Huyền Thanh (Tổng hợp)
(Dân Việt) Món ăn được chế biến từ những vị rất quen thuộc như xôi, măng, cá... nhưng khi kết hợp với nhau lại mang đến một hương vị lạ, gây sự tò mò cho người thưởng thức.
Nhiều du khách đến với vùng núi rừng Kon Tum thường được người dân bản địa giới thiệu cho món xôi măng. Đây là món ăn vừa lạ vừa quen với du khách.
Quen bởi món ăn này gồm những nguyên liệu hết sức quen thuộc như xôi, măng, cá, hay đậu hũ...Lạ bởi sự kết hợp giữa những nguyên liệu này mang đến một hương vị lạ: cá, măng, đậu hũ được kho chung cùng với nhiều ớt bột, ăn kèm với xôi nếp dẻo thơm. Vì vậy, du khách đến đây đều muốn thưởng thức món ăn này.
Ở vùng núi rừng Kon Tum, măng nhiều vô kể. Măng rừng sau khi mang về sẽ được chế biến, luộc sơ qua cho bớt hăng và đắng, dư lại vị ngọt, sau đó người chế biến sẽ xắt từng lát nhỏ, vừa ăn. Măng được xào sơ qua cùng một chút gia vị cho đậm đà.
Gạo nếp để nấu xôi phải là loại hạt tròn, ngâm với bột nghệ để có màu vàng ươm đẹp mắt. Gạo sau khi ngâm nước qua đêm được thêm chút bột nghệ để tạo màu vàng đẹp mắt. Cá ăn kèm thường là cá nục, được kho đậm. Khi chế biến, đầu bếp cũng nấu bằng bếp củi nên món ăn phảng phất một chút hương vị của làng quê. Người Kon Tum hay ăn cay nên măng lúc nào cũng phải có vị chua cay vừa đủ. Có khi còn cho thêm cả ớt vào món xôi măng nữa.
Mỗi phần xôi măng khi mang ra cho khách được gói trong lá chuối, bao gồm xôi, măng le rừng tươi và cá, có nơi còn có thêm một miếng đậu hũ, tất cả kho chung cùng với nhiều ớt bột. Cái thức quà giản dị, mộc mạc nhìn đơn giản thế thôi nhưng lại khiến "vạn người mê".
Món xôi măng lạ miệng, hấp dẫn nhiều thực khách. Ảnh: Tri thức trẻ.
Để chế biến xôi măng, hai nguyên liệu không thể thiếu được đó là xôi và măng. Nghe thì đơn giản như vậy nhưng để chế biến món ăn này rất kỳ công.Ở vùng núi rừng Kon Tum, măng nhiều vô kể. Măng rừng sau khi mang về sẽ được chế biến, luộc sơ qua cho bớt hăng và đắng, dư lại vị ngọt, sau đó người chế biến sẽ xắt từng lát nhỏ, vừa ăn. Măng được xào sơ qua cùng một chút gia vị cho đậm đà.
Gạo nếp để nấu xôi phải là loại hạt tròn, ngâm với bột nghệ để có màu vàng ươm đẹp mắt. Gạo sau khi ngâm nước qua đêm được thêm chút bột nghệ để tạo màu vàng đẹp mắt. Cá ăn kèm thường là cá nục, được kho đậm. Khi chế biến, đầu bếp cũng nấu bằng bếp củi nên món ăn phảng phất một chút hương vị của làng quê. Người Kon Tum hay ăn cay nên măng lúc nào cũng phải có vị chua cay vừa đủ. Có khi còn cho thêm cả ớt vào món xôi măng nữa.
Những đọt măng tươi sau khi lấy từ rừng về được luộc sơ qua cho bớt hăng trước khi chế biến. Ảnh: I.T
Nhiều người lần đầu tiên thưởng thức đều vô cùng ngạc nhiên vì thường xôi không ăn với măng. Nhưng đến khi đã thưởng thức món ăn này rồi, thì lại muốn ăn mãi không thôi.Mỗi phần xôi măng khi mang ra cho khách được gói trong lá chuối, bao gồm xôi, măng le rừng tươi và cá, có nơi còn có thêm một miếng đậu hũ, tất cả kho chung cùng với nhiều ớt bột. Cái thức quà giản dị, mộc mạc nhìn đơn giản thế thôi nhưng lại khiến "vạn người mê".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét