Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Ngôi trường nữ sinh đầu tiên ở miền Trung tròn 100 tuổi

Được vua Khải Định đặt viên đá đầu tiên xây dựng, trường nữ sinh Đồng Khánh (nay là THPT Hai Bà Trưng, TP Huế) đến nay tròn 100 tuổi và vẫn giữ những nét kiến trúc ban đầu.
Bài hát "Cô nữ sinh Đồng Khánh", nhạc Thu Hồ, ca sĩ Hà Thanh trình bày.
Trường Đồng Khánh (nay là trường THPT Hai Bà Trưng) tọa lạc bên sông Hương, trên đường Lê Lợi (TP Huế, Thừa Thiên Huế). Ngày 15/7/1917, ông Albert Sarraaut, toàn quyền Đông Dương và vua Khải Định đặt viên đá đầu tiên xây dựng trường nữ trung học đầu tiên ở Huế. Trường mang tên Đồng Khánh, thể hiện sự tôn kính của hoàng đế Khải Định với vua cha Đồng Khánh.
Dưới sự điều khiển của nhà thầu Leroy (Pháp), gần 2 năm sau, ngôi trường khánh thành. Đây là ngôi trường nữ đầu tiên và duy nhất dành cho nữ sinh cả 13 tỉnh Trung Kỳ bấy giờ đến học.
Trường gồm 2 dãy phòng học lớn nằm ở hai bên cổng, mỗi dãy xây 2 tầng, riêng 2 phòng học ở giữa xây 3 tầng. Mái trường lợp ngói, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
Nhà chơi nằm ở giữa trường, trước mặt là sân cờ. Trên chóp mái của nhà chơi có biểu tượng của nữ sinh mang áo dài màu trắng cách điệu. Với diện tích 32.000 m2, ngoài các khu nhà chức năng thì phần lớn diện tích còn lại là sân trường trồng cây xanh.
Một trong những điểm nhấn của ngôi trường là bức phù điêu "Nữ sinh Đồng Khánh" do nữ sinh niên khóa 1972-1973 tặng. Tác giả của bức phù điêu là 3 họa sĩ Nguyễn Khoa Nhi, Phan Thế Bính và Trần Trọng.
Đến nay, nhà trường đã gia cố hay xây dựng thêm một số công trình, tuy nhiên dáng vẻ ngôi trường, kể cả màu vôi hồng thắm, các họa tiết hoa văn từ thời Pháp hầu như không thay đổi.
Duy có một chi tiết cô Nguyễn Khoa Diệu Huyền, nguyên hiệu phó của trường, tiếc nuối là thời cô còn là học trò, trên vách tường cửa lớp học có hình ảnh thiếu nữ cầm kỳ thi họa và thêu may do họa sĩ Tôn Thất Đào vẽ. "Sau nhiều lần sơn quét và trùng tu, các bức họa không còn giữ nữa", cô Huyền nói.
Hành lang ở dãy phòng học rất rộng, được làm cửa lá hai lớp kiểu Pháp, đảm bảo ánh sáng tự nhiên cho các lớp học.
Hành lang ở khu nhà chơi với các cột gạch được xây kiểu mái vòm rất mềm mại, phù hợp với phong cách nữ sinh.
Ô văn tường rào ngôi trường sau 100 năm vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Cô Diệu Huyền kể, sau 85 năm, tình cờ khi chuẩn bị trùng tu, thợ đào một phần móng thử độ bền đã tìm thấy hộp thiếc có 10 đồng xu, văn bản lễ đặt đá có chữ ký của vua Khải Định, 4 đại thần và bên Pháp thì có chữ ký toàn quyền Đông Dương.
Những người thợ lúc ấy chuyền tay đọc nên bản tiếng Việt bị nát, chỉ còn bản tiếng Pháp. Riêng hộp thiếc vừa đưa ra không khí thì bị rã ngay. Ban đầu thợ chỉ đưa 9 đồng tiền, một tuần sau do sợ đau ốm vì "linh khí", người thợ tới giao thêm một đồng định cất giấu. 
Những hiện vật này hiện được lưu giữ ở tầng 2 phòng truyền thống.
Ngoài hộp thiếc của vua Khải Định, phòng truyền thống còn lưu giữ nhiều hiện vật, tư liệu từ ngày trường mới thành lập, trong đó có bộ áo dài nữ sinh, hình ảnh cổng trường cũng là biểu tượng trường được in trên logo, panô, bảng tên học sinh...

Bài hát "Đồng khánh tôi mơ" được viết nhân kỷ niệm 100 năm thành lập trường, lời thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư, nhạc Trương Pháp. 
Nguyễn Hoàng Anh Thư

Khám phá trường nữ sinh Đồng Khánh trứ danh xứ Huế

(Kiến Thức) - Với tuổi đời vừa tròn một thế kỷ, trường nữ sinh Đồng Khánh - THPT Hai Bà Trưng vẫn là một ngôi trường lớn, một địa chỉ giáo dục có uy tín tại Huế.
Kham pha truong nu sinh Dong Khanh tru danh xu Hue
Nằm ở số 14 Lê Lợi, thành phố Huế, Trường THPT Hai Bà Trưng thường được biết đến trong dân gian với tên gọitrường nữ sinh Đồng Khánh hoặc trường Đồng Khánh, là một trong những ngôi trường lớn và có lịch sử lâu đời tại miền Trung và cả Việt Nam.Kham pha truong nu sinh Dong Khanh tru danh xu Hue-Hinh-2
Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi trường này diễn ra vào ngày 15/7/1917, với sự hiện diện của Vua Khải Định, Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraaut cùng nhiều vị hoàng thân, Thượng thư triều đình nhà Nguyễn và một số quan chức cao cấp người Pháp tại Đông Dương.Kham pha truong nu sinh Dong Khanh tru danh xu Hue-Hinh-3
Dưới sự điều hành của nhà thầu Leroy, gần hai năm sau, ngôi trường khánh thành với tên gọi Cao đẳng tiểu học Đồng Khánh. Đây là ngôi trường nữ đầu tiên và duy nhất dành cho nữ sinh cả 13 tỉnh Trung Kỳ bấy giờ đến học.Kham pha truong nu sinh Dong Khanh tru danh xu Hue-Hinh-4
Trường được xây dựng với một khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, kiến trúc trường khang trang và đầy đủ tiện nghi cho một cơ sở giáo dục và đào tạo.Kham pha truong nu sinh Dong Khanh tru danh xu Hue-Hinh-5
Cổng trường được xây theo kiểu tam quan, đơn giản nhưng cũng không kém phần trang nhã.Kham pha truong nu sinh Dong Khanh tru danh xu Hue-Hinh-6
Sau cổng trường là một khoảng không gian tràn ngập bóng cây với con đường dẫn đến dãy nhà chính.Kham pha truong nu sinh Dong Khanh tru danh xu Hue-Hinh-7
Khu nhà chính của trường nằm sau một khoảng sân rộng có cột cờ. Sau dãy nhà chính có nhiều tòa nhà phụ trợ như thư viện, bệnh xá, phòng thí nghiệm, phòng nhạc, phòng nữ công gia chánh, nhà bếp... và một sân vận động.Kham pha truong nu sinh Dong Khanh tru danh xu Hue-Hinh-8
Hai bên của dãy nhà chính là hai khu nhà lớn nằm đối diện nhau. Hai khu nhà này có tầng trên là tầng ngủ dành cho học sinh nội trú và tầng dưới là lớp học.Kham pha truong nu sinh Dong Khanh tru danh xu Hue-Hinh-9
Một dãy hành lang bên ngoài các phòng học.Kham pha truong nu sinh Dong Khanh tru danh xu Hue-Hinh-10
Bên trong một lớp học.Kham pha truong nu sinh Dong Khanh tru danh xu Hue-Hinh-11
Các tòa nhà trong trường đều được quét vôi màu hồng, đồng màu với trường Quốc học Huế ở kế bênKham pha truong nu sinh Dong Khanh tru danh xu Hue-Hinh-12
Kể từ khi thành lập đến nay, nhà trường đã tu bổ hoặc xây dựng thêm một số công trình phục vụ dạy và học, tuy nhiên dáng vẻ ngôi trường nói chung không thay đổi đáng kể.Kham pha truong nu sinh Dong Khanh tru danh xu Hue-Hinh-13
Theo dòng lịch sử, trường đã mang nhiều tên gọi khác nhau: Từ 1919- 1954, trường mang tên Cao đẳng tiểu học Đồng Khánh. Từ 1955- 1975, trường mang tên trường Nữ trung học Đồng Khánh gồm hai cấp: Đệ Nhất cấp và Đệ Nhị cấp.Kham pha truong nu sinh Dong Khanh tru danh xu Hue-Hinh-14
Trong giai đoạn này, trường Đồng Khánh là ngôi trường nữ duy nhất ở miền Trung dạy đủ các môn Văn-Thể-Mỹ-Hạnh và lao động kỹ thuật.Kham pha truong nu sinh Dong Khanh tru danh xu Hue-Hinh-15
Ngoài việc học văn hóa và nữ công gia chánh, nữ sinh Đồng Khánh còn được học cách nuôi con, cách quản lý gia đình, được rèn luyện phong cách người con gái có học thức, có giáo dục, giản dị, trang nhã, lịch sự, khiêm tốn, tế nhị trong giao tiếp và một số môn học cơ bản về cứu thươngKham pha truong nu sinh Dong Khanh tru danh xu Hue-Hinh-16
Sau ngày thống nhất đất nước, trường được mang tên Trường cấp III Trưng Trắc.Từ năm 1981 đến nay, trường được đổi tên thành Trường THPT Hai Bà Trưng. Giai đoạn này, trường mở cửa cho cả học sinh nam và nữ.Kham pha truong nu sinh Dong Khanh tru danh xu Hue-Hinh-17
Theo dòng lịch sử, nhiều nữ sinh Đồng Khánh đã trở thành những nhà khoa học, nhà văn hóa, giáo dục, nhà quân sự, nhà ngoại giao, nhà báo, văn nghệ sĩ, nghệ nhân tài hoa trên nhiều lĩnh vực…Kham pha truong nu sinh Dong Khanh tru danh xu Hue-Hinh-18
Nữ sinh Đồng Khánh cũng đã tích cực tham gia các phong trào cách mạng Việt Nam phong trào đòi ân xá và để tang Phan Bội Châu, những đêm xuống đường và "Hát cho đồng bào tôi nghe", biểu tình yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam...Kham pha truong nu sinh Dong Khanh tru danh xu Hue-Hinh-19
Ngày nay, trường Đồng Khánh - Hai bà Trưng vẫn là một ngôi trường lớn, một địa chỉ giáo dục có uy tín tại Huế. Trung bình hàng năm, trường có trên 40 lớp học, đảm nhận giảng dạy cho hơn 2.000 học sinh cấp trung học cho thành phố Huế.Kham pha truong nu sinh Dong Khanh tru danh xu Hue-Hinh-20
Vào ngày 3/3/2017, lễ kỷ niệm 100 năm thành lập trường đã được tổ chức trọng thể tại thành phố Huế.Kham pha truong nu sinh Dong Khanh tru danh xu Hue-Hinh-21
Một số hình ảnh khác về trường Đồng Khánh.Kham pha truong nu sinh Dong Khanh tru danh xu Hue-Hinh-22

Quốc Lê

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét