Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Những điều kiêng kỵ của người vùng cao ngày Tết

(Baonghean.vn) - Mỗi dân tộc thiểu số ở vùng cao Nghệ An có 1 tập tục riêng trong những ngày Tết cổ truyền. Đặc biệt, họ có những điều kiêng kỵ rất khác lạ, tuy không thể hiện ra thành văn bản nhưng điều này từ lâu đã trở thành 1 “quy tắc ngầm” đối với mỗi thành viên trong cộng đồng.
Dù hiện nay cái Tết của người Mông đã hoà vào cùng cái Tết chung của dân tộc nhưng những phong tục trong ngày lễ này thì họ vẫn chẳng thể nào quên được. Mỗi dòng họ của người Mông có 1 quan niệm riêng trong cách đón Tết nhưng về cơ bản những điều kiêng kỵ của họ đều giống nhau.
Cửa ra vào của người Mông ngày Tết được trang trí bằng loại cây
Cửa ra vào của người Mông ngày Tết được trang trí bằng loại cây "Hua xi" để ngăn điều xấu vào nhà. Ảnh: Đào Thọ
Ông Lầu Chống Tồng ở bản Mường Lống 2 (xã Mường Lống - Kỳ Sơn) cho hay, trong mấy ngày ăn Tết, người Mông phải kiêng cữ không đi làm và không được đụng đến dao rựa. Cũng chính vì thế trước đó họ chuẩn bị tất cả mọi thứ từ thức ăn, củi đuốc đủ để dùng trong mấy ngày Tết. Người Mông quan niệm rằng, năm mới làm lụng vất vả thì cả năm sẽ không được sung sướng, do vậy mấy ngày này họ chỉ ăn uống và vui chơi.
Cây
Cây "Hua xi" được khắc thành hình con dao còn có thêm ý nghĩa báo hiệu cho người lạ không được phép vào nhà khi chưa được gia chủ đồng ý. Ảnh: Đào Thọ
Một điều kiêng kỵ khác dễ nhận thấy mỗi khi đến với bản làng người Mông là trước cửa nhà đều có 1 hình thù kỳ lạ. Năm mới đến hay làm lễ cúng họ thường lấy một loại cây gỗ có tên "Hua xi" làm thành biểu tượng con dao treo trước cửa để ngăn điều xấu vào nhà. Đồng thời đây cũng là hình ảnh cảnh báo cho người lạ chưa được phép vào nhà khi gia chủ chưa cho phép. Cẩn thận hơn nhiều gia đình còn làm cây cắm trước cửa hay hàng rào để báo hiệu.
Với người Khơ Mú, bắt đầu ngày Tết, nhất là vào Tết Gơ rơ tuy được tổ chức ngắn gọn nhưng những điều kiêng kỵ trong 1 năm mới thì không ai được phép phạm vào.
Người Khơ Mú cũng có biểu tượng riêng để kiêng kỵ trong ngày Tết.
Người Khơ Mú cũng có biểu tượng riêng để kiêng kỵ trong ngày Tết. Ảnh: Đào Thọ
Ông Xeo Hoà Tiến ở bản Na Bè (xã Xã Lượng - Tương Dương) cho hay: “Tết đến, nhà có điều kiện khá giả thì tổ chức 1 ngày, nhà nào nghèo quá thì không tổ chức cũng được. Tuy nhiên, đến ngày đó người Khơ Mú phải làm 7 tấm nứa đan vòng, xâu lại với nhau và treo trước cửa nhà. Đây chính là biểu tượng để báo hiệu kiêng cữ người lạ vào nhà trong mấy ngày Tết khi chưa được phép”.
Họ đan các thanh nứa thành 7 hình tròn xâu lại với nhau để báo hiệu không cho người lạ vào nhà khi Tết đến.
Họ đan các thanh nứa thành 7 hình tròn xâu lại với nhau để báo hiệu không cho người lạ vào nhà khi Tết đến. Ảnh: Đào Thọ
Ngoài ra, người Khơ Mú ở Nghệ An còn có 1 căn bếp thiêng được họ đặc biệt coi trọng. Mọi nghi lễ tổ chức ngày Tết đều diễn ra xung quanh căn bếp thiêng này. Bếp được đặt ngay trong không gian ngôi nhà nhưng đây chính là nơi cấm kỵ người lạ ra vào, kể cả ngày bình thường.
Căn bếp thiêng là nơi cúng tế tổ tiên của người Khơ Mú. Căn bếp này người lạ không được vào trong ngày Tết và cả ngày bình thường.
Căn bếp thiêng là nơi cúng tế tổ tiên của người Khơ Mú. Căn bếp này người lạ không được vào trong ngày Tết và cả ngày bình thường. Ảnh: Đào Thọ
Như vậy có thể thấy rằng, các cộng đồng dân tộc ở miền Tây Nghệ An đều có những nét riêng trong ngày Tết. Đây cũng chính là điều tạo nên sự phong phú trong bản sắc văn hoá vùng cao./.
Đào Thọ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét