Chỉ là quán nhỏ lụp xụp bên đường nhưng nơi bán bánh của ông chủ 60 tuổi vẫn thu hút rất đông thực khách.
Ở thành phố ngàn hoa, bánh căn là một đặc sản, bên cạnh bánh mì xíu mại, bánh tráng nướng, sữa đậu nướng, kem bơ...
Đầu bếp 60 tuổi thoăn thoắt làm bánh phục vụ khách.
|
Các hàng bánh căn ở đây đa dạng về quy mô, giá cả. Trong đó, có những nơi không phổ biến với khách du lịch nhưng lại thu hút lượng lớn người dân địa phương. Hàng bánh căn gần trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, đường Yersin, là một nơi như vậy.
Quán có không gian bình dân với mái che tạm, bếp lửa, khuôn bánh, chiếc bàn dài và vài bộ bàn ghế con. Ấy vậy mà rất đông người chờ tới lượt phục vụ.
Đầu bếp 60 tuổi liên tay đổ bột, bóc trứng cút cho vào khuôn. "Nhờ làm việc thế này nên tôi khỏe đấy", người chủ vừa làm vừa trò chuyện với khách. Ông cho hay, quán bán cả ngày và chỉ nghỉ một lúc ban trưa. Mỗi ngày, tiệm làm hết 10 kg bột. "Hỏi tôi ngày đổ bao nhiêu cái thì khó lắm", ông chia sẻ.
Món này dùng chính độ nóng của khuôn đất để làm chín bánh, không dùng dầu mỡ, nên khi ăn sẽ không gây ngấy. Vị bánh mỗi nơi sẽ khác do gia giảm các gia vị. Ở đây vị bánh nhạt, hợp với người có vấn đề về tim mạch, người kiêng muối.
Bánh căn chấm với nước mắm, mắm nêm và ăn thêm viên xíu mại nhỏ.
|
Bánh căn ốp theo cặp. Trứng cút sống được đập vào khi bột chưa chín. Lúc thưởng thức, người ta giở cặp bánh để ăn từng chiếc đơn lẻ. Màu vàng tươi của trứng cút ở giữa, trắng đục của bột bánh căn tạo vẻ hài hòa về màu sắc cho món ăn. Mặt bánh khi chín có độ tơi, ăn vào xốp chứ không khô. Vỏ bánh vàng ngà do tiếp xúc với khuôn đất, vừa chín tới.
Nếu thích vị đậm đà, bạn có thể chấm thêm nước mắm hoặc mắm nêm pha. Bánh căn Đà Lạt khác ở các nơi phần nhiều là nước chấm kèm. Trong khi các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, nước chấm cầu kỳ đủ loại thì Đà Lạt có hai loại.
Ở hàng này, hai loại nước chấm được chủ quán đầu tư chỉn chu, không quá nhạt cũng không quá mặn. Trong đó, mắm nêm có mùi thơm đặc trưng. Khách cũng có thể thử cả hai loại nước chấm trong một phần ăn.
Mỗi người ăn 5 cặp bánh căn (20.000 đồng) là no bụng cho bữa sáng. Giá tính theo phần bánh và xíu mại ăn kèm.
Dy Khoa
Đến Đà Lạt nhất định phải ăn bánh căn
TTO - Người Đà Lạt có thói quen ăn sáng với món bánh căn. Đó cũng là thói quen buổi tối nhưng ít hơn, có lẽ để nhường chỗ cho du khách muốn được ngồi hít hà hơ tay bên lò lửa ấm than hồng.
Đến Đà Lạt sáng, tối phải ăn bánh căn
Dạo một vòng ở Đà Lạt, vào buổi sáng ở các con phố có nhiều tiệm bánh căn như Tăng Bạc Hổ, Nhà Chung, Đào Duy Từ thì thấy thực khách của món bánh căn đa số là người trẻ.
“Cách dùng lửa là tay nghề của người đúc bánh. Khi đúc bánh cẩn thận, quý khách như quý nguồn sống của gia đình mới cho ra mẻ bánh ngon.
NGUYỄN VŨ QUÂN
Bánh căn có phải đặc sản của Đà Lạt?
Ông Nguyễn Trịnh Hùng (55 tuổi), một người bán bánh căn ở phố Tăng Bạc Hổ, lý giải: "Có lẽ bánh căn hơi khô, nên buổi sáng người trung niên và lớn tuổi chọn các món nước. Ngay người địa phương lớn tuổi cũng ít ăn bánh căn buổi sáng. Cũng có thể người trẻ tò mò về những trải nghiệm rất riêng gắn bó với mỗi người dân Đà Lạt quanh lò bánh căn".
Du khách Huỳnh Thanh Thanh (21 tuổi) thì bảo: "Buổi sáng đến tiệm bánh căn, ngồi áp gần lò nướng tự dưng tưởng mình là người Đà Lạt. Thấy buổi sáng khác hẳn những buổi sáng khác".
Du khách đặt chân đến Đà Lạt không ai không biết đến món bánh căn. Khi được hỏi, những du khách đến đây lần đầu cho biết sẽ sắp xếp dành bụng để ăn bánh căn. Còn những người đến Đà Lạt thường xuyên để hưởng lạnh sẽ ăn bánh căn ít nhất một bữa vào sáng hoặc tối trong một ngày nào đó của chuyến đi.
Bánh căn là một trong số ít các món ăn bán vào cả buổi sáng và buổi tối tại Đà Lạt. Người bán nhóm lò lúc trời vừa hửng sáng hoặc khi chập choạng tối, và công đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu đã làm kỹ càng trước đó. Việc buôn bán chỉ kéo dài độ ba giờ đồng hồ. Đó là lúc bột gạo xay đã hết.
Những người Đà Lạt sống lâu năm cho hay bánh căn thực chất không phải đặc sản của Đà Lạt. Loại bánh này phổ biến ở vùng Nam Trung Bộ. Theo dòng di dân trong quá khứ, món bánh căn được mang đến Đà Lạt. Bánh nóng hợp với trời mát lạnh đã khiến món ăn này trở nên nổi tiếng và được biết đến như thể đó là đặc sản của đất cao nguyên.
Có nhiều thông tin cho rằng món bánh căn có nguồn gốc là món của người Chăm, mặc dù chưa ai xác tín chuyện này. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là những cư dân vùng Tây Nam Trung Bộ - Tây Nguyên đã học hỏi và làm món ăn này sinh động hơn bằng sự sáng tạo trong cách dùng nước chấm và bổ sung thêm nguyên liệu trên nền bột gạo để hương vị đa dạng và nhiều dinh dưỡng.
Ở góc nào đó, bánh căn cũng được xem là món ăn đường phố, dụng cụ làm bánh chỉ gói gọn trong một gánh hàng. Một góc phố, hiên nhà nào đó đủ đặt gánh và vài ba bộ bàn ghế là đủ thành "quán" bánh căn.
Ngồi chờ nhưng không ai khó chịu
Bánh căn ở Đà Lạt còn gọi là bánh chờ. Giữa trời lạnh ăn bánh nóng mới ngon. Muốn vậy phải chờ vì bánh chỉ bắt đầu được đúc khi khách đến.
Không phải người đến trước thì được ăn trước. Người đúc bánh mang đến lần lượt cho từng bàn, ăn đến khi no thì thôi. Bởi vậy gặp lúc khách đông cả quán phải ngồi chờ.
Đôi khi phải chờ lâu, nhưng chẳng mấy ai khó chịu vì ai cũng thấy người làm bánh hối hả luôn tay đổ bột, luôn tay gỡ bánh ra khỏi lò để người phụ bếp kịp mang đến từng bàn các đĩa bánh căn còn bốc khói ấm trong khí trời sáng sớm nhiều khi lạnh tê tái.
Người bán thường đặt bếp làm sao để người ăn có thể ngồi xung quanh tận dụng hơi nóng của lò làm ấm tay chân trong lúc chờ. Chính lúc chờ đã để lại cho du khách những cảm xúc khó quên về miền đất lạnh và món ăn dân dã tên bánh căn.
Những người làm bánh căn ở Đà Lạt cho biết lửa là bí kíp của nghề. Lửa không cứ đều là được, mà lúc to lúc nhỏ để bánh có thể chín đều và giòn phần đế. Thậm chí có thời điểm lửa được khêu lớn để miếng bánh có lớp cháy vừa đủ vàng ở đế bánh.
Anh Nguyễn Vũ Quân (37 tuổi, chủ một lò đúc bánh căn) khẳng định: "Cách dùng lửa là tay nghề của người đúc bánh. Trong một quán bánh căn, có thể thuê người ngoài làm nhiều việc nhưng việc đúc phải do người nhà làm.
Đúc bánh phải cẩn thận, quý khách như quý nguồn sống của gia đình mới cho ra mẻ bánh ngon. Còn cẩu thả khi dùng lửa thì mẻ bánh kiểu gì cũng cháy ngoài sống trong, khách cắn vào phải nhè ra ngay".
Du khách Võ Thị Trân Châu (25 tuổi) khẳng định chắc nịch: "Đến Đà Lạt phải ăn bánh căn". Với Châu, bánh căn không ngon tê tái, nhưng trải nghiệm bên lò bánh nho nhỏ ở góc đường, mái hiên rất đủ đầy cho một chuyến đi đến Đà Lạt.
Ăn kèm với xoài
Bánh căn có hình dáng gần với bánh khọt ở các tỉnh phía Nam nhưng cách làm hoàn toàn khác. Nếu như bánh khọt là loại bột gạo "chiên" (vì có dùng dầu mỡ) thì bánh căn là loại bột gạo "nướng".
Làm bánh căn phải có khuôn đúc đặc biệt, thường làm bằng đất nung, có nhiều lỗ tròn để đặt khuôn. Khi đúc bánh, ở giữa có thể quét mỡ hành hoặc đổ trứng. Bánh căn thường ăn kèm với xoài xanh băm nhỏ. Đĩa xoài thường được đặt ở vị trí dễ thấy và chính đĩa xoài này đã kích thích vị giác của người ăn ngay khi họ vừa ngồi vào ghế chờ.
Nước chấm
Nước chấm đi kèm theo thường là nước mắm pha loãng, tỏi, ớt... Ở các tỉnh Nam Trung Bộ thường dùng nước cá kho (thường là cá nục), khi dùng thường nhúng nguyên bánh vào nước chấm. Nước chấm có thể bỏ thêm xíu mại, mỡ hành.
Ở Đà Lạt, bánh thường được đúc với thịt bò, trứng gà hoặc trứng cút nhưng ở Khánh Hòa, Ninh Thuận bánh thường đúc kèm mực cơm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét