertn. Đây là loại cây thảo mọc hoang ở những vùng núi rừng tại Việt Nam. Riêng tại Quảng Ngãi, huyện Sơn Tây là nơi sâm cau được tìm thấy nhiều nhất; đồng thời cũng là địa phương nổi tiếng với loại rượu ngâm với rễ của loại cây này.
Việc tìm, đào sâm cau để lấy rễ có thể diễn ra quanh năm. Tuy nhiên theo một số người dân Sơn Tây thì thời điểm rễ có chất lượng tốt nhất là vào tháng 11.
"Cùng với tuyên truyền người dân không khai thác ồ ạt, chính quyền huyện Sơn Tây đang chỉ đạo cho các ngành chuyên môn trực thuộc nghiên cứu để trồng và phát triển loại cây thuốc này", ông Lê Văn Tùng - Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây cho biết.
Tùy từng nơi mà sâm cau có tên gọi khác, như: ngải cau, tiên mao, cồ nốc lan... còn tên khoa học của nó là Curculigo orchioides Gaertn. Đây là loại cây thảo mọc hoang ở những vùng núi rừng tại Việt Nam. Riêng tại Quảng Ngãi, huyện Sơn Tây là nơi sâm cau được tìm thấy nhiều nhất; đồng thời cũng là địa phương nổi tiếng với loại rượu ngâm với rễ của loại cây này.
Một cây sâm cau trưởng thành nằm xen với cây bụi khác
Qua quan sát thì cây sâm cau trưởng thành cao từ 50-100cm, lá có hình mũi mác xếp nếp tựa như lá cau với phiến thon hẹp, hai mặt lá nhẵn gần như cùng màu, gân song song, dài 30-50cm, rộng từ 2-4cm.
Tìm, đào rễ sâm cau
Thân rễ hình trụ cao, dạng củ, to bằng ngón tay út, có rễ phụ nhỏ, vỏ thô màu đỏ thẫm, bên trong màu vàng ngà và khi phơi có mùi thơm ngậy. Và đây cũng là bộ phận chính được sử dụng làm thuốc. Có nhiều cách để chế biến rễ sâm cau như rửa sạch rồi phơi khô, bỏ vào ấm nấu nước uống. Tuy nhiên phổ biến nhất là ngâm rượu, với lượng rễ khô đã sao từ 2-2,5kg/bình 10 lít rượu.Việc tìm, đào sâm cau để lấy rễ có thể diễn ra quanh năm. Tuy nhiên theo một số người dân Sơn Tây thì thời điểm rễ có chất lượng tốt nhất là vào tháng 11.
Số cây sâm cau còn nhỏ
Rễ sâm cau
Là một trong số những người chuyên đi đào rễ sâm cau về bán, ông Đinh Văn Ngin (41 tuổi, ở xã Sơn Mùa) cho biết: "Bình quân mỗi ngày đi đào được từ 2-3 kg tươi/người. Tuy nhiên gặp chỗ mọc nhiều được đến 4-6 kg/ngày/người". Số sâm này được bán cho các chủ đại lý ở trung tâm huyện với mức giá từ 70.000-90.000 đồng/kg.
Cách chế biến sâm cau để sử dụng chữa bệnh phổ biến nhất là phơi khô, sao rồi ngâm rượu uống
Theo một số tài liệu y học thì rễ sâm cau có tác dụng trị bệnh liệt dương do tinh khí lạnh, yếu sinh lý, giúp kiện gân cốt, bồi bổ sức khỏe, thần kinh suy nhược... cho nên thời gian qua loại cây này ở Sơn Tây bị người dân khai thác nhiều, dẫn đến số lượng đang giảm."Cùng với tuyên truyền người dân không khai thác ồ ạt, chính quyền huyện Sơn Tây đang chỉ đạo cho các ngành chuyên môn trực thuộc nghiên cứu để trồng và phát triển loại cây thuốc này", ông Lê Văn Tùng - Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây cho biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét