Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Văn miếu Xích Đằng: Tự hào đất học Phố Hiến

TTO - Nằm giáp con sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa, thuộc TP Hưng Yên, văn miếu Xích Đằng là một di tích quan trọng trong quần thể cụm di tích Phố Hiến. Với gần 400 năm tồn tại và ghi danh 161 vị đỗ đại khoa của trấn Sơn Nam thượng, nó đã trở thành một biểu tượng về truyền thống hiếu học của người dân mảnh đất “Nhất kinh kì, nhì Phố Hiến”.


Cổng tam quan (Nghi môn) đồ sộ mà cổ kính


Dù nằm trong khu dân cư, nhưng đi ngay trên cầu Yên Lệnh, thuộc quốc lộ 38 nối Hà Nam với Hưng Yên có thể quan sát được văn miếu Xích Đằng từ hai cây gạo đã có hàng trăm năm tuổi được trồng trước cổng. Nằm trên đường dẫn vào còn có tượng hai con nghê đá lớn được tạc từ thế kỷ 18.
Tam quan (hay còn gọi là cổng Nghi môn) của văn miếu Xích Đằng là một trong những công trình còn giữ được những nét kiến trúc độc đáo trong các văn miếu còn lại ở Việt Nam. Được dựng theo lối kiến trúc chồng diêm, hai tầng tám mái có lầu gác. Hai bên Tam quan có hai bục loa, dùng để xướng danh sĩ tử và thông báo những quy định trong các kỳ thi hương.
Thay vì lầu trống như ở các văn miếu Quốc tử giám, văn miếu Mao Điền, ở văn miếu Xích Đằng lầu trống được thay vào bằng lầu chuông. Tiếng chuông và tiếng khánh vang lên chính là lúc báo hiệu  giờ thi đã bắt đầu và kết thúc, đồng thời nó cũng là tiếng cầu thỉnh tỏ lòng biết ơn, tri ân với những bậc hiền nho trong mỗi dịp lễ hội. Hai chiếc chuông và khánh của văn miếu cũng là những di vật cổ được đúc và tạo dựng từ thế kỷ 18.


Sự đối xứng trong đường dẫn vào khu văn miếu Xích Đằng


Từ điển Địa danh văn hóa và thắng cảnh Việt Nam của Nguyễn Như Ý và Nguyễn Thành Chương ghi rõ văn miếu Xích Đằng là một trong sáu văn miếu còn tồn tại cho đến ngày nay của đất nước và văn miếu Hưng Yên cũng là một trong hai văn miếu lâu đời nhất (đứng sau văn miếu Quốc Tử Giám).
Thế kỷ 17 dưới thời vua Lê Thánh Tông, để chấn hưng lại đạo Nho, triều đình đã cho thành lập nhiều trường học bên ngoài trường Quốc Tử Giám ở các trấn. Ở trấn Sơn Nam (gồm các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và một phần đất của Hà Nội và Hưng Yên) văn miếu Sơn Nam (văn miếu Xích Đằng khi đó) được xây dựng vừa làm nơi để thờ tự các bậc hiền nho, vừa là nơi tổ chức các kỳ thi của trấn.


Bên trong văn miếu


Sau nhiều biến chuyển trong việc chia tách lại địa lý các trấn dưới các triều Hậu Lê, Tây Sơn, nhà Nguyễn, văn miếu Xích Đằng trở thành văn miếu của trấn Sơn Nam thượng và sau này là của tỉnh Hưng Yên.


Văn miếu Xích Đằng kết cấu theo kiểu chữ Tam: gồm Tiền tế, Trung từ và Hậu cung. Hệ thống mái được kết cấu theo kiểu “trùng thiềm địa ốc”. Mặt chính quay về hướng nam. Bên trong khu nội tự tỏa sáng với hệ thống các đại tự, cấu đối, cửa võng và một hệ thống các trụ, kèo được sơn son thếp vàng phủ kim hoàn toàn.
Hiện vật quý giá nhất trong văn miếu còn lưu giữ được đến ngày nay đó chính là 9 tấm bia đá khắc tên tuổi, quê quán, chức vụ của 161 vị đỗ đại khoa ở trấn Sơn Nam thượng xưa. Trong đó có 138 vị ở Hưng Yên và 23 vị ở Thái Bình.
Cũng theo những gì được ghi chép lại trên quả chuông và khánh còn lưu giữ ở văn miếu,̀ sở dĩ văn miếu Hưng Yên còn có tên là văn miếu Xích Đằng vì nó được xây dựng trên nền của chùa Nguyệt Đường, làng Xích Đằng, xã Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động xưa, nay là phường Lam Sơn, TP Hưng Yên. Hiện phía sau văn miếu vẫn còn hai di tích của ngôi chùa Nguyệt Đường còn lưu lại là hai tháp đá, Phương Trượng tháp và Tịnh Mãn tháp.

Trước đây diện tích của văn miếu Xích Đằng rất nhỏ hẹp, phải đến cuộc đại trùng tu vào thời Minh Mệnh thứ 20, tức năm Kỷ Hợi (1839), đời vua Nguyễn Thánh Tổ (1840 - 1840), quy mô của văn miếu mới được mở rộng như ngày nay.
Ngay từ khi được xây dựng vào thế kỷ 17 dưới thời Lê và đến hết thời nhà Nguyễn sau này, văn miếu Xích Đằng là nơi tổ chức các kỳ thi, bái tế các bậc hiền nho vào mỗi dịp “xuân thu nhị kỳ” hằ̀ng năm của toàn trấn Sơn Nam và tỉnh Hưng Yên sau này.


Đài chuông với chiếc chuông cổ từ thế kỷ 18
Đài khánh với chiếc khánh cổ từ thế kỷ 18


HOÀNG ĐAN
Tỉnh Hưng Yên không chỉ nổi tiếng với thương cảng Phố Hiến, từng được mệnh danh là “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, mà còn có một văn miếu Xích Đằng với 138 vị đại khoa xuất thân từ mảnh đất văn hiến, địa linh nhân kiệt này.
Từ các khoa thi đầu tiên dưới thời nhà Trần đến khoa thi cuối cùng vào cuối thời nhà Nguyễn, tỉnh Hưng Yên đều có người đỗ đạt cao. Thời nào cũng có người tài của đất Hưng Yên đỗ đạt ra giúp việc nước, việc dân. Học vị cao nhất được ghi danh ở các bia đá còn lưu lại là trạng nguyên Tống Trân, thời nhà Trần; trạng nguyên Nguyễn Kỳ, triều nhà Mạc; trạng nguyên Dương Phúc Tư, triều nhà Lê. Chức vụ cao nhất được biết đến là tiến sĩ Lê Như Hổ, quận công triều nhà Mạc…
Trước Cách mạng tháng 8-1945 văn miếu Xích Đằng là cơ sở hoạt động cách mạng bí mật của trung ương, xứ ủy, tỉnh ủy Hưng Yên.

Ở văn miếu Hưng Yên hiện tại đang thờ hai pho tượng của Đức Khổng Tử và các bậc chư hiền nho gia. Cùng với đó là pho tượng của người thầy giáo lỗi lạc, người hiệu trưởng đầu tiên của văn miếu Quốc Tử Giám Chu Văn An. Khác với cách bài trí của các văn miếu khác, ở văn miếu Hưng Yên, tượng Chu Văn An được đặt thờ ngay ở phía giữa khu đại bái, còn tượng Đức Khổng Tử và các vị chư hiền nho gia được đặt thờ trong phần hậu cung. Điều này cho thấy sự kính trọng, vinh danh tấm lòng, đức độ người thầy lỗi lạc muôn đời của nền giáo dục Việt Nam mang tên Chu Văn An.

Khám phá Văn miếu Xích Đằng nổi danh Phố Hiến


(Kiến Thức) - Sau 4 thế kỷ tồn tại, Văn miếu Xích Đằng đã trở thành biểu tượng cho nền học vấn đáng tự hào của người dân Phố Hiến. 
Kham pha Van mieu Xich Dang noi danh Pho Hien
Nằm ở địa phận thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, Văn miếu Xích Đằnghay còn gọi là Văn miếu Hưng Yên là một di tích quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến.
Kham pha Van mieu Xich Dang noi danh Pho Hien-Hinh-2

Căn cứ vào khánh, chuông còn lại ở văn miếu.Văn miếu Xích Đằng xưa kia là văn miếu của trấn Sơn Nam, được xây dựng từ thế kỷ 17 trên nền của chùa làng Xích Đằng. Theo thói quen của người dân, tên gọi của ngôi làng dần dần được sử dụng cho tòa văn miếu này.Kham pha Van mieu Xich Dang noi danh Pho Hien-Hinh-3
Năm 1831, khi tỉnh Hưng Yên được thành lập thì Văn miếu Xích Đằng trở thành một văn miếu thuộc hàng tỉnh của triều Nguyễn. Công trình được trùng tu, tôn tạo lớn vào năm 1839, thời vua Minh MạngKham pha Van mieu Xich Dang noi danh Pho Hien-Hinh-4
Về kiến trúc, Văn miếu Xích Đằng quay về hướng Nam, nghi môn được xây dựng đồ sộ, bề thế, mang dáng dấp cổng Văn miếu Hà Nội. Sau cổng có sân rộng, ở giữa sân là đường thập đạo, hai bên sân có lầu chuông và lầu khánh cùng 2 dãy tả vu, hữu vu. Hai dãy này hiện nay được dùng để trưng bày các hình ảnh và hiện vật liên quan đến giáo dục của tỉnh Hưng Yên.Kham pha Van mieu Xich Dang noi danh Pho Hien-Hinh-5
Khu nội tự có kết cấu kiến trúc kiểu chữ Tam, bao gồm các gian tiền tế, trung từ và hậu cung, kiến trúc giống nhau, được làm theo kiểu vì kèo trụ trốn. Hệ thống mái của các tòa được làm liên hoàn kiểu "Trùng thiềm điệp ốc".Kham pha Van mieu Xich Dang noi danh Pho Hien-Hinh-6
Toàn bộ khu nội tự Văn miếu toát lên sự lộng lẫy bởi hệ thống đại tự, câu đối, cửa võng và hệ thống kèo cột đều được sơn thếp phủ hoàn kim.Kham pha Van mieu Xich Dang noi danh Pho Hien-Hinh-7
Hiện tại Văn miếu đang thờ Khổng Tử, người được suy tôn là "Vạn thế sư biểu", và các chư hiền của Nho gia. Cùng thờ với Khổng Tử là Chu Văn An, người thầy giáo, người hiệu trưởng đầu tiên của Trường Quốc Tử GiámKham pha Van mieu Xich Dang noi danh Pho Hien-Hinh-8
Hiện vật còn lại của Văn miếu hiện nay là 9 tấm bia đá, trong đó 8 bia được lập năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), một bia được lập năm Bảo Đại thứ 18 (1943) ghi danh các nhà khoa bảng Hưng Yên.Kham pha Van mieu Xich Dang noi danh Pho Hien-Hinh-9
Có 138 vị đỗ đại khoa được ghi khắc vào bia từ thời Trần đến năm 1919 - khoa thi cuối cùng khoa cử nho học, trong đó có 21 vị nay thuộc địa phận tỉnh Thái Bình (phủ Tiên Hưng trước kia thuộc Hưng Yên, nay thuộc Thái Bình).Kham pha Van mieu Xich Dang noi danh Pho Hien-Hinh-10
Sau 4 thế kỷ tồn tại, Văn miếu Xích Đằng đã trở thành biểu tượng cho nền học vấn đáng tự hào của người dân Phố Hiến.
Quốc Lê

Văn miếu Xích Đằng – biểu tượng tinh thần hiếu học của người Hưng Yên


(Xây dựng) - Nằm trong quần thể di tích Phố Hiến, Văn miếu Xích Đằng được khởi dựng từ cuối thời Lê ( Thế kỷ XVII – khoảng năm 1701), là biểu tượng cho nền văn hiến và tinh thần hiếu học có truyền thống lâu đời của người Hưng Yên.

Văn miếu Xích Đằng (Văn miếu Hưng Yên) tọa lạc tại địa phận thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên.
Văn miếu Xích Đằng được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 20 (năm 1839) trên nền móng ngôi chùa cổ Nguyệt Đường. Tương truyền, chùa có 36 nóc do Hương Hải Thiền Sư khởi dựng năm 1701. Xét về quy mô, giá trị kiến trúc và các di vật còn lưu giữ được đây là một trong sáu Văn miếu còn tồn tại cho đến ngày nay trên cả nước.

Tam quan Văn Miếu được xây dựng theo kiến trúc chồng diêm, hai tầng tám mái có lầu gác là nơi “thưởng nguyêt - bình văn”cho các sĩ tử khi xưa. Đây là công trình kiến trúc đặc sắc vẫn giữ nguyên vẹn từ khi xây dựng và còn được lấy làm biểu tượng tỉnh Hưng Yên.
Trong quy hoạch tổng thể khuôn viên Văn miếu Hưng Yên được UBND tỉnh phê duyệt với diện tích gần 6ha bao gồm khu Văn miếu, khu chùa Nguyệt Đường, khu văn hóa khuyến học, dinh Hoàng Cao Khải, đền thờ Lạc Long Quân, phòng trưng bày truyền thống…

Qua Tam quan sẽ tới sân Văn miếu và tòa chính. Khoảng sân này có đường thập đạo thể hiện ý nghĩa về “Thập nghĩa” trong Nho giáo; là nơi diễn ra các kì thi hương.
Hai chiếc chuông và khánh tại Văn miếu là những di vật cổ được đúc và tạo dựng từ thế kỷ XVIII. Tiếng chuông, tiếng khánh được sử dụng trong các kì thi báo hiệu giờ thi bắt đầu và kết thúc. Ngày nay, vào mỗi dịp quan trọng của tỉnh nó cũng được vang lên để tỏ lòng biết ơn, tri ân tới các bậc hiền tài.

Chuông đồng tại Văn miếu được đúc năm Gia Long thứ 3 (1804)

Khánh đá có niên đại 1803

Hai dãy Tả vu và Hữu vu trước dành cho các quan viên tạo soạn, chuẩn bị trang phục trước khi vào lễ thánh. Nay là phòng trưng bày, giới thiệu những hình ảnh tài liệu về nền giáo dục Hưng yên xưa và nay.
Hiện vật quý giá nhất trong Văn miếu còn được lưu giữ đến ngày nay là 9 tấm bia đá ghi danh 161 vị đại khoa trong tổng số 228 vị khoa bảng của tỉnh, từ thời Trần đến thời Nguyễn thuộc trấn Sơn Nam xưa (tỉnh Hưng Yên có 138 vị, Thái Bình có 23 vị). 8 tấm bia dựng năm Đồng Khánh thứ ba (1888), 1 tấm dựng năm Bảo Đại thứ 18 (1943).

Bia đá – nơi ghi danh các bậc hiền tài

Cửa chính điện là bàn thờ thầy giáo Chu Văn An (1292-1370) – nhà sư phạm tài năng đức độ thời Trần.

Phía sau là ban thờ Khổng Tử (551-479 TCN)- người sáng lập ra Nho giáo và các chư hiền của Nho gia.
Ngày nay, Văn miếu Xích Đằng trở thành trung tâm giáo dục thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo”. Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, các ngày mồng 4 và mồng 5 tháng giêng nơi đây lại diễn ra các hoạt động văn hóa như: tế lễ, dâng hương, triển lãm thư pháp, hát ca trù, cho chữ thánh hiền…. Văn miếu Xích Đằng là biểu tượng cho tinh thần hiếu học của tỉnh Hưng Yên, là một trong những điểm văn hóa du lịch tâm linh thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách khi đến với Phố Hiến – Hưng Yên.
Khánh Hòa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét