Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Món ăn thuốc cho người bị suy nhược thần kinh

Cuộc sống hiện đại khẩn trương khiến con người phải lo nghĩ quá nhiều, căng thẳng lâu ngày, chế độ làm việc nghỉ ngơi không hợp lý là nguyên nhân chính dẫn đến suy nhược thần kinh, ngoài ra còn gặp ở những người sau khi bị bệnh, cơ thể suy nhược hoặc do thần kinh yếu dẫn đến rối loạn công năng.
Theo YHCT, bệnh suy nhược thần kinh thuộc phạm vi chứng: kinh quý, chính xung, kiện vong, thất miên... Người bệnh thường có biểu hiện đau váng đầu, ù tai, mệt mỏi, dễ cáu gắt, khó ngủ, hay hồi hộp, lo sợ, hay quên, kém ăn, táo bón... Nếu kéo dài sẽ dẫn đến hư tổn cả khí lẫn huyết và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị chứng bệnh này.
Chè long nhãn - hạt sen: long nhãn 20g, hạt sen 20g, bột sắn dây 2 thìa cà phê, đường trắng vừa đủ. Long nhãn rửa qua nước ấm, hạt sen rửa sạch. Hai thứ cho vào nồi thêm nước hầm nhừ, hòa bột sắn dây đun sôi lại rồi cho đường là được. Ăn ngày 2 lần (ăn nguội). 
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2013/c1bef9c9d8-1-che-hat-sen-long-nhan.jpeg
Cháo tim lợn táo nhân: tim lợn 1 quả, gạo tẻ 100g, táo nhân 20g, rau thơm, gia vị vừa đủ. Táo nhân sao đen, sắc lọc lấy nước bỏ bã. Tim lợn thái lát mỏng ướp gia vị mắm muối, để riêng. Lấy nước thuốc cùng gạo nấu cháo cho chín kỹ rồi cho tim lợn vào, đun cho sôi đều một lát là được, nêm gia vị, hành hoa, chanh ớt ăn nóng.
Cháo óc lợn - sâm quy: óc lợn 1 cái, phòng sâm 15g, đương quy 15g, rễ đinh lăng 15g, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ. Phòng sâm, đương quy, rễ đinh lăng sắc kỹ lọc lấy nước bỏ bã, dùng nước thuốc này cùng gạo nấu thành cháo, khi cháo gần chín choóc lợn vào, đun tiếp cho tới khi chín đều, nêm gia vị, hành hoa, chanh ớt ăn nóng.         
Lương y Trịnh Văn Sỹ

5 cách điều trị suy nhược thần kinh theo Đông y

Suy nhược thần kinh là một bệnh rối loạn cơ năng hoạt động của thần kinh cao cấp, biểu hiện bằng các triệu chứng: nhức đầu, mất ngủ, tim đập mạnh, hay quên, đau lưng, hay cáu gắt, khả năng làm việc giảm sút, có kèm thêm các rối loạn thần kinh thật vật: di tinh, táo bón, liệt dương…

Đông y không có các bệnh danh nhưng qua các triệu chứng của bệnh thì suy nhược thần kinh thường có trong các chứng đầu thống (nhức đầu), thất miên (mất ngủ) của Đông y và cơ chế bệnh lý là do rối loạn ở 3 thể tạng: Tâm, Can, Thận (tim, gan, thận).

Ngoài các rối loạn của 3 tạng Tâm, Can, Thận gây ra suy nhược thần kinh, Đông y còn lưu ý một yếu tố khác là “sang chấn tinh thần” (stress) cũng làm thần kinh suy nhược. Đối với thể bệnh này phép trị lại là thái độ tinh thần trong cuộc sống (sống vui, thoải mái, lạc quan, yêu đời) phối hợp với sự hổ trợ của thầy thuốc bằng tâm lý liệu pháp.

Sau đây là 5 phương pháp hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh:
1. Ăn 

Chuối sứ: 2 trái chuối chín vào buổi sáng khi bụng còn hơi đói.

Theo Đông y, quả chuối sứ chín có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khát, nhuận trường, giải độc. Chuối chín là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, ngoài hàm lượng đường glucose, sucrose, fructose; các nguyên tố sắt, canxi; các acit amin và một số vitamin A, B1, B2, B6, C chuối còn giúp phát triển và quân bình hệ thần kinh, giúp tăng trưởng xương và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Chuối chín rất tốt cho người tiêu hóa kém, thổ huyết, tăng huyết áp, phù tim, viêm thận.
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2013/0e589050ef-1-730-chuoi-ngu.jpeg
Quả chuối sứ chín có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khát, nhuận trường, giải độc.

Dứa (thơm, khóm): 1/4 trái thơm vào buổi trưa khi bụng còn hơi đói.

Thơm có tính giải khát sinh tân dịch và tiêu thực nhờ có bromelin là một enzym thủy phân protein mạnh, nên tiêu hóa được các thức ăn từ thịt, cá. Tác dụng của bromelin tương tự như papaine và pepsin. Ngoài công dụng tiêu thực tích, bromelin còn có tính tiêu viêm, giảm phù nề và làm tan máu bầm.

Đu đủ chín: 1/4 trái đu đủ nhỏ vào buổi chiều khi bụng còn hơi đói

Có nhiều chất bổ dưỡng. Ngoài 80% là nước còn có 1% glucid, 0.6% protein và 0.1% lipid. Có các vitamin A, E, C…quả đu đủ chín còn có các chất carotenoide, chủ yếu lá cryptoxanthin 48%, carotenoid, beta-carotene 30% và cryptoflavine 13%, có tác dụng làm mát gan, nhuận trường, tiêu đờm, giải độc, tiêu thũng, an thần.


2. Uống

Chè tươi: 100g lá chè tươi pha với 2 lít nước sôi. Uống cả ngày, không nên uống buổi tối vì sẽ gây mất ngủ.

Uống chè khi nóng để giải khát, kích thích tiêu hóa. Thêm vào 3 lát gừng tươi để làm ấm tỳ vị, ngừa bệnh tim mạch, làm hưng phấn thần kinh.

Chè còn làm thông tiểu nhờ chất cafein, theophyllin và muối kali.

Giải độc nhờ tanin và tăng cường sinh lực.

Trong chè tươi có nhiều chất chống oxy hóa, chống lão hóa.

Cam: Cam là một loại thức uống rất bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin C…mỗi buổi sáng dùng 2 trái cam vắt lấy nước, hòa với 2 muỗng canh mật ong.


3. Ngủ

Giấc ngủ đủ là một trong những cách làm cho tinh thần phấn chấn, nhưng phải ngủ như thế nào để hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh? Ngủ tối, khi ngủ phải tắt hết đèn. Trừ người bị bệnh tiểu đường vì mắt đã kém nên phải có ánh sáng trong phòng ngủ.

Từ thập niên 1950 người ta đã biết tính an thần của Melatonin và ngày nay nhắc đến rất nhiều như là thuốc trường sinh. Melatonin là nội tiết tố của tuyến tùng quả trong não, có công thức hóa học là N-acetyl-5-methoxytryptamine. Chất này được tiết ra nhiều nhất vào ban đêm trong giấc ngủ khi mí mắt không nhận được ánh sáng. Vì vậy chúng ta nên ngủ không có ánh sáng đèn.


4. Giải trí

Do suy nhược thần kinh là một bệnh rối loạn cơ năng hoạt động của thần kinh cao cấp gây ra các triệu chứng nhức đầu, do đó người mắc chứng bệnh suy nhược thần kinh phải có một tinh thần thoải mái. Bằng cách lên kế hoạch cho những chuyến dã ngoại ở vùng quê, vùng biển - nơi có không khí trong lành. Đơn giản hơn người bệnh có thể giải trí bằng cách nghe nhạc, xem phim, chăm sóc vườn hoa, cây kiểng.

5. Vận động thường xuyên
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2013/best_e39e39a307-2-theduc.jpeg

Mỗi buổi sáng nên đi bộ bước đều lúc nhanh, lúc chậm khoảng 45 phút. Hoặc có thể tập tại chổ các động tác tay, chân, gót, lưng, bụng, cổ, vai, gáy (như bài Thái cực quyền, bát đoạn cẩm…) thời gian 15 phút.
Theo Lương y Nguyễn Công Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét