(Báo Quảng Ngãi)- Trên hành trình tìm lại dấu xưa, chúng tôi đến với vùng đất Thọ An, xã Bình An (Bình Sơn). Tại đây, câu chuyện lịch sử về căn cứ Truyền Tung - Đình Thọ An được các bậc cao niên kể lại trong niềm tự hào về truyền thống cách mạng qua bao thế hệ.
Cuối thế kỷ XIX, để chuẩn bị công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lâu dài, các sĩ phu yêu nước ở Quảng Ngãi đã lập căn cứ địa ở đây. Một trong những căn cứ địa tiêu biểu và tiên phong thuộc loại sớm nhất ở Trung kỳ nói chung và Quảng Ngãi nói riêng, đó chính là căn cứ Tuyền Tung - Đình Thọ An.
Cổng Đình Thọ An. Ảnh: Di Hà |
Khi ấy, làng Truyền Tung có địa hình hiểm trở, giống như một cái chảo có nhiều núi cao bao bọc, thuận lợi cho việc “chiêu binh luyện võ” và phối hợp với các nghĩa quân trong và ngoài tỉnh để thực hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bên trên đỉnh núi còn có một ngôi đình mang tên Thọ An được xây dựng vững chắc, kiên cố giống như một thành lũy với tường thành cao khoảng 3,5m, phía trước cách chừng khoảng 500m có suối Truyền Tung, lượn quanh sau núi là suối Gò Sằm; phía trước và phía sau đình là những hồ sen lớn. Đình Thọ An được tận dụng làm tổng hành dinh của bộ chỉ huy, các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, việc nước, xây dựng kế hoạch, chiến lược đánh giặc, đồng thời là nơi luyện tập của nghĩa quân.
Tương truyền xưa kia, vào thế kỷ XVIII, thung lũng Truyền Tung được vua Quang Trung chọn làm căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn. Tiếp nối các bậc tiền nhân kết hợp những nhân tố quan trọng về “địa lợi, nhân hòa” cùng với tầm nhìn chiến lược và tư duy sắc sảo, Nguyễn Tự Tân đã quyết định chọn Truyền Tung làm địa bàn và kiên trì xây dựng cơ sở, đại bản doanh hoạt động của nghĩa quân.
Căn cứ Truyền Tung - Đình Thọ An và các cuộc khởi nghĩa Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân, Nguyễn Bá Loan… đã góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh chống thực dân Pháp ở ba tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định; đánh dấu một mốc son lịch sử, mở đầu cho phong trào Cần vương kháng Pháp của nhân dân các tỉnh miền Trung vào cuối thế kỷ XIX; thể hiện rõ khí chất con người, vùng đất núi Ấn- sông Trà, mà theo thi sĩ Nguyễn Vỹ (1910-1971) đã nhận định: “Quảng Ngãi, quê hương tôi, dân tình bất ly, dân trí bất nhược, dân đức bất suy, dân tâm bất khuất”. |
Với uy tín của một nhà yêu nước cương trực, mưu lược, văn võ song toàn, Lê Trung Đình được cử làm Chánh quản hương binh và các ông Nguyễn Tự Tân và Vũ Hội là Phó quản hương binh. Lúc đầu, căn cứ chỉ là một trại chiêu tập hương binh, sản xuất nông nghiệp, dự trữ quân lương, thường xuyên liên lạc với Sơn phòng Quảng Ngãi, sau đó dần trở thành cơ sở khai quặng, luyện sắt, sản xuất vũ khí cho nghĩa binh, luyện tập võ nghệ.
Đặc biệt, được sự ủng hộ và tiếp ứng đắc lực của nhân dân ta về lương thảo, thuốc men, quần áo, vũ khí và sức người, điển hình là bà Võ Thị Đệ (sống ở làng Nhơn Hòa, xã Bình Tân) - người có nhiều ruộng đất nhất huyện thời đó với khoảng 180ha. Sau một thời gian, số lượng nghĩa quân Truyền Tung được chiêu mộ lên đến 3.000 người từ khắp nơi về tụ nghĩa.
Ngay khi tiếp nhận chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi, ngày 1.6 năm Ất Dậu (13.7.1885), Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân cùng các ông Nguyễn Tấn Kỳ, Nguyễn Hoành... đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy 3.000 hương binh tiến quân đánh chiếm thành Quảng Ngãi. Tuy nhiên, nghĩa quân chỉ làm chủ thành Quảng Ngãi được 4 ngày, đến ngày 5.6 năm Ất Dậu (17.7.1885), Nguyễn Thân và Đinh Văn Hội đã bắt tay với Pháp. Chúng huy động toàn bộ lực lượng quân sự có mặt tại địa phương tiến hành đàn áp cuộc khởi nghĩa. Nguyễn Tự Tân, Nguyễn Viện, Trần Tu bị sát hại ngay trên chiến trường, Nguyễn Tấn Kỳ thoát thân, Lê Trung Đình bị bắt và bị xử chém vào ngày 11.6 năm Ất Dậu (23.7.1885).
Sau khi cuộc khởi nghĩa Lê Trung Đình bị thất bại, Nguyễn Tấn Kỳ cùng số nghĩa quân còn lại phối hợp với nghĩa quân của Nguyễn Bá Loan kéo quân ngược ra căn cứ Truyền Tung tiếp tục công cuộc chống Pháp.
Đặc biệt, được sự ủng hộ và tiếp ứng đắc lực của nhân dân ta về lương thảo, thuốc men, quần áo, vũ khí và sức người, điển hình là bà Võ Thị Đệ (sống ở làng Nhơn Hòa, xã Bình Tân) - người có nhiều ruộng đất nhất huyện thời đó với khoảng 180ha. Sau một thời gian, số lượng nghĩa quân Truyền Tung được chiêu mộ lên đến 3.000 người từ khắp nơi về tụ nghĩa.
Ngay khi tiếp nhận chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi, ngày 1.6 năm Ất Dậu (13.7.1885), Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân cùng các ông Nguyễn Tấn Kỳ, Nguyễn Hoành... đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy 3.000 hương binh tiến quân đánh chiếm thành Quảng Ngãi. Tuy nhiên, nghĩa quân chỉ làm chủ thành Quảng Ngãi được 4 ngày, đến ngày 5.6 năm Ất Dậu (17.7.1885), Nguyễn Thân và Đinh Văn Hội đã bắt tay với Pháp. Chúng huy động toàn bộ lực lượng quân sự có mặt tại địa phương tiến hành đàn áp cuộc khởi nghĩa. Nguyễn Tự Tân, Nguyễn Viện, Trần Tu bị sát hại ngay trên chiến trường, Nguyễn Tấn Kỳ thoát thân, Lê Trung Đình bị bắt và bị xử chém vào ngày 11.6 năm Ất Dậu (23.7.1885).
Sau khi cuộc khởi nghĩa Lê Trung Đình bị thất bại, Nguyễn Tấn Kỳ cùng số nghĩa quân còn lại phối hợp với nghĩa quân của Nguyễn Bá Loan kéo quân ngược ra căn cứ Truyền Tung tiếp tục công cuộc chống Pháp.
Lúc này, dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh nghĩa hội Quảng Ngãi đã tập hợp lực lượng lên đến 12.000 người, trong đó Nguyễn Bá Loan làm Chánh tướng, nghĩa quân tiếp tục chọn căn cứ Truyền Tung và một số căn cứ khác làm nơi đóng Tổng Hành dinh; liên hệ nghĩa quân của Phó bảng Nguyễn Duy Hiệu, Nguyễn Hàm (Quảng Nam), nghĩa quân Mai Xuân Thưởng, Nguyễn Duy Cung (Bình Định) thực hiện các cuộc khởi nghĩa vũ trang, gây nhiều thiệt hại cho giặc. Căn cứ Truyền Tung tiếp tục trở thành cơ sở tập hợp, phát triển, huấn luyện lực lượng kháng Pháp lâu dài cho đến khi cuộc khởi nghĩa Nguyễn Bá Loan bị đàn áp vào năm 1888.
Di tích Căn cứ Truyền Tung-Đình Thọ An này nằm trên đèo Thọ An. Nơi đây còn có nhiều dấu tích liên quan đến căn cứ Truyền Tung và phong trào Cần vương. Nay vẫn còn đó am thờ, cổng, sân vườn, tường thành... của ngôi đình Thọ An. Các bậc cao niên cho biết, ban đầu làng Thọ An có tên là làng Truyền Tung. Đình Thọ An được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIX, chủ yếu là thờ Thành hoàng bổn xứ, thờ Sơn Thần, Thần Bạch Hổ, Thần Nông, Tiền hiền, Hậu hiền, âm hồn, cô hồn...
Trước đây, vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch hằng năm, nhân dân trong làng tổ chức lễ tế đình trang nghiêm theo các nghi lễ cổ truyền. Tuy nghiên, trải qua thời gian và chiến tranh, lễ tế đình Thọ An bị mai một và nay không còn được tổ chức.
Di tích Căn cứ Truyền Tung-Đình Thọ An này nằm trên đèo Thọ An. Nơi đây còn có nhiều dấu tích liên quan đến căn cứ Truyền Tung và phong trào Cần vương. Nay vẫn còn đó am thờ, cổng, sân vườn, tường thành... của ngôi đình Thọ An. Các bậc cao niên cho biết, ban đầu làng Thọ An có tên là làng Truyền Tung. Đình Thọ An được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIX, chủ yếu là thờ Thành hoàng bổn xứ, thờ Sơn Thần, Thần Bạch Hổ, Thần Nông, Tiền hiền, Hậu hiền, âm hồn, cô hồn...
Trước đây, vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch hằng năm, nhân dân trong làng tổ chức lễ tế đình trang nghiêm theo các nghi lễ cổ truyền. Tuy nghiên, trải qua thời gian và chiến tranh, lễ tế đình Thọ An bị mai một và nay không còn được tổ chức.
DI HÀ-PHƯƠNG LÝ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét